Đảng viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Một phần của tài liệu Thực trạng đảng viên vi phạm kỷ luật đảng trên địa bàn hà nội hiện nay luận văn ths xã hội học (Trang 84 - 103)

7. Khung lý thuyết

4.2.3.Đảng viên lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Năm 2013, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo và đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, đạt được một số kết quả tích cực, góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong Đảng và phòng ngừa sai phạm, đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các nghị quyết Trung ương, nhất là Nghị quyết Trung ương 4. Qua kiểm tra, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, kết luận và giải quyết khiếu nại kỷ luật của 14 đảng viên, trong đó, giữ nguyên hình thức kỷ luật 11, thay đổi 3 (tăng 1 và xoá kỷ luật 2 trường hợp); Ban Bí thư đã kỷ luật 3 đảng viên với hình thức cách chức [8].

Cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã xử lý kỷ luật 491 tổ chức đảng và 21.225 đảng viên, tăng 30% so với năm 2012, tăng 46% so với năm 2011 (năm chưa thực hiện Nghị quyết Trung ương 4). Trong số đảng viên phải xử lý kỷ luật có 6.578 cấp ủy viên các cấp, 1.188 đảng viên phải xử lý pháp luật, trong đó có 969 người bị phạt tù và đình chỉ, xoá tên đảng viên [8]. Cùng với việc xử lý kỷ luật, các cơ quan chức năng thu hồi được hàng chục ngàn mét vuông đất và hàng tỷ đồng cho ngân sách nhà nước, đã góp phần tăng cường kỷ cương, kỷ luật và làm trong sạch Đảng; có tác dụng cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe và phòng ngừa sai phạm đối với cán bộ, đảng viên.

Kết quả kiểm tra, giám sát, bước đầu khẳng định: giám sát đảng viên có chức, có quyền chính là giám sát quyền lực, bảo đảm quyền lực được thực thi đúng hướng; ngăn ngừa lạm dụng quyền lực, đặc quyền, đặc lợi; ngăn ngừa sự thoái hoá, biến chất trong Đảng, chính quyền nhà nước. Đây chính là yêu cầu khách quan đối với nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng cầm quyền; là điều kiện cơ bản bảo đảm duy trì ổn định kinh tế - xã hội nước ta hiện nay.

Việc tăng cường giám sát đảng viên có chức, có quyền phải có sự kết hợp giữa giám sát trong Đảng và giám sát ngoài Đảng. Ủy ban kiểm tra các cấp có nhiệm vụ: Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương. Phải đặc biệt coi trọng vai trò giám sát của nhân dân. Tổ chức đảng các cấp phải tích cực thực hiện nhiệm vụ giám sát; đảng viên có chức, có quyền phải tự giác tiếp thu giám sát, nâng cao bản lĩnh và tính tự trọng trong thi hành công vụ, đề cao trách nhiệm và nỗ lực học tập, công tác; toàn xã hội phải tăng cường giám sát nghiêm túc. Thực tế cho thấy, minh bạch tài sản được xem là một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu và phát hiện hành vi tham nhũng của đảng viên có chức, có quyền. Đây cũng là vấn đề đòi hỏi quyết tâm chính trị cao của Đảng ta hiện nay hiện nay.

Đảng ta là Đảng cầm quyền, mỗi hành vi của cán bộ, đảng viên đều ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng, sự tin yêu của nhân dân dành cho Đảng. Trên đây là các nguyên nhân khách quan và chủ quan khiến cho không ít cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng, không ít đảng viên phải chịu hình thức khai trừ khỏi Đảng. Đó là một thực tế đau lòng nhưng Đảng ta bắt buộc phải làm như vậy. Có như vậy, mới giữ vững được vai trò lãnh đạo của Đảng, làm trong sạch bộ máy của Đảng. Đảng ta cũng như một cơ thể sống, có quá trình hấp thụ năng lượng để nuôi sống cơ thể và cũng có quá trình đào thải những “cặn bã” không còn phù hợp. Những đảng viên nào không còn kiên định được lập trưởng tư tưởng, không giữ vững được phẩm chât đạo đức, lối sống trước sự quyến rũ của đồng tiền thời hội nhập thì lẽ đương nhiên phải chịu những hình thức kỷ luật thích đáng của Đảng. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đảng viên vi phạm kỷ luật đảng.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Từ việc nghiên cứu thực trạng đảng viên vi phạm kỷ luật đảng trên địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay, chúng ta nhận thấy: Đảng viên vi phạm kỷ luật đa số là nam giới, giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan. Họ thường vi phạm nhiều trong lĩnh vực quản lý đất đai, nhà ở, tài nguyên môi trường, đầu tư xây dựng. Hành vi vi phạm kỷ luật Đảng của đảng viên chủ yếu là do công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa đạt hiệu quả cao dẫn đến nhiều đảng viên suy thoái về đạo đức, lối sống, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi sai trái.

Ðể hạn chế đảng viên vi phạm kỷ luật đảng, nhằm tăng cường chấp hành kỷ luật của tổ chức đảng và Điều lệ Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Ðảng, tổ chức đảng và đảng viên cần tăng cường đoàn kết thống nhất, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh, đủ sức lãnh đạo thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, tác giả xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Một là, nâng cao nhận thức cho tổ chức đảng và đảng viên, trước hết là cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng về vị trí, ý nghĩa, mục đích, vai trò của việc chấp hành kỷ luật đảng để chủ động, tự giác chấp hành. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật đảng; thường xuyên tự kiểm tra việc chấp hành các quy định của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành nghiêm chỉnh khi được kiểm tra, giám sát. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho các cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên trong toàn Ðảng và trong nhân dân để tổ chức đảng và đảng viên nâng cao nhận thức, nắm vững và chấp hành nghiêm túc các quy định của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

để nhân dân biết tham gia giám sát tổ chức đảng và đảng viên chấp hành kỷ luật đảng, phản ánh kịp thời các trường hợp có khuyết điểm, vi phạm cho tổ chức đảng có thẩm quyền.

Hai là, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và sự đoàn kết thống nhất của tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên trước hết là từ cơ sở, để tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Ðảng, xây dựng Ðảng trong sạch, vững mạnh. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải kịp thời nghiên cứu, cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Ðảng thành các quy định của cấp mình; ban hành chương trình hành động, kế hoạch cụ thể và tổ chức thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ chức. Thường xuyên thực hiện có nền nếp, chất lượng sinh hoạt đảng, sinh hoạt cấp ủy, chi bộ; chấp hành nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình trong công tác, học tập, sinh hoạt, kể cả trong công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Phục tùng nghiêm chỉnh nghị quyết, quyết định của tổ chức, của cấp trên; chỉ đạo các tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi quản lý chấp hành nghiêm nghị quyết của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng thời kì.

Ba là, hoàn thiện các quy định của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của các đoàn thể chính trị - xã hội làm cơ sở cho việc chấp hành nghiêm kỷ luật đảng và thi hành kỷ luật của Ðảng. Các cơ quan tham mưu của cấp ủy, các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp ban hành cụ thể, đầy đủ các cơ chế, văn bản hướng dẫn thi hành các quy định của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để tổ chức đảng, đảng viên có cơ sở thực hiện nghiêm túc theo chức trách, nhiệm vụ được giao và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả chấp hành kỷ luật đảng. Thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định thuộc thẩm quyền không còn phù

hợp, hoặc ban hành mới các quy định còn thiếu và tổ chức thực hiện. Kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định theo thẩm quyền. Khắc phục việc ban hành các quy định của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (nhất là những văn bản hướng dẫn thi hành) còn chậm, chung chung, thiếu cụ thể, đồng bộ; văn bản của cấp dưới trái với văn bản của cấp trên, gây khó khăn cho việc thực hiện, khó xác định có hay không có khuyết điểm, vi phạm để xem xét, kết luận, xử lý được chuẩn xác.

Bốn là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc, theo dõi của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp trên đối với tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong tổ chức nghiên cứu, quán triệt và thực hiện Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để bảo đảm tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Ðảng. Chi bộ, chi ủy tăng cường quản lý, giáo dục, kiểm tra, giám sát đảng viên trong chi bộ chấp hành kỷ luật đảng bằng nhiều biện pháp, nhiều kênh thông tin. Cán bộ, đảng viên thực hiện nghiêm túc việc tự kiểm tra, báo cáo chi bộ, cấp ủy trong việc chấp hành kỷ luật đảng, thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; về giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Coi trọng việc định kỳ, đột xuất tổ chức cho quần chúng phê bình, góp ý kiến đối với cán bộ, đảng viên trong việc chấp hành kỷ luật đảng, thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Kịp thời biểu dương, khen thưởng bằng hình thức thích hợp những trường hợp có thành tích; phê bình, nhắc nhở, uốn nắn những trường hợp có thiếu sót, khuyết điểm; xử lý kiên quyết, nghiêm minh những trường hợp vi phạm.

Năm là, tăng cường chỉ đạo của cấp ủy các cấp trong việc nghiên cứu, nâng cao công tác lý luận về công tác xây dựng đảng để tham mưu, giúp cấp ủy các cấp ban hành các quy định của Ðảng đầy đủ, đồng bộ, có tính khả thi,

bảo đảm kỷ luật đảng được chấp hành nghiêm túc trong thực tế. Ðổi mới và nâng cao chất lượng sơ kết, tổng kết việc ban hành và chấp hành các quy định của Ðảng trong từng thời gian.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn mà tác giả muốn gửi gắm thông qua luận văn này là việc khẳng định tầm quan trọng của công tác thi hành kỷ luật trong Đảng. Kỷ luật của Đảng là một yếu tố rất quan trọng, bảo đảm cho sự tồn tại, hoạt động và phát triển của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người. Đó là nhờ có kỷ luật. Kỷ luật của ta là kỷ luật sắt, nghĩa là nghiêm túc và tự giác”. Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Ngày nay, vấn đề kỷ luật của Đảng cực kỳ quan trọng, vừa mang tính chất thời sự cấp bách, vừa có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, bảo đảm xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Kỷ luật của Đảng là kỷ luật nghiêm túc và tự giác. Tất cả các tổ chức đảng và đảng viên phải phục tùng kỷ luật của Đảng, nghiêm túc chấp hành các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng được thể hiện tập trung trong Chương VIII Điều lệ Đảng và các điều khác của Điều lệ Đảng được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua ngày 19/01/2011; tức là nghiêm túc chấp hành Cương lĩnh, Điều lệ, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Không ai được coi là ngoại lệ. Đảng gồm những người tự nguyện phấn đấu cho lý tưởng của Đảng. Tự giác đương nhiên phải đi đôi với bắt buộc. Tính nghiêm túc và tự giác của kỷ luật Đảng là sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt tập trung và dân chủ, bắt buộc và tự giác. Nghiêm túc dựa trên cơ sở tự giác, tự giác càng cao thì kỷ luật càng nghiêm túc. Sự thống nhất và kết hợp giữa nghiêm túc và tự giác là động lực bảo đảm cho kỷ luật của Đảng thực sự là kỷ luật sắt.

Tăng cường kỷ luật là một nhân tố quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và trong công tác lãnh đạo của Đảng, là một nhiệm vụ quan trọng của

mọi đảng viên và tổ chức đảng. Chương VIII, Điều 35, Điều lệ Đảng được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng thông qua ngày 19/01/2011 nhấn mạnh: “Việc thi hành kỷ luật trong Đảng phải công minh, chính xác, kịp thời nhằm giữ vững sự thống nhất ý chí và hành động, tăng cường sức chiến đấu của Đảng và giáo dục đảng viên”. Những khuynh hướng coi thường kỷ luật Đảng, tự đặt mình trên tổ chức, ra ngoài tổ chức và những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng, dù nhỏ, đều làm suy yếu sức chiến đấu của Đảng. Tăng cường kỷ luật không phải là thi hành kỷ luật thật nhiều, thật nặng, mà chủ yếu là thường xuyên nâng cao giác ngộ chính trị, giác ngộ giai cấp, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm, tự giác và nghiêm túc chấp hành nhiệm vụ, chấp hành kỷ luật của đảng viên và tổ chức đảng, bảo đảm cho nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước và pháp chế xã hội chủ nghĩa được chấp hành triệt để. Có như vậy, Đảng ta mới thực sự trong sạch vững mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội (2014), Hà Nội 60 năm xây dựng và phát triển, tr. 244.

2. Báo cáo Số 80-BC/BCĐTW ngày 15/5/2014 của ban chỉ đạo Trung ương về: “Báo cáo Tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2013 đến nay; phương hướng, nhiệm vụ công tác thời gian tới”.

3. Báo cáo tháng, quý, năm 2011, 2012, 2013, 2014 của Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ Hà Nội.

4. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

5. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (2011)

6. G.Endrweit và G. Trommsdorff (2002), Từ điển xã hội học, NXB Thế giới. 7. Hồ Chí Minh (2000), Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, tập

5, tr. 278.

8. Hồ Chí Minh (1981), Thực hành tiết kiệm và chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu, NXB Sự thật, Hà Nội, tr. 41.

9. John F.Macionis (1987), Xã hội học, NXB Thống Kê.

10. Nghị quyết số 12-NQ/TW “Một số vẫn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.

11. Nguyễn Quý Thanh (2011), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (1997), Xã hội học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

13. Tạp chí Xây dựng Đảng, Tạp chí Kiểm tra Đảng 14. Văn kiện Đại hội XI đã dẫn, tr. 172 – 173

PHỤ LỤC

1. Phiếu trưng cầu ý kiến

Quý vị thân mến, tôi đang thực hiện luận văn thạc sĩ với đề tài “Thực trạng đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng trên địa bàn Hà Nội hiện nay”. Rất mong quý vị giúp đỡ tôi hoàn thành bảng hỏi này. Tôi xin cam đoan mọi thông tin chỉ phục vụ cho nghiên cứu và đảm bảo tính khuyết danh.

Xin chân thành cảm ơn!

I. Phần dành cho cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng

Một phần của tài liệu Thực trạng đảng viên vi phạm kỷ luật đảng trên địa bàn hà nội hiện nay luận văn ths xã hội học (Trang 84 - 103)