0
Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Tổ chức hệ thống báo cáo

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 87 -92 )

- Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán

2.2.2.4 Tổ chức hệ thống báo cáo

Tương tự như hệ thống tài khoản, hệ thống chứng từ áp dụng và sổ sách kế toán, phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính của công ty chứng khoán cũng được thực hiện theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của bộ tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán cho các công ty kế toán.

Các công ty chứng khoán phải lập các báo cáo tài chính gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính.

- Hệ thống báo cáo kế toán tại các công ty chứng khoán: + Hệ thống báo cáo tài chính năm: gồm 4 biểu báo cáo sau: Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Bản thuyết minh báo cáo tài chính

+ Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ gồm: Bảng cân đối kế toán giữa niên độ dạng đầy đủ

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ dạng đầy đủ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ dạng đầy đủ

Bản thuyết minh báo cáo tài chính chọn lọc

Ở hầu hết các công ty chứng khoán, việc lập và trình bày báo cáo tài chính đã tuân thủ các yêu cầu quy định tại Chuẩn mực kế toán gồm:

- Trung thực và hợp lý:

- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy khi:

+ Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

+ Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơn thuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng

+ Trình bày khách quan, không thiên vị; + Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;

+ Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu;

Báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán đều được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhất quán giữa các kỳ kế toán. Báo cáo tài chính được người lập, kếtoán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị ký, đóng dấu của đơn vị.

Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ 6 nguyên tắc quy định tại chuẩn mực kế toán trình bày báo cáo tài chính: Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh.

Bảng cân đối kế toán là báo cáo tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định; báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là bộ phận hợp thành báo cáo tài chính, nó cung cấp thông tin giúp người sử dụng đánh giá các hay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đỏi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong quá trinh hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng.

Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính doanh nghiệp dùng để trình bày tổng quát về các chính sách kế toán mà doanh nghiệp áp dụng cũng như chuẩn mực và chế đọ kế toán áp dụng; mô tả mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý báo cáo tài chính.

Thực tế cho thấy, về cơ bản các công ty chứng khoán đã thực hiện khá đầy đủ các quy định về tổ chức báo cáo tài chính trong chế độ kế toán. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề sau:

- Một số chỉ tiêu trong bản cân đối kế toán mặc dù có tỉ trọng lớn so với tổng tài sản không có thuyết minh. Tại Công ty CP Chứng khoán Đại Dương, tài khoản 137 phải thu khác đạt 856 tỷ đồng chiếm % so với tổng tài sản nhưng không có thuyết minh

Ngoài báo cáo tài chính theo quy định, các công ty chứng khoán còn có hệ thống báo cáo quản trị cung cấp thông tin theo yêu cầu của bộ phận quản lý. Hầu hết các công ty chứng khoán đã có hệ thống báo cáo quản trị và các báo cáo này được lập theo yêu cầu của lãnh đạo từng công ty. Tuy nhiên, hệ thống báo cáo quản trị của các cty chứng khoán rất khác nhau giữa các công ty.

Ví dụ: tại công ty CP Chứng khoán Đại Dương: hệ thống báo cáo quản trị của công ty còn rất sơ sài và chỉ được thực hiện khi tổng giám đốc yêu cầu báo cáo khi cần thông tin để đưa ra một quyết định nào đó như: báo cáo tình hình sử dụng chứng khoán, báo cáo tỉ lệ tài khoản có hoạt động…Nhưng các thông tin để thiết lập những báo cáo này cũng không được thực hiện thường xuyên nên độ chính xác là chưa cao và đôi khi không thể hoặc rất mất công sức để có thể tổng hợp số liệu và phân tích chính xác những thông tin này tại một khoảng thời gian trong quá khứ.

Hệ thống báo cáo quản trị tại công ty CP Chứng khoán VNDirect mặc dù mới được thiết lập và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện nhưng những thông tin quản trị cơ bản của công ty đã được phản ánh quá đầy đủ. Công ty đã xây dựng được danh mục báo cáo với mật độ thực hiện theo định kỳ: hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý….tùy vào mức độ quan trọng của thông tin. Có những báo cáo vừa được thực hiện hàng ngày, hàng tuần, hàng quý hàng tháng…. để

phán ánh đúng tình hình thực tế cũng như xu hướng hoạt động của công ty. Một số báo cáo quản trị của công ty cp Chứng khoán VNDIRECT như:

+ Hệ thống báo cáo phản ánh tình hình khách hàng giao dịch của công ty như số lượng khách hàng mở tài khoản mới trong kỳ, số lượng tài khoản đóng trong kỳ, tỉ lệ tài khoản có giao dịch trong kỳ, tỉ lệ chủ tài khoản được phân chia theo đối tượng khách hàng, …

+ Hệ thống báo cáo liên quan đến tinh hình tài sản của công ty: bảng tổng kết sử dụng chứng khoán, báo cáo tỉ lệ giao dịch lỗi…

+ Hệ thống báo cáo liên quan đến rủi ro thị trường tại công ty chứng khoán: báo cáo rủi ro lãi suất của công ty, báo cáo rủi ro thanh khoản….

2.2.2.5 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán

Với chức năng kiểm tra, kiểm soát của kế toán, việc tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ doanh nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cần thiết góp phần bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, đảm bảo thông tin kế toán công ty cung cấp được chính xác, đúng chế độ quản lý kinh tế - tai chính nói chung và các chế độ, thể lệ kế toán nói riêng.

Hàng năm các công ty chứng khoán đều phải thực hiện kiểm toán độc lập. Báo cáo kiểm toán phải được gửi đến cho Cục thuế nơi công ty đóng trụ sở chính và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Các công ty kiểm toán này đã thực hiện nhiệm vụ kiểm toán trên cơ sở của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.

Việc kiểm tra kế toán tại các công ty chứng khoán được chú trọng khác nhau phụ thuôc vào mỗi công ty, chủ yếu phụ thuộc vào mức độ

phát triển của công ty. Một số công ty chứng khoán lớn như: Công ty chứng khoán khoán Bảo Việt, Công ty CP chứng khoán VNDirect… thì việc kiểm tra công tác kế toán được tiến hành thường xuyên. Ngoài việc tự kiểm tra của các nhân viên kế toán và kế toán cấp trên, công ty còn có phòng kiểm soát nội bộ dưới sự điều hành của Tổng giám đốc thực hiện kiểm tra việc tình tuân thủ của các bộ phận trong công ty chứng khoán trong đó có công tác kế toán, các công ty chứng khoán này còn có bộ phận ban kiểm soát của Hội đồng quản trị của công ty thực hiện kiểm soát toàn bộ hoạt động của công ty, kể cả việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của ban tổng giám đốc công ty, trong đó công tác kiểm tra kế toán luôn được đặt lên hàng đầu.

Tại một số công ty chứng khoán mới ra đời và có tiềm lực yếu, công tác kiểm tra kế toán vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu là tự kiểm tra. Sự kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau giữa các bộ phận, các khâu không chặt chẽ. Phương pháp kiểm tra chủ yếu là đối chiếu sổ liệu giữa chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán. Khi phát hiện sai sót trong công tác kế toán hầu hết chỉ dừng lại ở mức sửa chữa sai sót, nhiều trường hợp còn bao che bỏ qua. Mặc dù các công ty chứng khoán đều phải kiểm toán độc lập nhưng thực tế là chủ yếu được kiểm toán bởi các công ty trong nước và tính chuyên nghiệp chưa cao nên các cán bộ kế toán và lãnh đạo công ty chứng khoán vẫn tác động được phần nào kết quả kiểm toán. Banmặc dù đã được chú trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 87 -92 )

×