Đánh giá chất lượng tín dụng tại KLB CN Kiên Giang

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP kiên long chi nhánh kiên giang luận văn thạc sỹ 2015 (Trang 54)

2.5.1. Tình hình nợ quá hạn.

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn của KLB CN Kiên Giang

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

I. Tổng nợ quá hạn 50,25 58,77 61,29

1. Nợ quá hạn của các TCKT 2,52 3,31 3,58

2. Nợ quá hạn của các cá nhân 47,73 55,46 57,71

II. Tổng dư nợ cho vay 2.015,54 2.184,95 2.243,79

Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ cho vay 2,49 % 2,69 % 2,73 %

(Nguồn: Báo cáo hoạt động KLB CN Kiên Giang năm 2012 - 2014)

Tính đến ngày 31/12/2012 tổng nợ quá hạn là 50,25 tỷ đồng trong đó nợ quá hạn của các cá nhân là 47,73 tỷ đồng còn lại là nợ quá hạn của các TCKT 2,52 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 2,49 % duy trì dưới Quy định nợ quá hạn là 5% do tiêu chuẩn quốc đề ra, do vậy Chi nhánh đã kiểm soát được tín dụng an toàn trong hoạt động cho vay. Nguyên nhân làmcho tổng dư nợ tăng trong năm là khi chuyển đổi mô hình ngoài việc mở rộng hệ thống CN & PGD là sự tăng trưởng dư nợ cho vay, chính vì lý do chạy theo kế hoạch tăng trưởng về dư nợ cho vay của Ban Tổng Giám Đốc giao cho nên rủi ro tín dụng cũng tăng theo đây là nguyên nhân chủ yếu. Tuy nhiên nợ quá hạn tại đơn vị cũng đang trong tầm kiểm soát của ban lãnh đạo và duy trì an toàn theo quy định của ngân hàng nhà nước. Bên cạnh đó việc nắm bắt thông tin từ khách hàng vay vốn qua trung tâm tín dụng (CIC) của Chi nhánh chưa kịp thời và chỉ áp dụng trong các món vay lớn hơn 100 triệu đồng nên cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế.

Trong năm 2013 tổng nợ quá hạn tăng 58,77 tỷ đồng trong đó tăng cao nhất vẫn là tổng nợ quá hạn của các cá nhân là 55,46 tỷ đồng, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay 2,69 % đây là tỷ lệ tương đối ổn định và trong quy định so tiêu chuẩn quốc tế về nợ quá hạn 5%. Nguyên nhân trong năm tình hình nợ quá hạn năm trước chuyển qua và phát sinh thêm nợ quá hạn mới từ tăng trưởng tín dụng cũng là nguyên nhân chính làm tăng thêm nợ quá hạn.Tính đến ngày 31/12/2014 tổng nợ quá hạn của Chi nhánh là 61,29 tỷ đồng đã tăng so với năm 2013 là 58,77 tỷ đồng, trong đó tổng nợ quá

42

hạn của trong cho vay khách hàng cá nhân là 57,71 tỷ đồng. Đối với tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh là 2,73% đây là tỷ lệ đạt được mức tín dụng an toàn so với 5% mà tiêu chuẩn quốc tế đưa ra trong đánh giá nợ xấu. Điều này thể hiện sự nỗ lực không ngừng trong năm 2014 bởi sự chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay đặc biệt là hoạt động kiểm soát đối với cho vay khách hàng cá nhân có nợ quá hạn khi vay vốn tại NHTMCP Kiên Long-CN Kiên Giang. Bên cạnh đó là việc thúc đẩy xử lý thu hồi nợ quá hạn và nợ xấu không để kéo dài, từ đó góp phần giảmtỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong năm.

2.5.2. Tình hình nợ xấu.

Đối với tổng nợ xấu năm 2012 Chi nhánh là 45,18 tỷ đồng trong đó nợ xấu của các cá nhân chiếm 42,66 tỷ đồng trong tổng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay là 2,24%, đây là tỷ lệ tốt và thấp hơn tiêu chuẩn đánh giá xếp hạng chất lượng tín dụng mà NHNN Quy định là 3%. Điều này cho thấy Ban lãnh đạo Chi nhánh rất quan tâm đến chất lượng tín dụng của Chi nhánh mà tiêu chí nợ xấu luôn được xem là yếu tố hàng đầu, từ đó góp phần giảm tỷ lệ nợ xấu.

Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ xấu của KLB CN Kiên Giang

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

I. Tổng nợ xấu 45,18 48,79 52,43

1. Nợ xấu của các TCKT 2,52 0,83 3,58

2. Nợ xấu của các cá nhân 42,66 47,96 48,85

II. Tổng dư nợ cho vay 2.015,54 2.184,95 2.243,79

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay 2,24 % 2,23 % 2,34 %

(Nguồn: Báo cáo hoạt động KLB CN Kiên Giang năm 2012 - 2014)

Trong năm 2013 tổng nợ xấu là 48,79 tỷ đồng tăng hơn so với năm 2012 là 3,61 tỷ đồng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn đạt 2,23% so mức Quy định của NHNN là 3%. Để đạt được như vậy là việc tăng trưởng dư nợ cho vay trong năm của Chi nhánh, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu, giúp Chi nhánh hoàn thành kế hoạch đề ra.

43

(Nguồn: Báo cáo hoạt động KLB CN Kiên Giang năm 2012 - 2014)

Hình 2.7: Nợ xấu của KLB CN Kiên Giang qua các năm 2012 – 2014

Tính đến ngày 31/12/2014 tổng nợ xấu của Chi nhánh là 52,43 tỷ đồng trong đó nợ xấu của các cá nhân là 48,85 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu đạt 2,34% đây là mức cho phép vì dưới tiêu chuẩn Quy định NHNN đặt ra là 3%. Qua tỷ lệ này chứng tỏ trong thời gian qua dù tăng trưởng dư nợ nhanh, song tình trạng nợ xấu của Chi nhánh luôn được kiểm soát. Qua đó cho thấy chất lượng tín dụng tại Chi nhánh ngày được nâng cao, tạo sự tăng trưởng hợp lý. Nhìn chung, dù trong thời gian qua tình trạng nợ xấu của Chi nhánh được kiểm soát tốt là ngoài nỗ lực của Ban Giám đốc trong kiểm soát thắt chặt rủi ro tín dụng là sự cố gắng kiểm soát cho vay, loại bỏ khách hàng có năng lực yếu kém của nhân viên tín dụng Chi nhánh qua đó góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu Chi nhánh trong thời gian qua. Bên cạnh đó, sự tăng của tỷ lệ nợ xấu trong tầm kiểm soát cũng đánh giá được từ năm 2012 đến năm 2014 tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Kiên Giang rất tốt, qua đó tạo điều kiện cho các tổ chức và hộ sản xuất kinh doanh cá thể sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đặc biệt là hộ sản xuất nông nghiệp đã góp phần cho khách hàng trả tốt nợ vay Ngân hàng. Sự tăng về nợ xấu có kiểm soát qua các năm cũng đề ra thách thức và trách nhiệm của từng nhân viên trong khâu thẩm định tín dụng và xét duyệt cho vay.

44

2.5.3. Trích lập dự phòng.

Bảng 3.11. Trích lập dự phòng rủi ro 2012 – 2014

Stt Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1 Dự phòng chung 5,60 4,08 6,70 2 Dự phòng cụ thể 11,47 14,11 13,95 3 Tổng trích lập dự phòng RRTD 17,07 18,19 20,65

4 Tổng dư nợ 2.015,54 2.184,95 2.243,79

5 Tỷ lệ trích lập 0,85% 0,83% 0,92%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động KLB CN Kiên Giang 2012 - 2014)

Việc trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể được KLB CN Kiên Giang

thực hiện theo quy định của NHNN và chỉ đạo của Kienlongbank, dự phòng cụ thể được tính dựa trên tỷ lệ dự phòng theo từng nhóm nợ cho các khoản nợ vay gốc, sau khi trừ đi giá trị đảm bảo đã chiết khấu. Tỷ lệ trích lập dự phòng chung bằng 0,75% tổng số dưnợ cho vay từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Tỷ lệ trích lập dự phòng tăng qua các năm, nguyên nhân là do trích lập dự phòng chung phòng chung tăng qua các năm tương ứng với tốc độ tăng trưởng của dư nợ. Việc khoản dự phòng được trích lập một cách đầy đủ, đúng quy định sẽ là nguồn dự phòng bù đắp cho những khoản nợ xấu được xử lý rủi ro đối với các khoản nợ nhóm 5. Với mức trích lập dự phòng hàng năm như trên đủ để bù đắp số dư nợ xấu cần xử lý rủi ro của chi nhánh.

2.5.4. Hiệu suất sử dụng vốn.

Hiệu suất sử dụng vốnlà tiêu chí quan trọng trong đánh giá chất lượng tín dụng của các TCTD. Thực tế hiện nay để tăng thu nhập và lợi nhuận buộc các TCTD phải đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động, qua chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn đánh giá chính xác khả năngcủa Chi nhánh trong việc chủ động nguồn vốn và tăng trưởng dư nợ để đáp ứng nhu cầu vốn vay phục vụ khách hàng trên địa bàn.

45

Bảng 2.12: Hiệu suất sử vốn của KLB CN Kiên Giang

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

1. Tổng nguồn vốn huy động 2.265,52 2.579,25 2.707,86

2. Tổng dư nợ cho vay 2.015,54 2.184,95 2.243,79

3. Hiệu suất sử dụng vốn 88,97 % 84,71 % 82,86 %

(Nguồn: Báo cáo hoạt động KLB CN Kiên Giang năm 2012 - 2014)

Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy đông hay chưa.

Chỉ tiêu này lớn thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì ngân hàng chưa thực hiện tốt việc huy động vốn, vốn huy động tham gia vào cho vay ít, khả năng huy động vốn của NH chưa tốt, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì ngân hàng chưa sử dụng hiệu quả toàn bộ nguồn vốn huy động, gây lãng phí.

Hiệu suất sử dụng vốn năm 2012 là 88,97%, đến năm 2013 hiệu suất sử dụng vốn là 84,71% nguyên nhân làm giảm hiệu suất sử dụng vốn năm 2013 so với năm 2012 là nguồn vốn huy động tại chỗ tăng trong khi đó dư nợ cho vay tăng trưởng ít hơn nguồn vốn huy động. Ngoài ra, với chính sách tăng trưởng dư nợ tín dụng nhanh của Chi nhánh trong khi huy động vốn có dấu hiệu đứng lại.

Sang đến năm 2014, hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh là 82,86% đây là hiệu suất tương đối ổn định. Từ thực trạng trên cho thấy khả năng huy động vốn tại chỗ của Chi nhánh đã tăng lên, dẫn đến Chi nhánh không chủ động được nhu cầu nguồn vốn để cho vay mà phải dựa vào nguồn vốn điều hòa từ hội sở Kienlongbank. Qua đó, đã làm khó khăn cho Chi nhánh trong việc chủ động quyết định những món vay lớn, khó thu hút được khách hàng tốt có năng lực tài chính. Bên cạnh đó, trong thời gian qua việc thắt chặt trong lãi suất huy động bằng lãi suất trần của NHNN cũng là nguyên nhân làm tăng nguồn vốn huy động tại chỗ của Chi nhánh không như kế hoạch đề ra, qua đó làm ảnh hưởng đến hiệu suất sử dụng vốn vay của Chi nhánh. Nhưng nhìn chung hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh là tốt bởi nó thể hiện được chính sách tăng trưởng dư nợ nhanh và huy động vốn, từ đó góp phần tăng thu nhập và lợi nhuận của Chi nhánh.

46

2.5.5. Đánh giá vòng quay vốn tín dụng.

Vòng quay vốn tín dụng thể hiện tốc độ luân chuyển và chất lượng tín dụng của Chi nhánh. Vòng quay tín dụng càng lớn nói lên sự luân chuyển vốn nhanh và chất lượng tín dụng tốt. Ngược lại, vòng quay vốn tín dụng càng nhỏ thì sự luân chuyển vốn chậm, chất lượng tín dụng chưa tốt, khả năng thu nợ kém.

Bảng 2.13: Tổng hợp vòng quay vốn tín dụng tại KLB CN Kiên Giang

Đơn vị tính: vòng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh số thu nợ 2.168,42 2.336,62 2.697,70

Dư nợ bình quân 1.926,72 2.100,25 2.214,37

Vòng quay vốn tín dụng 1,13 1,11 1,22

(Nguồn: Báo cáo hoạt động KLB CN Kiên Giang năm 2012 - 2014)

Vòng quay vốn tín dụng bình quân của Chi nhánh dao động từ 1,13 vòng đến 1,22 vòng. Cụ thể năm 2012 vòng quay vốn tín dụng đạt 1,13 vòng, sang năm 2013 vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh chỉ còn 1,11 vòng, giảm 0,02 vòng. Do vòng quay vốn tín dụng phụ thuộc vào doanh số thu nợ và dư nợ cho vay bình quân, tuy nhiên doanh số thu nợ năm 2013 tuy có tăng so với năm 2012 song tốc độ tăng không cao và dư nợ cho vay bình quân năm 2013 dù có tăng so với năm 2012 cũng vậy. Trong năm 2014 vòng quay vốn tín dụng đạt 1,22 vòng so với năm 2013 tăng 0,11 vòng, vòng quay vốn tín dụng của KLB CN Kiên Giang có xu hướng tăng lên, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Chi nhánh ngày càng tăng cao, vốn cho vay thu hồi nhanh, rủi ro ít hơn, chất lượng tín dụng nâng cao. Để đạt được như vậy là trong thời gian qua Chi nhánh đã từng bước sàng lọc khách hàng loại bỏ khách hàng có năng lực

tài chính kém, nâng cao quản trị rủi ro toàn Chi nhánh, đồng thời mở rộng tìm kiếm cho vay khách hàng có năng lực tài chính vững mạnh làm ăn có hiệu quả. Từ đó góp phần hạn chế việc gia hạn nợ, nợ quá hạn và nợ xấu giúp cho Chi nhánh có nguồn vốn chủ động hơn trong cho vay nên vòng quay vốn tín dụng tăng theo.

2.5.6. Về nguồn nhân lực của KLB CN Kiên Giang.

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng trong chính sách hoạt động của một NHTM, giữ vai trò nền tảng thực hiện các mục tiêu của ngân hàng. Qua 20 năm hoạt động,

47

theo chiều hướng tích cực, góp phần thiết thực trong việc thực hiện tiêu chí của

Kienlongbank: “Kienlongbank sẵn lòng chia sẻ”.

Mỗi một nhân viên tại Chi nhánh khi đi làm luôn phải có đồng phục chỉnh tề (quần áo, logo, bảng tên, cavat đối với nam và búi tóc đối với nữ). Đây là yếu tố hữu hình tạo nên nét chuyên nghiệp trong giao dịch với khách hàng. Ngoài ra KLB CN

Kiên Giang còn chuẩn hóa đội ngũ nhân viên. (Phụ lục 6)

Bên cạnh những đãi ngộ về mặt tinh thần và vật chất, KLB CN Kiên Giang có

chế độ đánh giá thi đua nhân viên KPI xếp loại thi đua A, B, C hàng quí để xem xét đánh giá mực hộ hoàn thành công việc.

2.5.7. Về công tác tổ chức hoạt động tại KLB CN Kiên Giang.

KLB tổ chức hoạt động tín dụng theo trình tự sau:

Khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ thực hiện thẩm định về pháp lý, tình hình tài chính và phương án vay vốn của khách hàng, còn việc định giá tài sản bảo đảm sẽ do Công ty quản lý nợ và khai thác nợ KBA trực thuộc ngân hàng thực hiện. Điều này giúp cho việc định giá được khách quan hơn và không bị ảnh hưởng bởi ý chí cho vay hoặc không cho vay của nhân viên tín dụng. Bên cạnh đó, việc đánh giá được thực hiện theo giá thị trường, giúp cho tài sản của khách hàng được đánh giá đúng thực tế. Mặc dù tài sản bảo đảm chỉ là biện pháp xử lý sau cùng, nhưng hiện nay giá trị tài sản bảo đảm vẫn được các TCTD dùng để xác định mức cho vay.

Khi khoản vay được phê duyệt, Kienlongbank cũng khách hàng tiến hàng công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật.

2.6. Những kết quả đạt được và hạn chế trong hoạt động nâng cao chất lượng tín dụng tại KLB CN Kiên Giang. dụng tại KLB CN Kiên Giang.

2.6.1. Những kết quả đạt được. 2.6.1.1. Từ hoạt động tín dụng. 2.6.1.1. Từ hoạt động tín dụng.

Từ những đánh giá về thực trạng hoạt động tín dụng của KLB CN Kiên Giang,

chúng ta có thể rút ra được những thành tựu nổi bật cũng như những khó khăn, hạn chế cần nổ lực khắc phục để có thể đẩy mạnh phát triển hoạt động này hơn nửa trong

tương lai.

48

khởi sắc, góp phần hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng chung cho Kienlongbank. Tuy chịu ảnh hưởng không ít những khó khăn chung của nền kinh tế, song cùng với sự nỗ lực,gắn bó, sáng tạo của nhân viên để từng bước hướng đến mục tiêu chung cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. KLB Chi nhánh Kiên Giang luôn hoàn

thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh doanh của đơn vị, duy trì và tiếp tục giữ vững niềm tin của khách hàng và người dân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Chi nhánh không chỉ hoàn thành trọng trách duy trì lượng khách hàng hiện hữu và đồng thời phát triển thêm mới với số lượng khách hàng huy động là 7,916 khách

hàng và Cho vay là 1,827 khách hàng. (Báo cáo kết quả hoạt động KLB CN Kiên Giang, 2014) Kết quả trong công tác phát triển tín dụng của chi nhánh Kiên Giang

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP kiên long chi nhánh kiên giang luận văn thạc sỹ 2015 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)