Kiến nghị đối với các Bộ Ngành

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP kiên long chi nhánh kiên giang luận văn thạc sỹ 2015 (Trang 80 - 99)

3 .2 2 Thúc đẩy các tổ chức đánh giá, xếp loại khách hàng và cung cấp các

3.3.4. Kiến nghị đối với các Bộ Ngành

Xây dựng và quản lý các quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn, sử dụng đất, thực hiện chính sách giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất tạo thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến đầu tư và cho vay, thế chấp trong tín dụng nông nghiệp nông thôn tốt hơn. Đặc biệt, nên khuyến khích chính sách tích tụ ruộng đất thông qua những điều chỉnh thích hợp về hạn điền, thời gian, phương thức giao đất hay mô hình

68

trong việc canh tác, mở rộng sản xuất. Qua đó tạo điều kiện trong việc đẩy nhanh phát triển nông nghiệp nông thôn.

Hỗ trợ đào tạo cán bộ và hoạt động của các TCTD nhằm tạo điều kiện để các Ngân hàng khẩn trương tăng cường mở rộng hệ thống CN & PGD phục vụ đến các vùng sâu, xa, nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vay vốn đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian vay vốn khi phải đăng ký giao dịch bảo đảm, mặt khác cần có chính sách ổn định giá nông sản để giảm thiểu rủi ro cho các hộ nông dân và các TCTD khi giá nông sản ổn định sẽ tạo điều kiện tốt cho người dân trả nợ vay Ngân hàng và qua đó giúp các hộ nông dân điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp hơn với thị trường. Cần hỗ trợ các NHTM trong việc bơm thêm nguồn vốn nhằm cung ứng kịp thời vốn vay cho người nông dân được đủ số lượng vay vốn phục vụ sản xuất. Qua đó, giúp giảm lãi suất cho vay đối với người dân ở vùng nông thôn hạn chế chi phí sản xuất gia tăng lợi nhuận, nhằm cải thiện thu nhập.

Cần tạo lập và duy trì môi trường kinh tế vĩ mô cho hoạt động các NHTM, môi trường kinh tế vĩ mô ổn định là điều kiện và là tiền đề cơ bản cho hoạt động của các

NHTM nói chung và KLB CN Kiên Giang nói riêng ổn định và phát triển lâu dài. Việc nền kinh tế vĩ mô ổn định trong đó có chính sách xuất nhập khẩu nông sản, giá cả nông sản…sẽ góp phần giúp người dân đặc biệt đối với người dân sản xuất nông nghiệp, nông thôn cải thiện và thay đổi đời sống tốt hơn.

69

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng tín dụng của KLB CN Kiên Giang trong thời gian vừa qua, nâng cao chất lượng tín dụng đã phản ánh những tồn tại, bên cạnh những thuận lợi là những khó khăn. Tuy nhiên, với những định hướng phát triển Kinh tế của các ngành trên địa bàn tỉnh Kiên Giang cũng như những giải pháp của NHNN tỉnh Kiên Giang trong vấn đề phát triển kinh tế thì Chi nhánh đã có những giải pháp cụ thể để khắc phục những khó khăn ở hiện tại cũng như tương lai. Từ đó, giúp Chi nhánh hoạt động hiệu quả và đáp ứng nhu cầu cung ứng vốn vay trên địa bàn tỉnh cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế Kiên Giang nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung, ngày càng ổn định và bền vững trong giai đoạn hội nhập kinh tế.

Từ những căn cứ về môi trường hoạt động cũng như phân tích về khả năng cạnh tranh của Kienlongbank trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới của Việt Nam đã dẫn dắt và là nền tảng vững chắc để xây dựng các giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế của bản thân ngân hàng, đồng thời thúc đẩy phát triển hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Kiên Giang nói riêng và của hệ thống Kienlongbank nói chung, nhằm từng bước hướng đến mục tiêu phát triển mô hình ngân hàng đa năng hiện đại một cách toàn diện trong bối cảnh hoạt động của ngân hàng hiện nay. Từ đó,

giúp Chi nhánh hoạt động hiệu quả hơn và đáp ứng nhu cầu cung ứng vốn vay trên địa bàn tỉnh cũng như góp phần vào sự phát triển kinh tế Kiên Giang nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung trong giai đoạn hội nhập kinh tế.

Một số giải pháp được xây dựng gồm các giải pháp chính phát triển hoạt động tín dụng và các giải pháp vĩ mô hỗ trợ phát triển cho hoạt động này như từ cơ chế chính sách pháp luật Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước,… Song song với những giải pháp này là một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng nhằm tạo điều kiện cũng như môi trường thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động tín dụng phát triển hơn nửa trong thời gian tới.

70

KT LUN

Kinh tế Việt Nam đang trên con đường phát triển và vươn ra quốc tế, sự phát triển lành mạnh của một tổ chức cũng mang lại nhiều lợi ích trong phát triển kinh tế Việt Nam nói chung, cũng như tỉnh Kiên Giang nói riêng. Với những đáp ứng nguồn vốn kịp thời trong sản xuất kinh doanh của người dân góp phần mang đến sự nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và mang lại nguồn lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh là mục tiêu KLB CN Kiên Giang đang thực hiện. Chính vì vậy, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế sẽ góp phần ổn định an ninh lương thực, ổn định xã hội là nhiệm vụ hàng đầu của các TCTD nói chung và KLB CN Kiên Giang nói riêng cũng như các cơ quan nhà nước trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian sắp tới.

Một trong những xu thế phát triển của thị trường tài chính Việt Nam đó là chuyển hướng hoạt động ngân hàng sang mô hình đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, đặc biệt là phát triển mạnh mảng hoạt động tín dụng bên cạnh nâng cao chất lượng tín dụng vốn có từ trước của các NHTM Việt Nam. Cũng theo sự chuyển hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng, Ngân hàng TMCP Kiên Long đã và đang xây dựng cho mình những định chiến lược phát triển đã đề ra, với phương châm: Hoạt động an toàn, bền vững và lợi nhuận hợp lý. Tuy nhiên, quá trình thực hiện định hướng chiến lược này không thể hoàn thành trong một sớm, một chiều mà đòi hỏi cả sự sáng suốt, quyết đoán của Lãnh

đạo cùng sự năng động, nhiệt huyết của đội ngũ nhân viên trong toàn hệ thống.

KLB Kiên Giang là một đơn vị được xem là lá cờ đầu của hệ thống Kienlongbank cũng đã và đang hướng mục tiêu hoạt động theo định hướng chiến lược chung. Do đó Chi nhánh càng phải nổ lực hơn nữa trong việc phát triển hoạt động cũng như đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, đặt biệt là hoạt động tín dụng bên cạnh những dịch vụ đã và đang chuyển khai, nhằm hướng đến một mục tiêu chung xuyên suốt đó là cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Đề tài nghiên cứu “Giải pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại NHTMCP Kiên Long Chi nhánh Kiên Giang” đã tập trung nghiên cứu những vấn đề sơ bộ và đánh giá thực tiễn trong chất lượng tín dụnglà cần thiết và thực tế, qua đó luận văn đi sâu nghiên cứu đánh giá chất lượng tín dụng các mặt thuận lợi và khó khăn hay các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh, chỉ ra những hạn chế tồn tại và hướng khắc phục. Bên cạnh đó, đề tài cũng kết hợp lý thuyết trong thực trạng về

71

tín dụng với nghiên cứu thực tiễn qua kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Từ đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của KLB CN Kiên Giang và định hướng của NHNN trong phát triển tín dụng hiện tại và giai đoạn sắp tới, song vẫn tồn tại nhiều khó khăn vướng mắc. Cuối cùng tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị với cơ quan ban ngành, NHNN Việt Nam cũng như các cấp chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ trong việc phát triển chất lượng tín dụng.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng và tìm hiểu nghiên cứu, tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức lý thuyết và thực tiễn trong nghiên cứu khoa học nên đề tài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, cô và các anh, chị và đồng nghiệp cũng như những khách hàng đã hợp tác giúp đỡ trong việc hoàn thành đề tài nghiên cứu này.

i

TÀI LIU THAM KHO

1. Bản tin Ngân hàng Kiên Long (2014, 2015) số01 đến số 19 2. Bộ Luật Dân Sự 2005.

3. PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

4. Hà Văn Dương, (2013), “Giải pháp phát triển tín dụng ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 88 (7/2013)

5. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.

6. PGS,TS Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2013), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM.

7. Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung (2011), “Tiền tệ Ngân hàng”, NXB

Phương Đông

8. Hiệp hội ngân hàng, Tạp chí tài chính tiền tệcác năm (2013, 2014, 2015).

9. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Kiên Giang (2012, 2013, 2014), Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng năm 2012, 2013, 2014.

10. Ngân hàng TMCP Kiên Long – Chi nhánh Kiên Giang (2013, 2014), Báo cáo tổng kết, các năm 2012, 2013, 2014.

11. Ngân hàng TMCP Kiên Long (2014), Báo cáo thường niên, các năm 20112,

2013, 2014.

12. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

13. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Tạp chí ngân hàng (2013, 2014, 2015).

14. Hiệp hội ngân hàng, Tạp chí tài chính tiền tệcác năm, (2013, 2014, 2015)

15. Quốc Hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Luật số 47/2010/QH12, ngày 16/6/2010.

16. Thông tin trên các website: Uwww.tapchitaichinh.vnU, www.kienlongbank.com,

www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn,

ii

PH LC 1

Chi tiết phân loại 5 nhóm nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “V/v Ban hành quy định về

phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD” và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “V/v sửa đổi, bổ sung một sốđiều của Quy

định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dựphòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt

động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005”

1. Dư nợ cho vay của các TCTD được chia làm 5 nhóm như sau:

- Nhóm 1 (Nợđủ tiêu chuẩn) bao gồm.

+ Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khảnăng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

+ Các khoản nợkhác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều này. - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;

+ Các khoản nợcơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại; + Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản

4 Điều này.

- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm. + Các khoản nợ quá hạn từ90 đến 180 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ

cấu lại;

+ Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản

4 Điều này.

- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm.

+ Cá khoản nợ quá hạn từ181 đến 360 ngày;

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;

+ Các khoản nợkhác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

iii

- Nhóm 5 (Nợ có khảnăng mất vốn) bao gồm. + Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; + Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.

+ Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;

+ Các khoản nợkhác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

2. Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một (01) năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03)

tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khảnăng

trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng có thể phân loại lại khoản nợđó vào nhóm 1.

3. Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với tổ chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ

rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

4. Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ

cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức rủi ro.

iv

PH LC 2

Khái quát về tỉnh Kiên Giang.

Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của tổ quốc, thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có đường biên giới chung với Vương Quốc Campuchia dài 56 km, đường bờ biển dài trên 200 km. Phía Đông và Đông Nam giáp Cần Thơ và An Giang, phía Nam giáp Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, diện tích tự nhiên của tỉnh Kiên Giang là 6.348,53 km2, trong đó có Đảo Phú Quốc rộng 589,19 km2.

Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính với 1 thành phố, 1 thị xã và 13 huyện gồm: Thành phố Rạch Giá, Thị xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương, huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện Vĩnh Thuận, huyện An Minh, huyện Kiên Hải, huyện Phú Quốc, huyện U Minh Thượng và huyện Giang Thành. (Nguồn: Niên giáp thống kê tỉnh Kiên Giang, 2014)

Nằm trong vùng Vịnh Thái Lan, gần với các nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Kiên Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, đồng thời đóng vai trò cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với bên ngoài.

Kiên Giang vừa có vùng đồng bằng lại vừa có vùng đồi núi và biển. Ở phần đất liền, địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Vùng hải đảo Phú Quốc và Kiên Hải có nhiều núi đá, địa hình khá phức tạp. Vùng đồng bằng có độ cao từ 0,2 – 1,2 m cùng với chế độ thuỷ triều biển tây chi phối rất lớn khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa đồng thời lại bị ảnh hưởng lớn của nước mặn, nhất là vào các tháng cuối mùa khô, gây trở ngại cho sản xuất và đời sống.

Nằm trong vùng Đồng bằng Sông Cửu Long như là một Việt Nam thu nhỏ, được thiên nhiên ưu đãi, phú cho Kiên Giang đủ cả: sông nước, núi rừng, đồng bằng và biển cả ... Thời tiết khí hậu của Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản: ít thiên tai, không có bão đổ bộ trực tiếp, không có rét (nhiệt độ trung bình từ 27-27.50C), ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào rất thuận lợi cho cây trồng và vật nuôi sinh trưởng. Đồng thời vị trí địa lý của tỉnh cũng rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mở cửa, hướng ngoại do có

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP kiên long chi nhánh kiên giang luận văn thạc sỹ 2015 (Trang 80 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)