Tình hình phát triển hệ thống Chi nhánh và Phòng giao dịch

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP kiên long chi nhánh kiên giang luận văn thạc sỹ 2015 (Trang 40 - 41)

Cùng với sự phát triển nâng cao nguồn nhân lực và công nghệ thì việc mở rộng phát triển hệ thống CN & PGD luôn được Ban lãnh đạo hoạch định trong chiến lược phát triển của mình.(Phụ lục 3)

Tính đến ngày 31/03/2015 toàn hệ thống NHTMCP Kiên Long có 103 điểm giao dịch CN & PGD đi vào hoạt động. Trong đó, riêng KLB CN Kiên Giang có 01 Chi

nhánh và 14 Phòng giao dịch chiếm tỷ trọng 14,56% số lượng CN & PGD trong toàn hệ thống. (Bản tin Kienlongbank số 14, 2014) Với mạng lưới rộng khắp các huyện trong tỉnh đã tạo điều kiện rất lớn cho khách hàng khi đến giao dịch và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt là nguồn vốn huy động và cho vay nhằm hạn chế khó khăn về thời gian đi lại, kiểm soát địa bàn cho vay giảm thiểu rủi ro.

Nhưng trên thực tế, hiện tại toàn tỉnh Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính thì

KLB CN Kiên Giang đã phủ kín các thành phố và huyện thị trừ các huyện Giang Thành, An Minh và Kiên Hải. Đây là khó khăn nhất định đối với KLB CN Kiên Giang

khi mở rộng CN & PGD toàn các huyện thị trong thời gian tới, bởi các NHTMCP khác cũng đang hoạt động trên địa bàn có chiến lược mở rộng hệ thống CN & PGD.

Với thực tế hiện tại của ngành Ngân hàng cả nước nói chung, tỉnh Kiên Giang nói riêng thì việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ truyền thống mà chủ yếu là huy động vốn và cho vay, thì kênh phân phối chính là các điểm giao dịch đóng vai trò quan trọng hết sức to lớn và cần thiết, đây là yếu tố quyết định về quy mô phát triển và khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng đặc biệt là NHTMCP. Tuy nhiên bên cạnh đó, việc mở rộng một CN & PGD cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi theo Quy định số 13/2008/QĐ-

NHNN ngày 29 tháng 04 năm 2008, theo Điều 6 khoản 2 điểm a, thì việc mở CN & PGD phải đảm bảo về “hoạt động kinh doanh có lãi trong năm liền kề năm đề nghị mở Sở giao dịch, Chi nhánh; đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động Ngân hàng; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo Quy định; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ dưới

28

3% tại thời điểm đề nghị mở Sở giao dịch, Chi nhánh.”.

Với những Quy định trên NHNN đã hạn chế mở rộng các CN & PGD của các NHTM. Qua đó, có thể thấy rằng việc mở rộng hệ thống CN & PGD của các TCTD

nói chung và Ngân hàng Kiên Long - Chi nhánh Rạch Giá nói riêng là một thách thức, khó khăn khi phải cân đối nguồn vốn hoạt động, hoàn thành các chỉ tiêu theo Quy định và yếu tố khó khăn nhất là việc nghiên cứu đặc điểm của thị trường trước khi quyết định mở một CN & PGD tại địa bàn hoạt động. Từ đó, đòi hỏi Ban lãnh đạo KLB CN

Kiên Giang cần có chiến lược hoạch định rõ ràng trong việc phát triển hệ thống CN & PGD hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP kiên long chi nhánh kiên giang luận văn thạc sỹ 2015 (Trang 40 - 41)