Đảng viên tham ô, tham nhũng, lãng phí

Một phần của tài liệu Thực trạng đảng viên vi phạm kỷ luật đảng trên địa bàn hà nội hiện nay luận văn ths xã hội học (Trang 81 - 84)

7. Khung lý thuyết

4.2.2.Đảng viên tham ô, tham nhũng, lãng phí

Đảng viên đang giữ chức vụ trong các cơ quan Đảng và Nhà nước mới có khả năng tham ô, tham nhũng, lãng phí gây tổn thất lớn cho Đảng, nhân dân. Tình trạng này diễn ra ngày một trầm trọng, nan y, biến tướng, khó kiểm soát. Đó là một trong bốn nguy cơ ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ XHCN. Tham ô, tham nhũng và lãng phí là căn bệnh "tứ chứng nan y" của mọi nhà nước. Dù nhà nước phong kiến, nhà nước tư bản hay nhà nước xã hội chủ nghĩa... nếu không có sự giáo dục sâu sắc và mọi hoạt động của nhà nước không được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân thì khó tránh khỏi tình trạng tham ô, lãng phí.

Tham ô là lợi dụng quyền hành hoặc chức trách để ăn cắp của công; lãng phí là làm tốn kém hao tổn một cách vô ích. Tham ô là hành động xấu xa nhất của con người. Nhân dân lao động ta làm lụng đổ mồ hôi, sôi nước mắt để góp phần xây dựng của công - của Nhà nước và của tập thể. Của công ấy là nền tảng vật chất của chế độ Xã hội chủ nghĩa, là nguồn gốc chủ yếu để nâng cao đời sống nhân dân ta. Tham ô là lấy trộm của công, chiếm của công làm của tư. Nó có hại đến sự nghiệp xây dựng Đảng và Nhà nước, có hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân, có hại đến đạo đức cách mạng. Lãng phí và tham ô tuy có khác nhau ở chỗ lãng phí thì không trực tiếp ăn cắp, ăn trộm của công, nhưng kết quả tai hại đến tài sản của Nhà nước, của tập thể thì cũng có tội.

Đứng về phía cán bộ, đảng viên mà nói tham ô là: Ăn cắp của công làm của tư; đục khoét của nhân dân; ăn bớt của bộ đội; tiêu ít mà khai nhiều, lợi

dụng của chung của Đảng, Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình. Hay nói cách khác, tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân là hành động trộm cắp mà ai cũng phải thù ghét, phải từ bỏ.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì lãng phí bao gồm nhiều mặt: Lãng phí sức lao động, lãng phí thời gian, lãng phí của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên của nhân dân, của đất nước. Lãng phí có thể do nhiều nguyên nhân: về trình độ non kém, thiếu kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, độc đoán đưa ra những quyết định sai lầm gây tốn kém hàng chục, hàng trăm tỉ đồng công quỹ của Nhà nước hoặc do chủ ý “ném tiền qua cửa sổ”; coi của công là “của chùa”; ăn uống, biếu xén, tiêu xài xa hoa lãng phí.

Để nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của bệnh tham ô, lãng phí, Chủ tịch Hồ Chí Minh kết luận: "Tham ô là trộm cướp. Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô" [5].

Chống tham ô, lãng phí là vấn đề luôn được Đảng ta quan tâm và đã trở thành một nội dung quan trọng trong hệ thống quan điểm của Đảng. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến căn bệnh tham ô, lãng phí, đó là chủ nghĩa cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: Chủ nghĩa cá nhân như một thứ vi trùng rất độc, nảy sinh ra các bệnh nguy hiểm như lười biếng, ngại gian khổ, khó khăn, tham danh, trục lợi, thích địa vị quyền hành, tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa... Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tích tổ chức, tích kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, làm hại lợi ích của cách mạng, của nhân dân. Tóm lại, do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều sai lầm.

Bệnh quan liêu là nguồn gốc sinh ra tệ nạn tham ô, lãng phí. Có tham ô, lãng phí là vì bệnh quan liêu. Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, bộ đội và Chính phủ. Nó là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không

mang gươm, mang súng và nằm trong các tổ chức của ta để làm hỏng công việc của ta, làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó của cán bộ ta, phá hoại đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính... Nó là một thứ giặc trong lòng, “giặc nội xâm”... Vì vậy: “Chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị” [6.tr.41].

Tham ô, lãng phí còn do trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa và trình độ tổ chức quản lý nhà nước yếu kém. Vấn đề này đã được. Mỗi người đảng viên, cán bộ từ trên xuống dưới đừng tưởng mình ở cơ quan Đảng, Chính phủ là thần thánh rồi, coi khinh nhân dân, cứ lúc nào cũng vác mặt “quan cách mệnh”. Họ tự cho mình cái gì cũng giỏi. Họ xa rời quần chúng và chỉ muốn làm thầy quần chúng. Cán bộ ở cấp càng cao càng phải học nhiều, học văn hóa, học chuyên môn, học đạo đức, học cách cư xử và cách sống làm người... Do trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, trình độ khoa học kỹ thuật thấp, thiếu hiểu biết thực tiễn, quen chỉ đạo, giáo huấn chung chung lại không chịu rèn luyện tu dưỡng nên một số cán bộ, đảng viên đã rơi vào tình trạng tham ô, lãng phí, suy thoái phẩm chất đạo đức... gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.

Theo báo cáo của 30 cơ quan, tổ chức ở Trung ương và 60 tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, trong năm 2013 đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch trong hoạt động tại 3.605 cơ quan, tổ chức, đơn vị, phát hiện 118 cơ quan, tổ chức, đơn vị có vi phạm; tiến hành hơn 4.000 cuộc kiểm tra việc thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn, phát hiện 188 vụ việc vi phạm; tiến hành 4.392 cuộc kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đã phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm tại 70 cơ quan, tổ chức, đơn vị; rà soát, ban hành mới 2.719 văn bản, sửa đổi, bổ sung 1.962 văn bản và huỷ bỏ 209 văn bản quy

định về chế độ, định mức, tiêu chuẩn; chuyển đổi vị trí công tác 32.427 cán bộ, công chức; xử lý trách nhiệm 111 trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do để xảy ra tham nhũng [7.tr,7]

Một phần của tài liệu Thực trạng đảng viên vi phạm kỷ luật đảng trên địa bàn hà nội hiện nay luận văn ths xã hội học (Trang 81 - 84)