Vài nét về tình hình đảng viên ở Hà Nội hiện nay

Một phần của tài liệu Thực trạng đảng viên vi phạm kỷ luật đảng trên địa bàn hà nội hiện nay luận văn ths xã hội học (Trang 34)

7. Khung lý thuyết

1.3.4. Vài nét về tình hình đảng viên ở Hà Nội hiện nay

Trong bối cảnh thực dân Pháp tập trung khủng bố dữ dội phong trào yêu nước và cách mạng, để củng cố xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng, Thành bộ Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập (giữa năm 1929) liền bắt tay vào việc tuyên truyền và lãnh đạo quần chúng đấu tranh để củng cố tổ chức thêm vững mạnh.

Sau sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 03/02/1930), ngày 17/3/1930 tại nhà số 42 phố Hàng Thiếc (là nơi ở của đồng chí Đỗ Ngọc Du, đồng thời là trụ sở của Xứ ủy Bắc Kỳ), Ban Chấp hành lâm thời của Đảng bộ Thành phố Hà Nội được thành lập, gồm 03 đồng chí: Đỗ Ngọc Du, Nguyễn Ngọc Vũ và Lều Thọ Nam. Đồng chí Đỗ Ngọc Du làm Bí thư Xứ ủy Đông Dương Cộng sản Đảng Bắc Kỳ kiêm Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Cuối tháng 4/1930, đồng chí Đỗ Ngọc Du được Trung ương điều đi công tác nước ngoài. Tháng 6/1930, đồng chí Trần Văn Lan, Ủy viên Trung ương Đảng triệu tập cuộc họp ở 177 phố Hàng Bông để tổ chức lại Thành ủy. Thành ủy Hà Nội được chính thức thành lập do đồng chí Nguyễn Ngọc Vũ là Bí thư đầu tiên của Đảng bộ Hà Nội cùng 02 ủy viên là đồng chí Lê Đình Tuyển và đồng chí Đỗ Danh Cưu. Văn phòng Thành ủy do đồng chí Tạ Quang Sần phụ trách.

Quá trình thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội là quá trình đấu tranh gian khổ, những chiến sĩ cách mạng phải vượt qua và chiến thắng nhiều khó khăn, trở lực, đặc biệt là sự khủng bố ác liệt của kẻ thù. Việc thành lập Đảng bộ Hà Nội là một sự kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn đối với phong trào cách mạng của cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Sự kiện này gắn bó chặt chẽ, là kết quả trực tiếp của phong trào yêu nước, phong trào công nhân ở Hà

Nội trong những năm sôi sục của cuộc vận động thành lập Đảng. Nó biểu hiện sự lớn mạnh của phong trào cách mạng của nhân dân Hà Nội, đánh dấu một thời kỳ đấu tranh mới của Hà Nội, có sự lãnh đạo trực tiếp của đội tiên phong của giai cấp công nhân. Những đảng viên đầu tiên của Đảng bộ Hà Nội là những thanh niên yêu nước, trưởng thành trong từng bước đi của cách mạng Việt Nam, được rèn luyện và đào tạo từ các phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng lao động và trở thành những chiến sĩ cách mạng tiêu biểu, những đảng viên cộng sản trung kiên, anh dũng chiến đấu cho lý tưởng cao cả là độc lập tự do của dân tộc, gắn bó máu thịt với nhân dân.

Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô ngày 01/8/2008, Đảng bộ Hà Nội có 58 Đảng bộ trực thuộc (10 Đảng bộ quận, 19 Đảng bộ huyện, thị, 5 Đảng bộ Khối, 21 Đảng bộ cấp trên cơ sở và 03 Đảng bộ cơ sở trực thuộc Thành ủy); có 2.955 tổ chức cơ sở Đảng, 17.432 Đảng bộ bộ phận, chi bộ trực thuộc cơ sở với 367.340 đảng viên. Đến nay, Đảng bộ Hà Nội có 59 Đảng bộ trực thuộc (12 Đảng bộ quận, 18 Đảng bộ huyện, thị xã, 5 Đảng bộ Khối, 21 Đảng bộ trên cơ sở, 03 Đảng bộ cơ sở trực thuộc Thành ủy), có 2.920 tổ chức cơ sở Đảng, 375.058 đảng viên. Công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng gắn với “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và thực hiện tốt việc kiểm điểm tự phê bình và phê binh theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI; thực hiện tốt việc sắp xếp cán bộ, công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển cán bộ lãnh đạo được thực hiện bài bản, hiệu quả. Hết năm 2013 đã tiến hành luân chuyển 229 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý, giới thiệu cán bộ ứng cử, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại 730 cán bộ. Tiến hành đào tạo được 1.957 cán bộ tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị, 8.323 cán bộ tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị, 26 cán bộ bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 80 cán bộ tốt nghiệp thạc sĩ trong và ngoài nước, 1.210 lượt cán bộ được cử đi học tập ở nước ngoài, tổ chức 05 lớp nguồn làm công tác Đảng với 448 học viên và 3 lớp nguồn công chức cấp xã với 273 học viên.

CHƢƠNG 2: CƠ CẤU ĐẢNG VIÊN VI PHẠM KỶ LUẬT ĐẢNG 2.1. Quy mô đảng viên vi phạm

Hàng tháng, thông qua báo cáo công tác tháng của Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ, ta có thể nắm được số lượng đảng viên vi phạm kỷ luật đảng theo các tháng. Để mang tính đại diện cho tình hình của một năm vừa qua, trong luận văn này, chủ yếu tác giả sẽ phân tích cơ cấu đảng viên vi phạm dựa trên số liệu báo cáo của tháng 3, tháng 6 và tháng 9 năm 2014.

Biểu 2.1: Số lượng đảng viên vi phạm kỷ luật đảng theo các tháng năm 2014

71 38 36 44 35 60 41 47 43 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Tháng1 3 5 7 9 Số người

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng 09 tháng đầu năm 2014 của UBKT TUHN)

Qua biểu đồ có thể dễ dàng thấy rằng, số đảng viên vi phạm kỷ luật mỗi tháng dao động từ khoảng 35-70 người, trong đó, nhiều nhất là tháng 1, tháng 6 là 71 và 60 người, các tháng còn lại không có gì đột biến. Tháng 1 và tháng 6 là hai tháng mà Uỷ ban Kiểm tra các cấp đang chuẩn bị báo cáo công tác 6 tháng và báo cáo năm vì thế mà đa số các đơn vị đều không đi thực tế kiểm tra giám sát. Ở những nơi nào mà tinh thần tự phê bình và phê bình chưa cao, lợi dụng những thời điểm nhạy cảm như trên để vi phạm thì số lượng đảng viên vi phạm sẽ tăng lên đáng kể như chúng ta nhìn thấy trên biểu đồ.

Bên cạnh đó, để thấy được sự biến đổi về quy mô đảng viên vi phạm kỷ luật trong thời gian gần đây, chúng ta có bảng so sánh sau:

Biểu 2.2: So sánh số lượng đảng viên vi phạm kỷ luật trong 9 tháng của năm 2013 và 2014(đơn vị: Người)

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng năm 2013 và 09 tháng đầu năm 2014 của UBKT TUHN)

Nhìn trên biểu đồ so sánh số lượng đảng viên vi phạm kỷ luật trong 9 tháng của năm 2013 và 2014 ta có thể dễ dàng nhận thấy; số lượng đảng viên vi phạm kỷ luật của năm 2013 hầu như trong các tháng đều cao hơn so với số lượng đảng viên vi phạm kỷ luật trong các tháng của năm 2014. Trong 9 tháng thì có tới 6 tháng trong năm 2013 là số lượng đảng viên vi phạm kỷ luật đều cao hơn so với số đảng viên vi phạm kỷ luật trong các tháng của năm 2014, chỉ có duy nhất một tháng có sự ngang bằng về số đảng viên vi phạm kỉ luật (tháng 8), và có 2 tháng 1 và tháng 6 là có số đảng viên vi phạm kỷ luật trong tháng của năm 2014 cao hơn so với năm 2013. Mặc dù vậy thì trong 2 tháng đó số đảng viên vi phạm kỷ luật của năm 2014 tăng không đáng kể so với năm 2013 (tháng 1 là từ 58 lên 71, tháng 6 là từ 45 lên 60). Nhưng ngược

lại thì số đảng viên vi phạm kỷ luật trong các tháng đều giảm rất nhiều so với năm 2013 điển hình là tháng 3 và tháng 5 có thể thấy trên biểu đồ tháng 3 của năm 2014 so với năm 2013 đã giảm tới 53.8% tháng 5 của năm 2014 so với năm 2013 đã giảm tới 50.7%.

Như vậy ta có thể thấy một tín hiệu đáng mừng là số lượng đảng viên vi phạm kỷ luật qua các năm đang có chiều hướng giảm và cũng qua kết quả so sánh trên ta có thể nhận định rằng sau hơn một năm thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khóa XI của Đảng nhận thức trách nhiệm và tính tự phê bình của đảng viên đã được nâng cao. Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (NQ-12/NQ/TW) được thực hiện trong năm 2012 đến nay đã đạt được những kết quả nhất định.

Sau khi Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) đi vào cuộc sống, chúng ta thấy rằng: nhận thức về công tác xây dựng Đảng nói chung, tự phê bình và phê bình nói riêng trong cán bộ, đảng viên được nâng lên đáng kể. Qua việc tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết và các chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương đã góp phần củng cố, nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong tư tưởng và hành động của các cấp ủy đảng, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên. Hiện nay, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên của Đảng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng trước quần chúng nhân dân. Cấp ủy đảng các cấp và đội ngũ cán bộ, đảng viên phải thấy rõ sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng để Đảng ta ngày một trong sạch, vững mạnh hơn, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Mỗi cấp ủy đảng và cán bộ, đảng viên phải thấy được trách nhiệm của mình trước vận mệnh của Đảng, của dân tộc từ đó đề cao ý thức tự giác trong việc học tập, thực hiện Nghị quyết của Đảng.

Các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên viên phải nghiêm túc kiểm điểm, phê bình và tự phê bình, chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm của mình, của đồng chí mình để sửa chữa, khắc phục. Thông qua việc chuẩn bị báo cáo kiểm điểm, báo cáo giải trình của tập thể, cá nhân một cách kỹ lưỡng và được bổ sung, hoàn thiện nhiều lần, phải tiếp thu ý kiến đóng góp của các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên từ đó nhận ra sai lầm, khuyết điểm để sửa chữa, có ưu điểm thì cần phát huy. Qua kiểm điểm, tự phê bình và phê bình thẳng thắn, chân thành trên tinh thần đồng chí đã tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng; trong nội bộ có sự hiểu biết, cảm thông và chia sẻ với nhau hơn; nhiều người đã nhận dạng rõ hơn, sâu sắc hơn những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, làm cơ sở để mỗi người đánh giá ưu điểm, khuyết điểm mình chính xác hơn.

Trong quá trình triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các cấp ủy có thêm nhiều kinh nghiệm phong phú từ cơ sở trong chỉ đạo thực hiện các nghị quyết về công tác xây dựng Đảng. Qua chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, các cấp ủy đảng từ Trung ương đến các địa phương đã rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng nói chung, trong chỉ đạo việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình trong Đảng nói riêng. Từ đó, phát hiện nhiều điển hình tiên tiến, nhiều cách làm hay để nhân rộng ra khắp cả nước.

Có thể nói rằng nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) là một nghị quyết quan trọng, có tính lâu dài, cấp bách, cần thực hiện thường xuyên, liên tục ở các cấp ủy đảng, chứ không chỉ thực hiện một sớm một chiều là có kết quả ngay. Việc thực hiện nghị quyết này không chỉ trong một nhiệm kỳ mà cần thực hiện trong nhiều nhiệm kỳ tiếp theo vì nó đưa ra những giải pháp đúng đắn, kịp thời. Thực hiện nghị quyết Trung ương 4 phải nghiêm túc, không chỉ sơ sài, câu nệ, làm cho có hình thức. Có như thế Đảng ta mới lấy lại uy tín

trong lòng của nhân dân, mới được nhân dân mến yêu, tin tưởng, mới tiếp tục vai trò của một Đảng cầm quyền.

Bảng 2.1: Số liệu tổng số đảng viên vi phạm kỷ luật của 4 năm:

Năm 2011 2012 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số đảng viên vi phạm kỷ luật 891=100% 1023=115% 1132=127% 515=57.8% Tổng số đảng viên của năm 370989 374069 371862 375058 % đảng viên vi phạm so với tổng số đảng viên 0.24 0.27 0.30 0.14

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng năm 2011, 2012, 2013 và 09 tháng đầu năm 2014 của UBKT TUHN).

Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy số lượng đảng viên vi phạm kỷ luật đảng của năm sau cao hơn năm trước: năm 2012 bằng 115% của năm 2011; năm 2013 bằng 127% của năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2014 đã bằng 57.8% của cả năm 2011 trong khi số lượng đảng viên từ năm 2011 đến 2014 tăng lên 4.069 đảng viên. Điều này cho thấy tính chất, phạm vi, quy mô vi phạm kỷ luật đảng ngày càng nghiêm trọng. Chúng ta cũng phải thừa nhận, Uỷ ban kiểm tra giám sát Thành ủy Hà Nội và Thanh tra thành phố đã vào cuộc một cách rất nghiêm túc, nghiêm minh, xử lý đúng Điều lệ, đúng luật pháp, không khoan nhượng trước các hành vi sai trái của cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, trước các biện pháp răn đe, giám sát, xử lý kỷ luật mà vẫn không có tiến triển, không ngăn chặn được hành vi vi phạm kỷ luật của đảng viên, số vi phạm ngày một tăng. Đây là một điều đáng lo ngại và là vấn đề đặt ra cho công tác kỷ luật, giám sát Đảng của Thành ủy Hà Nội.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy đồng thời với công tác thi hành kỷ luật Đảng thì công tác phát triển Đảng của Đảng bộ Hà Nội luôn được quan tâm tạo điều kiện để bổ sung cho Đảng nguồn nhân lực mới, dồi dào có đủ phẩm chất, trình độ trí tuệ, năng lực công tác. Qua 3 năm 6 tháng (tính từ đầu năm 2011 đến tháng 6 năm 2014) số đảng viên tăng lên 4.069 đảng viên, trong khi đó số đảng viên vi phạm bị xử lý hình thức kỷ luật khai trừ là 349 trường hợp. Phát triển Đảng là để cho Đảng ngày càng lớn mạnh, đủ năng lực đảm nhận vai trò tiên phong gương mẫu trước quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó, phải khai trừ những đảng viên không còn đủ tư cách, không xứng đáng là người đảng viên gương mẫu, những phần tử cơ hội chủ nghĩa, nhăm nhe chiếm đoạt tài sản của công, lợi dụng chức quyền để trục lợi, hại đến uy tín của Đảng.

Qua việc nghiên cứu, phân tích các bảng số liệu trên phần nào giúp chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình vi phạm kỷ luật đảng của đảng viên từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014. Nhằm có một cái nhìn cụ thể, sâu sắc, toàn diện, đi sâu bản chất của vấn đề, tác giả tiếp tục phân tích sâu hơn nữa tình hình vi phạm kỷ luật đảng của đảng viên theo giới tính, độ tuổi, vùng miền, nội dung vi phạm dưới đây.

2.2. Giới tính và độ tuổi

Về giới tính của đảng viên vi phạm kỷ luật đảng, qua 160 phiếu trưng cầu ý kiến thu về, từ đánh giá của chính những cán bộ kiểm tra trực tiếp xử lý các trường hợp vi phạm, cho thấy: số đảng viên nam vi phạm có 110 phiếu, chiếm 69%, số đảng viên nữ vi phạm có 50 phiếu, chiếm 31%. Như vậy, tỷ lệ đảng viên nữ trên đảng viên nam vi phạm là 45%, tỷ lệ đảng viên nam vi phạm chiếm đa số.

Nhìn từ góc độ xã hội học, tình trạng trên là một trong những biểu hiện của bất bình đẳng giới, mà ở đây là trong lĩnh vực lãnh đạo quản lý. Nhiều

nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đa số đàn ông hiện nay giữ các chức vụ cao trong cơ quan, đơn vị. “Công tác cán bộ nữ vẫn tồ tại một số hạn chế, bất cập: tỷ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý các ngành, các cấp vẫn còn thấp, thậm chí ở một số lĩnh vực bị sụt giảm, cơ cấu không đều, chưa tương xứng với sự phát triển

Một phần của tài liệu Thực trạng đảng viên vi phạm kỷ luật đảng trên địa bàn hà nội hiện nay luận văn ths xã hội học (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)