Trong những năm qua, hoạt động huy động vốn của KLB CN Kiên Giang không
ngừng gia tăng trong tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, năm 2012 thị phần huy động vốn của KLB CN Kiên Giang chiếm 10,97% tương đương 2.265.52 tỷ đồng so với tổng nguồn vốn huy động là 20.650,12 tỷ đồng. Đây là tỷ trọng tương đối của NHTMCP so với các TCTD đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang trong đó là các NHTMNN lớn như Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn hay Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển...luôn là các TCTD hàng đầu
31 trong huy động vốn.
Bảng 2.4: Thị phần nguồn vốn huy động tại Kiên Giang
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Hệ thống TCTD tại Kiên Giang 20.650,12 21.698,76 23.482,79
KLB CN Kiên Giang 2.265,52 2.579,25 2.707,86
Tỷ trọng 10,97 11,89 11,53
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động KLB CN Kiên Giang, 2012 -2014)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động KLB CN Kiên Giang, 2012 -2014)
Hình 2.2: Thị phần nguồn vốn huy động tại Kiên Giang
Trong năm 2013 nguồn vốn huy động của KLB CN Kiên Giang đạt 2.579,25 tỷ đồng so với tổng nguồn vốn huy động của các TCTD trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là
21.698,76 tỷ đồng chiếm 11,89% thị phần. Đây là sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ cán bộ công nhân viên Chi nhánh. Tình hình huy động vốn cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Vốn huy động ngắn hạn là nguồn chủ yếu để cho vay ngắn hạn, vốn huy động trung dài hạn là nguồn chủ yếu để cho vay trung dài hạn. Vốn huy động càng lớn, ngân hàng càng có khả năng cho vay, mở rộng hoạt động tín dụng. Nếu ngân hàng không có sự phù hợp về kỳ hạn giữa nguồn vốn huy động và cho vay mà không dự kiến được nguồn bù đắp thì rủi ro thanh khoản sẽ xảy ra.
Với nguồn vốn huy động năm 2014 của KLB CN Kiên Giang là 2.707,86 tỷ đồng so với tổng nguồn vốn huy động các TCTD đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên
32
Giang là 23.482,79 tỷ đồng, cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng huy động của Chi nhánh tuy có tăng về lượng nhưng không đáng kể. Nếu năm 2013 thị phần huy động vốn của
KLB CN Kiên Giang so với các TCTD đang hoạt động trên địa bàn là 11,89% thì sang năm 2014 thị phần này giảm xuống 0,36 %. Tuy đã hết sức nỗ lực trong hoạt động huy động vốn của toàn hệ thống Chi nhánh, song một số yếu tố khách quan như sự gia tăng mở rộng hệ thống CN & PGD của các TCTD về hoạt động ở Kiên Giang hay tình hình lạm phát năm 2014 đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huy động vốn nói chung. Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân chủ quan là Ngân hàng chưa chủ động phát triển, quảng bá thương hiệu, nhân viên còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ lạc hậu.... cũng là những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình huy động của Chi nhánh trong năm qua.
Tuy nhiên, qua các biểu đồ huy động vốn của KLB CN Kiên Giang so với các TCTD đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang càng khẳng định trong hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Ngoài ra, việc hoàn thành tốt chỉ tiêu huy động vốn cũng góp phần cho Chi nhánh cung ứng ổn định nhu cầu vay vốn trên thị trường cũng như tạo tính thanh khoản cao khi trong giai đoạn cạnh tranh về huy động vốn diễn ra gay
gắt và khó lường. Bên cạnh đó, quá trình huy động vốn sẽ góp phần cung ứng vốn vay trong việc phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang hiện tại và trong tương lai. Thực tế nguồn vốn huy động của Chi
nhánh có sự tăng trưởng qua các năm, song nếu so sánh tỷ trọng tổng huy động vốn của các TCTD đang hoạt động trên địa bàn thì tương đối ổn định qua các năm.
Cụ thể năm 2012 tổng nguồn vốn huy động của KLB CN Kiên Giang đạt
2.265,52 tỷ đồng. Trong đó chiếm phần lớn là tiền gửi khách hàng 2.265,20 tỷ đồng chiếm 99,99% tỷ trọng huy động vốn của năm 2012, phần còn lại là tiền gửi các TCKT đạt 0,32 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0,01%. Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi khách hàng có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn khoảng 95,11%. Điều này càng chứng tỏ khách hàng tiền gửi cá nhân đóng vai trò quan trọng trong vốn huy động của Ngân hàng. Đó là thành công của Ngân hàng trong việc huy động vốn bởi sự tin tưởng của
khách hàng.
Cũng qua bảng số liệu trên trong năm 2013 tình hình huy động vốn của KLB CN
Kiên Giang cũng có sự tăng trưởng so với năm 2012 cụ thể huy động năm 2013 của Chi nhánh đạt 2.579,25 tỷ đồng chiếm khoảng 11,89% trong tổng nguồn vốn huy động
33
các TCTD đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trong đó tiền gửi khách hàng
đạt 2.578,68 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 99,98% cơ cấu huy động vốn của toàn Chi nhánh, đặc biệt là TGTK có kỳ hạn đạt 2.564,73 tỷ đồng chiếm 99,46% và tiền gửi thanh toán đạt 5,25 tỷ đồng chiếm 0,20% trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động năm 2013. Qua
đó, càng chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng tiền gửi cá nhân vào Ngân hàng và sự phục vụ tốt của Ngân hàng trong việc quan tâm đến khách hàng tiền gửi cá nhân. Song, cũng qua đây càng cảnh báo trong cơ cấu tỷ trọng tiền gửi giữa khách hàng cá
nhân và các TCKT khi Ngân hàng chỉ chú trọng vào tiền gửi khách hàng cá nhân mà không chú trọng đến quảng bá, tiếp thị, nâng cao chất lượng phục đối các TCKT có tiềm năng lớn và nhất là khi họ có lượng tiền gửi tương đối ổn định so với khách hàng tiền gửi cá nhân.
Bảng 2.5: Kết quả huy động vốn của KLB CN Kiên Giang
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. Tiền gửi các TCKT 0,32 0,01 0,57 0,02 1,72 0,06
1.Tiền gửi thanh toán 0,32 100 0,57 100 1,72 100
2. Tiền gửi có kỳ hạn 0 0 0 0 0 0 II. Tiền gửi khác hàng 2.265,20 99,99 2.578,68 99,98 2.706,14 99,94 1. Tiền gửi thanh toán 4,13 0,18 5,25 0,20 7,28 0,27 2. Tiền gửi có kỳ hạn 10,25 0,45 8,20 0,32 12,65 0,47 3. Tiền gửi tiết kiệm 2.250,15 99,33 2.564,73 99,46 2.685,49 99,24 3.1 Không kỳ hạn 110,12 4,89 115,62 4,51 120,27 4,48 3.2 Có kỳ hạn 2.140,00 95,11 2449,11 95,49 2.565,22 95,52 4. Kỳ phiếu, trái phiếu 0,70 0,03 0,50 0,02 0,72 0,03
Tổng cộng 2.265,52 100 2.579,25 100 2.707,86 100
34
Đến ngày 31/12/2014 tổng nguồn vốn huy động của KLB CN Kiên Giang đạt
2.707,86 tỷ đồng. Trong đó tiền gửi khách hàng đạt 2.706,14 tỷ đồng chiếm 99,94% phần còn lại là tiền gửi các TCKT chiếm tỷ trọng 0,06%. Mặc dù hoạt động huy động vốn của Ngân hàng tăng giảm hơn so năm 2013 nhưng thực tế huy động TGTK khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng cao 99,24% trong tổng số nguồn vốn huy động. Sự tăng trưởng trong huy động vốn nhìn chung có tăng song không bền vững bởi TGTK khách hàng cá nhân không ổn định khi sự mở rộng CN & PGD các TCTD khác đang vào Kiên Giang bởi họ có nguồn vốn mạnh, sự uy tín và thương hiệu mạnh càng tạo sự khó khăn trong huy động vốn của Chi nhánh. Mặt khác, Chi nhánh cũng càng đẩy mạnh hơn trong cơ cấu nguồn vốn huy động sang các TCKT nơi có sự ổn định về tiền gửi và hoạt động thanh toán lớn trong các lĩnh vực kinh doanh, ngoài ra cần tập trung quảng bá thương hiệu và nâng cao năng lực phục vụ, cũng như công nghệ hiện đại trong dịch vụ tiền gửi sẽ góp phần quan trọng trong hoạt động huy động vốn của Ngân hàng hiện tại và lâu dài trong tương lai.
(Nguồn: Báo cáo hoạt động KLB CN Kiên Giang năm 2012 - 2014)
Hình 2.3: Nguồn vốn huy động tại KLB CN Kiên Giang 2.4. Thực trạng chất lượng tín dụng tại KLB CN Kiên Giang.
2.4.1. Hoạt động tín dụng.
Tổng doanh số cho vay năm 2012 đạt 2.469,15 tỷ đồng, đến năm 2013 tổng doanh số cho vay đạt 2.766,79 tỷ đồng, so với năm 2012 thì tổng doanh số cho vay tăng 297,64 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 12,05%. Tính đến ngày 31/12/2014 tổng doanhsố cho vay Chi nhánh đạt 2.927,60 tỷ đồng, nếu so với năm 2013 thì doanh số cho vay tăng 160,81 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 5,81%. Đây là con số khá ấn tượng đối với
35
một NHTMCP tầm trung trong hệ thống ngân hàng và trong nền kinh tế còn nhiều khó khăn về tăng trưởng tín dụng như hiện nay. Bên cạnh đó, về tổng thu nợ cho vay của Chi nhánh cũng có sự tăng trưởng đều qua các năm cụ thể nếu như năm 2012 tổng thu nợ đạt 2.168,42 tỷ đồng thì đến năm 2013 tổng thu nợ của NHTMCP Kiên Long-CN
Kiên Giang đạt 2.336,62 tỷ đồng, so sánh năm 2012 với 2013 thì tổng thu nợ tăng 168,20 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ 7,76%, và sang năm 2014 tổng thu nợ đạt 2.697,7 tỷ đổng so với năm 2012 thì tổng thu nợ tăng 361,08 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 15,45% đây cũng là thành tích đáng ghi nhận cho Chi nhánh.
Bảng 2.6: Tổng hợp tình hình tín dụng tại KLB CN Kiên Giang.
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Nă2012 m Năm 2013 Năm 2014 Số tiềnNăm 2013/2012Tỷ lệ Năm 2014/2013
(%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1. Tổng DS cho vay 2.469,15 2.766,79 2.927,60 297,64 12,05 160,81 5,81 2. Tổng thu nợ 2.168,42 2.336,62 2.697,70 168,20 7,76 361,08 15,45 3. Tổng dư nợ 2.015,54 2.184,95 2.243,79 169,41 8,41 58,84 2,69 4. Tổng nợ quá hạn 50,25 58,77 61,29 8,52 16,96 2,52 4,29
(Nguồn: Báo cáo hoạt động KLB CN Kiên Giang năm 2012 - 2014)
Đối với của các TCTD, tính đến thời điểm hiện nay nguồn mang lại lợi nhuận lớn chính là dư nợ cho vay, do đó dư nợ cho vay được các TCTD đặt lên hàng đầu và đối với Chi nhánh cũng không ngoại lệ. Do đó, trong những năm qua ngân hàng luôn có
chính sách tăng trưởng dư nợ cụ thể năm 2012 tổng dư nợ cho vay đạt 2.015,54 tỷ đồng, đến năm 2013 tổng dư nợ cho vay đạt 2.184,95 tỷ đồng so sánh năm 2013 với năm 2012 thì tổng dư nợ tăng 169,41 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 8,41%. Qua đó càng khẳng định vai trò quan trọng của tổng dư nợ cho vay đối với Chi nhánh và đến năm 2014 tổng dư nợ cho vay đạt 2.243,79 tỷ đồng so với năm 2013 tổng dư nợ cho vay tăng 58,84 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 2,69%. Sự tăng trưởng đó đánh dấu sự nỗ lực và vượt lên của KLB CN Kiên Giang khi ngày càng có nhiều TCTD mở rộng CN & PGD nhằm mở rộng thị trường, tăng trưởng dư nợ cho vay. Đây có thể là thách thức lớn đối với Chi nhánh trong thời gian tới.
Đối với tổng nợ quá hạn thì năm 2012 tổng nợ quá hạn của Chi nhánh là 50,25 tỷ đồng, sang năm 2013 tổng nợ quá hạn là 58,77 tỷ đồng nếu so với năm 2012 tổng nợ
36
quá hạn tăng 8,52 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ tăng 16,96%. Đánh dấu sự khó khăn trong hoạt động của Chi nhánh trong năm 2013 nguyên nhân, do cuối năm 2012 sự thắt chặt tín dụng của Chính Phủ và NHNN nhằm kìm chế lạm phát đã ảnh hưởng đến kế hoạch
đặt ra trong năm và kéo dài qua đến năm 2013 khi NHNN thực hiện chính sách khống chế lãi suất cho vay ra càng làm khó khăn thêm trong tăng trưởng dư nợ qua đó đã tạo cho tổng nợ quá hạn tăng lên khi Ngân hàng không cho vay thêm ra nhiều. Tuy nhiên
trong năm 2013 tỷ lệ nợ quá hạn tương đối giới hạn cho phép và nằm trong kế hoạch của ban lãnh đạo trong tình hình tăng nợ quá hạn lũy kế hàng năm. Đến năm 2014 tổng nợ quá hạn đạt 61,29 tỷ đồng, nếu so với năm 2013 tổng nợ quá hạn tăng 2,52 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 4,29%. Tuy nợ quá hạn năm 2014 có tăng so với năm 2013, nhưng nhìn chung vẫn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng.
(Nguồn: Báo cáo hoạt động KLB CN Kiên Giang năm 2012 - 2014)
Hình 2.4: Hoạt động tín dụng tại KLB CN Kiên Giang
Tốc độ tăng trưởng về tổng doanh số cho vay, tổng thu nợ, tổng dư nợ hay tổng nợ quá hạn qua các năm nhìn chung rất tốt, đạt kế hoạch từng chỉ tiêu. Qua đó, càng cho thấy, với một Ngân hàng chuyển đổi mô hình hoạt động nhưng Chi nhánh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và đã có sự phát triển vượt bậc trong quá trình hoạt động. Đó là nhờ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên và khách hàng. Mặt khác bởi trong năm 2014 NHNN đã có những chính sách nới lỏng nhằm kích cầu bằng việc khống chế lãi suất huy động vào, áp trần lãi suất cho vay ra nên tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân vay vốn qua đó giúp Chi nhánh giảm được tỷ lệ quá hạn, nợ xấu và tăng trưởng dư nợ cho vay mới.
37
2.4.2. Thời gian giải quyết hồ sơ tín dụng tại KLB CN Kiên Giang.
Ngày 29/08/2014, Tổng Giám đốc NHTMCP Kiên Long đã ký Quyết định số 4330/QĐ-NHKL về việc Ban hành Quy trình cho vay của Ngân hàng Kiên Long. (Phụ
luc 5)Theo đó, thời gian giải quyết một hồ sơ tín dụng được quy định cụ thể như sau: Đối với khoản vay ngắn hạn: thời gian thực hiện trong vòng 7 ngày làm việc (đối với khách hàng mới) và 3 ngày làm việc (đối với khách hàng cũ) kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn theo quy định
Đối với khoản vay trung dài hạn: thời gian thực hiện trong vòng 12 ngày làm việc kể từ ngày khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ
Điều này phản ánh ngân hàng đã nhận thức được tầm quan trọng của sự nhanh chóng và kịp thời trong việc cung ứng dịch vụ cho khách hàng. Thực tế cho thấy nguồn tài chính được đáp ứng kịp thời sẽ giúp cho khách hàng nắm bắt được cơ hội kinh doanh hiệu quả hơn. Đối với những món vay nhỏ, đơn giản của các khách hàng cá nhân thì thời gian này còn nhanh hơn.
2.4.3. Tỷ lệ từ chối cho vay.
Tại KLB CN Kiên Giang các sản phẩm tín dụng mặc dù có thể đáp ứng được khá đầy đủ nhu cầu của khách hàng, nhưng lãi suất cho vay tương đối cao so với các ngân hàng khác. Nguyên nhân là do lãi suất huy động cao. Do đó, ngoại trừ những khách hàng do ngân hàng tiếp thị về, những khách hàng còn lại tự đến với ngân hàng đa số tập trung những phân khúc thị trường nhỏ, vay vốn tương đối thấp. Khách hàng
vay vốn lớn và các doanh nghiệp thường không đáp ứng được nhu cầu lãi suất cạnh tranh. Với chính sách phát triển tín dụng chú trọng vào chất lượng, tỷ lệ từ chối cho vay cũng khá cao khoảng 30% trong tổng số hồ sơ đề nghị vay vốn.
2.4.4. Tình hình tín dụng cho vay theo thời hạn.
Căn cứ vào thời gian vay vốn dư nợ cho vay được chia làm ba loại là cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn.
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng, tính đến ngày 31/12/2012 tổng dư nợ cho vay đạt 2.015,54 tỷ đồng, trong đó cho vay ngắn hạn đạt 1.577,51 tỷ đồng, còn lại cho vay trung hạn đạt 447,69 tỷ đồng và cho vay dài hạn đạt 10,34 tỷ đồng. Chúng ta có thể nhận thấy, cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dư nợ cho vay của Chi nhánh, sang năm 2013 tổng dư nợ cho vay là 2.184,95 tỷ đồng trong đó cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn với dư nợ đạt 1.676,48 tỷ đồng.
38
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiềnNăm 2013/2012Tỷ lệ Năm 2014/2013
(%) Số tiền Tỷ lệ
(%)
1. Cho vay ngắn hạn 1.557,51 1.676,48 1.713,39 118,97 7,64 36,91 2,20
2. Cho vay trung hạn 447,69 501,18 520,72 53,95 11,95 19,54 3,90
3. Cho vay dài hạn 10,34 7,29 1.493,45 (3,05) (29,50) 2,39 32,78