0
Tải bản đầy đủ (.doc) (144 trang)

Tổ chức hệ thống tài khoản.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 78 -87 )

- Báo cáo tài chính Báo cáo kế toán

2.2.2.3 Tổ chức hệ thống tài khoản.

Để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm cơ sở cho việc ghi chép sổ kế toán và hạch toán kế toán, các công ty chứng khoán đã sử dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và thông tư số 95/2008/TT-BTC ngày 24/10/2008 của bộ tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán cho các công ty kế toán

Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng trong các công ty chứng khoán tại địa bàn thành phố Hà Nội về cơ bản đã đủ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đáp ứng các yêu cầu cơ quản về quản lý tại các công ty chứng khoán. Các công ty đã chủ động nghiên cứu và xác định các tài khoản chi tiết cần áp dụng tài đơn vị mình phù hợp với điều kiện, đặc điểm và yêu cầu quản lý cụ thể tại đơn vị.

Danh mục hệ thống tài khoản của các công ty chứng khoán trên địa bàn Thành phố Hà Nội tại phụ lục số 02

Tổ chức hạch toán kế toán một số hoạt động chủ yếu:

- Tiền gửi ngân hàng 112 : Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi tại ngân hàng của công ty chứng khoán.

Tài khoản này chỉ dùng để phản ánh số tiền gửi ngân hàng của chính công ty chứng khoán, tài khoản này không phản ánh tiền gửi ngân hàng của khách hàng của công ty chứng khoán.

Các công ty chứng khoán đã thực hiện hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu

Ví dụ tại công ty TNHH Chứng khoán NHNN&PTNT Việt Nam tài khoản này được tổ chức như sau:

TK 112: Tiền gửi VND

TK 1121: TK tiền gửi không kỳ hạn

TK 11211 Tiền gửi Không kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải TK 11211: Tiền gửi không kỳ hạn tại NHNN&PTNT Việt Nam TK 1122: Tiền gửi có kỳ hạn

TK 11221: Tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải TK 11222 NHNN&PTNT Việt Nam

- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn

+ Mua chứng khoán ngắn hạn: phòng kế toán thực hiện hạch toán Nợ TK 121: Chứng khoán thương mại

Có TK 331 - phải trả cho người bán Có TK 111- Tiền mặt

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng Có TK 141 - Tạm ứng

Có TK 144- Cầm cố, kỹ quỹ, ký cược ngắn hạn + Khi nhận lãi và thu lãi tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu:

Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả khoản lãi dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ mà công ty mua khoản đầu tư này; khoản tiền dồn tích trước khi công ty mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó:

Nợ TK 111,112: Tổng tiền lãi thu được

Có TK 121: Chứng khoán thương mại (phần tiền lãi dồn tích trước khi công ty mua lại khoản đầu tư

Có TK 511: Doanh thu (phần tiền lãi của các kỳ mà công ty mua khoản đầu tư này)

+ Định kỳ nhận cổ tức ghi: Nợ TK 111,112

Nợ TK 138- Phải thu khác (nếu chưa thu được tiền ngay) Có TK 511: Doanh thu

+ Khi chuyển nhượng chứng khoán thương mại căn cứ vào giá bán chứng khoán:

a) Trường hợp có lãi, ghi:

Nợ TK 111,112… (tổng giá thanh toán) Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 121 - Chứng khoán thương mại (giá vốn)

Có TK 511 doanh thu ( chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá vốn

b) Trường hợp bị lỗ, ghi:

Nợ TK 111,112 hoặc 131 (tổng giá thanh toán)

Nợ TK 631 Chi phí hoạt động kinh doanh (chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá vốn)

* Nếu mua trái phiếu với giá chiết khấu (giá mua thấp hơn mệnh giá và lãi suất ghi trên trái phiếu thấp hơn lãi suất thị trường)

+ Khi chuyển tiền thanh toán và công ty chứng khoán nhận được chứng khoán ghi:

Nợ TK 121 Chứng khoán thương mại Có các TK 111,112

+ Định kỳ ghi nhận số chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa ghi trên trái phiếu và lãi suất tính lãi theo lãi suất thị trường tại thời điểm mua, ghi:

Nợ TK 121 – Chứng khoán thương mại Có TK 511 Doanh thu

Bút toán này sẽ dừng ghi nhận khi giá trị trái phiếu phản ánh trên tài khoản 121 đúng bằng mệnh giá trái phiếu

* Nếu mua trái phiếu với giá phụ trội (giá mua cao hơn mệnh giá và lãi suất ghi trên trái phiếu cao hơn lãi suất thị trường)

Khi chuyển tiền và công ty chứng khoán nhận được chứng khoán, ghi:

Nợ TK121 - Chứng khoán thương mại Có TK 111,112

Định kỳ ghi nhận số chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa ghi trên trái phiếu và lãi suất tính theo lãi suất thị trường tại thời điểm mua, ghi:

Nợ TK 631- Chi phí hoạt động kinh doanh Có TK 121 - Chứng khoán thương mại

Bút toán này sẽ dừng ghi nhận khi trên tài khoản 121 phản ánh giá trị trái phiếu đúng bằng mệnh giá trái phiếu

- Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán:

Tài khoản sử dụng: 5111 Phản ánh doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán giao dịch mua, bán chứng khoán cho nhà đầu tư;

Khi xác định phí giao dịch mua, bán chứng khoán phải thu của nhà đầu tư tính trên giá trị giao dịch mua, bán chứng khoán cho nhà đầu tư và tỉ lệ phí theo quy định hoặc theo thoả thuận, ghi:

Nợ các TK 111,112,118,131 Có TK 511 Doanh thu

Có TK 333 Thuế và các khoản phải nộp NSNN - Dự phòng giám giá đầu tư ngắn hạn: 129

Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn được lập để ghi nhận các khoản lỗ có thể phát sinh do sự giảm giá của các chứng khoán ngắn hạn công ty đang nắm giữ có thể xảy ra. Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.

Mức lập dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn được xác định bằng chênh lệch giá trị thuần có thể thực hiện được (giá trị trường) và giá gốc ghi trên sổ kế toán. Nếu số dự phòng phải lập kỳ này cao hơn số dự phòng đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì số chênh lệch đó được ghi nhận vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Nếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch đó được ghi giảm chi phí kinh doanh.

Điều kiện để trích lập các khoản giảm giá đầu tư ngắn hạn là:

Chứng khoán của công ty tự doanh được công ty đầu tư theo đúng quy định của pháp luật

Được tự do, mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá trị thị trường giảm xuống do với giá gốc ghi trên sổ kế toán.

Công ty chứng khoán phải xác định số dự phòng cần lập cho từng loại chứng khoán đầu tư ngắn hạn bị giảm giá và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư so sánh với số đã lập cuối kỳ kế toán trước để xác định số phải lập thêm hoặc hoàn nhập ghi giảm chi phí tài chính.

Phương pháp hạch toán:

Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào biến động giảm giá của các khoản đầu tư ngắn hạn hiện có, tính toán mức dự phòng cần lập lần đầu, ghi:

Nợ TK 631: Chi phí hoạt động kinh doanh

Có TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn han

Cuối kỳ kế toán sau, nếu khoản dự phòng giảm giá đầutư ngắn hạn phải lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn đã lập ở cuối kỳ trước thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 129- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Có TK 631 Chi phí hoạt động kinh doanh

Nếu khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn hạn phải lập ở kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn

hạn đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì phải trích lập thêm theo số chênh lệch lớn hơn ghi:

Nợ TK 631- Chi phí hoạt động kinh doanh

Có TK 129- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn - Vật tư, chứng chỉ có giá nhận giữ hộ

Tài khoản này phản ánh vật tư, chứng chỉ có giá của đơn vị khác nhờ công ty giữ hộ. Giá trị của vật tư, chứng chỉ có giá nhận giữ hộ được hạch toán theo giá thực tế khi giao nhận hiện vật. Nếu chưa có giá thì tạm xác định giá hạch toán.

Trên thực tế, các công ty chứng khoán trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã thực hiện đúng theo phương pháp hạch toán kế toán của các tài khoản trên. Tuy nhiên, trên thực tế, còn tồn tại vấn đề sau:

- Hiện nay, các công ty chứng khoán đã có nghiệp vụ tín dụng: vay chứng khoán để khách hàng thực hiện giao dịch khống (short sale) hoặc cho khách hàng vay tiền để thực hiện nghiệp vụ mua ký quỹ (margin purchase). Nhưng trong hệ thống tài khoản của công ty chứng khoán chưa có tài khoản cho nghiệp vụ này.

- Trong các loại chứng khoán của công ty chứng khoán được hạch toán theo phương pháo giá gốc (tài khoản này không áp dụng đối với phương pháp giá trị hợp lý đối với các khoản đầu tư tài chính) chỉ một phần chứng khoán có niêm yết, còn lại là chứng khoán chưa niêm yết. Đối với các loại chứng khoán niêm yết, các công ty dễ dàng có được thông tin về giá chứng khoán khi thực hiện chuyển nhượng và có thể thực hiện trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng rủi ro giám giá. Đối với các chứng khoán chưa niêm yết, mặc dù có nhiều loại chứng khoán

công ty có thể dễ dàng xác định được giá chứng khoán (trên thị trường OTC) nhưng đây là thị trường không chính thức, nên các công ty chứng khoán không nhất định phải lấy giá trên thị trường này làm tham chiếu cho giá chứng khoán. Điều này nảy sinh thực trạng là tuỳ thuộc vào mục đích, quan điểm và mong muồn của người quản trị, điều hành của công ty chứng khoán mà bộ phận kế toán trích lập dự phòng theo hướng hợp lý, đặc biệt là ở các công ty nhỏ. Và điều này rất dễ được các công ty kiểm toán bỏ qua. Như vậy, đã không theo đúng chuẩn mực kế toán, làm sai lệnh về kết quả kinh doanh của công ty.

- Đối với đầu tư chứng khoán dài hạn, trình tự hạch toán tương tự như với đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Việc phân chia thành đầu tư chứng khoán dài hạn hay đầu tư chứng khoán ngắn hạn phụ thuộc vào phương án kinh doanh của phòng đầu tư. Tuy nhiên, ở các công ty chứng khoán, hầu hết các loại chứng khoán đầu tư được hạch toán vào đầu tư chứng khoán ngắn hạn do một số lý do sau:

Thứ nhất, hầu hết các loại chứng khoán mà công ty chứng khoán đều có tính thanh khoản cao nên các công ty đều có thể bán bất kỳ lúc nào: bán khi có lãi, bán phục vụ nhu cầu thanh khoản, bán để cắt lỗ khi nhận định giá chứng khoán còn đi xuống

Thứ hai, do các công ty chứng khoán là một định chế tài chính và có nhiều giao dịch trên thị trường vốn. Nhu cầu vay, repo chứng khoán đối với các định chế tài chính khác là rất lớn và các công ty chứng khoán hầu hết đều xin hạn mức tại các định chế tài chính khác. Khả năng thanh khoản là một trong những tiêu chí quan trọng để nâng cao hạn mức tại các định chế tài chính khác. Do nhận biết được điều

này, lãnh đạo các công ty chứng khoán hâu hết chỉ đạo bộ phận kinh doanh và bộ phận kế toán thực hiện hạch toán vào đầu tư chứng khoán ngắn hạn

Việc hạch toán như trên, không vi phạm bất kỳ nguyên tắc kế toán nào. Tuy nhiên, với những công ty kế toán nhỏ như: công ty chứng khoán Đại Dương, Công ty chứng khoán Thiên Việt… do hệ thống kế toán quản trị chưa được thiết lập đầy đủ, nên ngoài báo cáo in từ phần mềm, các công ty không có báo cáo về thực chất các khoản đầu tư, điều này dẫn đến sự nhận định sai về tình hình tài sản của công ty, có thể dẫn đến những sai lầm trong quyết định kinh doanh của lãnh đạo.

- Hầu hết các công ty chứng khoán đều có tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn tại ngân hàng và mặc dù cùng phản ánh số tiền gửi tại ngân hàng nhưng mục đích duy trì 2 tài khoản này là khác nhau. Đối với tiền gửi không kỳ hạn phản ánh lượng tiền có trên tài khoản thanh toán của công ty và cung cấp thông tin về khả năng thanh toán ngay của công ty. Tiền gửi có kỳ hạn của tại ngân hàng cũng mang tính thanh khoản cao, công ty có thể rút ra bất cứ khi nào nhưng lợi ích của 2 loại tiền này rất khác nhau. Tiền gửi có kỳ hạn tại một số giai đoạn nhất định mang lại những khoản lợi nhuận lớn cho công ty và có những giai đoạn các công ty chứng khoán coi đây là một nguồn đầu tư tài chính và mục đích là để sinh lời. Đối với những giai đoạn như trong năm 2008, thị trường tài chính tiền tệ diễn biến phức tạp, giá chứng khoán liên tục đi xuống và cơ hội thu lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán là rất thấp, trong khi đó lãi suất ngân hàng lên đến gần 20% thì việc đầu tư tiền gửi vào ngân hàng là một kênh đầu tư mang

lại hiệu quả cao và an toàn. Như vậy, lúc này tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng là một khoản đầu tư tài chính thực sự nhưng vẫn được hạch toán vào tài khoản 111.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 78 -87 )

×