Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các công ty chứng khoán trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 119 - 122)

- Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán

3.4.1 Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh và hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước về hoạt động kế toán.

Hệ thống pháp luật về kế toán chính là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kế toán do cơ quản Nhà nước có thẩm quyển ban hành, làm cơ sở điều chỉnh toàn bộ hoạt động kế toán trong nền kinh tế quốc dân. Hệ thống pháp luật kế toán doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay có thể phân ra 3 tầng pháp lý: thứ nhất là luật kế toán và các nghị định hướng dẫn thi hành luật, thứ hai là hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, Thứ ba là chế độ, hướng dẫn kế toán cụ thể.

Luật kế toán được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 19/5/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 11/2004 là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất về kế toán. Luật kế toán quy định những vấn đề mang tính

ngyên tắc và làm cơ sở nền tảng xây dựng chuẩn mực kế toán và chế độ hưóng dẫn kế toán.

Sau khi luật kế toán được ban hành, chính phủ cũng đã ban hành các Nghị định nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều của Luật kế toán. Đồng thời, trên cơ sở những quy định chung ở Luật kế toán, Bộ tài chính đã đưa ra các quyết định ban hành chuẩn mực kế toán quy định những nguyên tắc và phương pháp kế toán làm cơ bản làm cơ sở cho việc ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính.

Chế độ kế toán là những văn bản kế toán quy định và hướng dẫn các vấn đề cụ thẻ về nghiệp vụ kế toán (nôi dung, phương pháp kế toán cụ t hể về chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính…) Hiện nay, Nhà nước đã ban hành 02 chế độ kế toán (theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và quyết định số 48/2006/QĐ- BTC) làm cơ sở cho các doanh nghiệp tổ chức hạch toán kế toán một cách khoa học, thống nhất.

Luật kế toán, các nghị định, chuẩn mực, chế độ kế toán đã ban hành phần nào đã đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển của nền kinh tế đất nước đã góp phần cho hoạt động kế toán của Việt Nam phát triển sẽ theo kịp các nước có nền kinh tế thị trường đồng thời tạo điều kiện về môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Tuy nhiên, việc tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán là công việc hết sức cần thiết, góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh và hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm tra giám sát của Nhà nước về hoạt động kế toán, kiểm toán. Để làm được điều đó, đòi hỏi Nhà nước cần tiếp tục rà soát, cập nhậ và hoàn thiện nội dung của 26 chuẩn mực kế toán đã ban hành, hoàn

chỉnh bổ sung những điểm còn chưa phù hợp hoặc chưa thống nhất đồng thời tiếp tục nghiên cứ soạn thảo, ban hành mới các chuẩn mực kế toán Việt Nam cần thiết cho nền kinh tế trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế Việt Nam, phù hợp với hệ thống luật pháp, trình độ, kinh nghiệm kế toán của Việt Nam. Trong quá trình hoàn thiện về khuôn khổ pháp lý kế toán, do kế toán là nghiệpvụ đặc thù nên để khuôn khổ pháp lý kế toán phù hợp với điều kiện thực tế, trong quá trình soạn thảo, bộ phận soạn thảo nên lấy ý kiến của các hiệp hội kế toán, các kế toán trưởng của công ty chứng khoán để có được ý kiến đóng góp của những người làm chuyên môn, trực tiếp tiếp cận và xử lý các công việc kế toán hàng ngày và là người hiểu rõ nhất đặc điểm về công tác kế toán tại các công ty.

Thứ hai, nâng cao nhận thức về vai trò của kế toán đối với doanh nghiệp cũng như đối với toàn bộ nền kế toán quốc dân. Bên cạnh việc ban hành và hoàn thiện Luật kế toán, các chuẩn mực, chế độ kế toán… Nhà nước cần tăng cường tuyên truyền ý thức chấp hành luật pháp, tuân thủ chế độ, chuẩn mực cho người dân nói chug và những người làm nghề kế toán nói riêng, đặc biệt cho chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp và chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy, nếu chủ doanh nghiệp nhận thức rõ được vai trò của kế toán thì công tác kế toán trong doanh nghiệp sẽ được chú trọng đúng mức.

Thứ ba, tiếp tục cải cách, hình thành và phát triển các tổ chức nghề nghiệp trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán nhằm tăng cường hiệu

quả hoạt động nhằm giảm tính công quyền và nâng cao tính nghề nghiệp trong quản lý hoạt động kế toán, kiểm toán. Tiếp theo là hỗ trợ hội kế toán Việt nam nâng cao tính nghề nghiệp trong hoạt động dịch vụ kế toán, kiểm toán phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ tư, phát triển thị trường dịch vụ kế toán, kiểm toán. Đa dạng hoá loại hình donh nghiệp kế toán, kiểm toán, mở rộng thị trường kế toán, kiểm toán, đa dạng hoá dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán kiểm toán . Thực tế cho thấy, các công ty chứng khoán sử dụng phần mềm kế toán một cách đẩy đủ của những công ty cung cấp phần mềm kế toán chuyên nghiệp tổ chức hạch toán kế toán tốt hơn những công ty chỉ mua một phần hoặc tự thiết kế phần mềm. Các công ty được tiến hành kiểm toán bởi những công ty kiểm toán có uy tín trên thị trường cũng có chất lượng báo cáo tài chính cao hơn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các công ty chứng khoán trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w