Tiêu chuẩn cụ thể cho điểm, trừ điểm, các chỉ tiêu cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Đề tài: Nghiên cứu và xây dựng chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc cho một số vị trí điển hình của cán bộ nhân viên ở Công ty xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị vật tư đường sắt pdf (Trang 49 - 56)

I. Thực trạng của công tác đánh giá tình hình thực hiện công việc của Công ty xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị vật tư đường sắt

I.3 Tiêu chuẩn cụ thể cho điểm, trừ điểm, các chỉ tiêu cụ thể như sau:

sau:

a) Chỉ tiêu ngày công:

* Qui định ngày công được phép thấp hơn ngày công chế độ của từng đối tượng lao động:

iii)Nữ có thai dưới bẩy tháng được nghỉ 3 lần đi khám mỗi lần một ngày.

iv) Nữ có thai trên bẩy tháng được phép giảm một giờ làm việc trong một ngày.

v) Nữ có con dưới 12 tháng được phép đến muộn hoặc về sớm trước một giờ trong một ngày.

vi)Các trường hợp khác nghỉ làm việc được hưởng bảo hiểm xã hội theo chế độ của Nhà nước.

* Một số công thức xác định ngày công: Ngày công chế độ trong tháng = Ngày dương lịch theo tháng - Thứ bẩy, chủ nhật và ngày lễ

Ngày công kế hoạch để xét thưởng trong

tháng của từng đối tượng

= Ngày công chế độ trong tháng -

Ngày công được phép thấp hơn

của từng đối tượng lao động

* Lương làm việc thực tế:

iii) Được hưởng tiền thưởng theo phân loại A, B, C trong tháng. iv) Được hưởng tiền lương theo cơ chế hiện hành của Công ty . * Thời gian nghỉ phép năm (là 12 ngày, cứ 5 năm công tác được cộng thêm 1 ngày) được hưởng nguyên lương.

* Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản, con ốm, tai nạn lao động được hưởng bảo hiểm xã hội theo chế độ Nhà nước.

* Xét thưởng chỉ tiêu ngày công:

iii) Đạt mức ngày công kế hoạch trong tháng theo từng đối tượng lao động được 10 điểm.

iv)Nếu ngày công làm việc trong tháng thấp hơn ngày công kế hoạch trong tháng thì bị trừ điểm như sau:

• Thấp hơn 0.5 ngày bị trừ 1 điểm.

• Thấp hơn 1.5 ngày bị trừ 3 điểm.

• Thấp hơn 2 ngày bị trừ 4 điểm.

Cứ thấp hơn 0,5 ngày bị trừ một điểm. Thời gian nghỉ việc không lý do cộng dồn trong tháng không được phép quá 5 ngày và cả năm cộng dồn không quá 20 ngày. Nếu quá thì áp dụng hình thức sa thải.

b) Chỉ tiêu nội quy kỷ luật lao động.

Điều 1: Những người lao động có những hành vi vi phạm kỷ luật lao động:

1.1 ) Tự ý nghỉ việc mà không có lý do chính đáng.

1.2 ) Đến nơi làm việc muộn so với giờ quy định hoặc về sớm trước giờ quy định .

1.3 ) Làm việc riêng trong giờ hoặc làm việc khác không được giao, không đúng trách nhiệm.

1.4 ) Không làm việc đủ số giờ làm việc quy định hoặc không hoàn thành nhiệm vụ công tác theo khối lượng và chất lượng công việc, không theo tiến độ được giao.

1.5 ) Không thực hiện đúng quy định vệ sinh công nghiệp và bảo quản thiết bị.

1.6 ) Không hoàn thành định mức lao động ( dưới 80% đối với công việc tạm thời, 90% đối với công việc chính) do yếu tố chủ quan của người lao động.

1.7 ) Sử dụng vật tư nguyên liệu hao hụt quá mức quy định.

1.8 ) Tự ý rời nơi làm việc hoặc ngừng việc (trừ trường hợp đặc biệt, bắt buộc phải ngừng việc khi xẩy ra tai nạn làm tổn hại đến sức khoẻ người lao động ).

1.9 ) Không chấp hành lệnh của người chỉ huy từ tổ trưởng sản xuất, phòng ban nghiệp vụ trở lên.

1.10.1 )Lấy cắp hoặc có liên quan đến lấy cắp tài sản vật tư, nguyên liệu, vật liệu hoặc gây lãng phí cho Công ty bất kỳ nhiều hay ít.

1.10.2 ) Do vô ý thức hay có ý làm mất mát tư liệu, bản vẽ thiết kế, dự toán, làm hư hỏng máy móc thiết bị, công cụ lao động, nhà xưởng, sản phẩm, làm mất phẩm chất hàng hoá.

1.10.3 ) Nhận hối lộ, làm thiệt hại cho Công ty.

1.10.4 ) Không thực hiện đúng các quy định về thứ tự trong Công ty, gây rối trật tự nơi làm việc hoặc trong khu vực cơ quan đơn vị, viết các đơn thư khiếu nại, tố cáo sai sự thật sau khi đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

1.10.5 ) Để lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh, các tài liệu chứng từ, tài liệu, số liệu, các thông tin kinh tế cho các tổ chức hoặc cá nhân ngoài Công ty.

1.10.6 ) Không sử dụng đầy đủ trang thiết bị phòng hộ lao động khi làm việc hoặc sử dụng trang bị phòng hộ để làm việc không đúng quy định.

1.10.7 ) Không chấp hành đầy đủ quy trình quy phạm kỹ thuật và công nghệ quy định.

1.10.8 ) Gây ra tai nạn lao động cho bản thân mình hoặc cho người khác (kể cả do vô ý hay cố ý).

1.11 ) Vi phạm các chính sách và pháp luật Nhà nước, nội quy quy chế của Công ty quy định .

Điều 2: Xử lý vi phạm lao động:

2.1 ) Người lao động ở bất kỳ các vị trí công tác nào nếu có hành vi coi là vi phạm kỷ luật lao động ( Chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự) thì đều bị xử lý theo một trong ba mức sau:

-) Kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 6 tháng hoặc cách chức.

- ) Sa thải.

2.2 ) Áp dụng các hình thức kỷ luật:

2.2.a ) Hình thức khiển trách được áp dụng trong các trường hợp sau: Vi phạm các quy định tại các điểm 1,3,4,5,6,7,8 của điều 1 sau khi đã nhắc nhở lần đầu và không gây ra hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định tại các điểm 2,9 điều 1 lần thứ 2.

2.2.b ) Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương, chuyển làm công việc khác hoặc cách chức được áp dụng trong các trường hợp sau:

• Cán bộ quản lý kinh tế, kỹ thuật, cán bộ nhân viên nghiệp vụ kinh tế, kỹ thuật vi phạm kỷ luật lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách.

• Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất kinh doanh đã bị khiển trách bằng văn bản mà vẫn tái phạm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc vi phạm lần đầu:

iii) Làm hư hỏng máy móc thiết bị.

iv) Gây tai nạn lao động cho bản thân hoặc cho người khác.

v) Làm mất tài sản ( nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng)

vi) Làm thất thoát vật tư, tài sản hàng hoá sản phẩm sản xuất ra.

• CBCNV vi phạm các điểm 2,3,4,6,7,8 mục10 điều 1.

2.2.c ) Hình thức kỷ luật sa thải áp dụng trong các trường hợp sau:

• Người lao động vi phạm điểm 1,5 mục 10 điều 1, trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc các hành vi khác gây

phương hại nghiêm trọng về tài sản và lợi ích của đơn vị, Công ty. Vi phạm pháp luật Nhà nước bị xử lý phạt tù.

• Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng bậc lương, chuyển làm việc khác, công chức mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật.

• Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng đồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng.

2.2.d ) Trách nhiệm vật chất:

• Người lao động khi làm hư hỏng hoặc có hành vi gây tác hại đến tài sản của Công ty nếu do lỗi của mình thì phải bồi hoàn và được so sánh mức độ tác hại thực tế gây ra để quyết định mức bồi hoàn. Nếu gây tác hại không nghiên trọng (nhỏ hơn 5 triệu đồng) thì mức bồi hoàn nhiều nhất là 3 tháng lương và bị khấu trừ dần vào lương hàng tháng, trong 1 tháng và không quá 30%.

• Người lao động làm mất mát dụng cụ, thiết bị, mất các tài sản, tiêu hao vật tư quá định mức quy định được so sánh để bồi hoàn 1 phần hoặc toàn bộ theo giá cả thị trường.

Vi phạm nội quy phòng cháy chữa cháy:

iii) Cán bộ, nhân viên Công ty hút thuốc, đun nước khi hết giờ làm việc không tắt hết mà để gây cháy sẽ bị xử lý kỷ luật và bồi thường hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tuỳ theo mức độ.

iv) Nhân viên bảo vệ để người ngoài vào Công ty gây cháy nổ bị xử lý kỷ luật theo từng mức độ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

c) Mức thưởng theo phân loại thi đua.

Nội dung A B C Hệ số tiền thưởng ( k1) Hệ số tiền thưởng ( k1) Hệ số tiền thưởng ( k1)

CBCNV toàn công ty 1,2 1,0 0,8 Công thức tính: Số tiền thực lĩnh trong tháng = Hệ số cấp bậc và phụ cấp x

Tiền lương tối thiểu áp dụng x

Hệ số tiền thưởng Trong đó:

Tiền lương tối thiểu áp dụng của Công ty là: 441000 VND Hệ số cấp bậc: Theo cách tính của Nhà nước

Hệ số tiền thưởng với mỗi đối tượng được xếp hạng A, B, C thì có hệ số tương ứng.

d) Tổ chức thực hiện.

* Đối với trưởng phòng: Đầu các quý nhận phương án kinh doanh theo sự phân công của Giám đốc, đồng thời nhận các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của phòng cũng như của bản thân.

* Đối với công đoàn và trưởng phòng:

Đôn đốc hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện qui chế chuyên môn đối với từng nhân viên .

Theo dõi tình hình thực hiện công việc của từng nhân viên trong phòng theo từng tháng, từng quý và tổng hợp lại đề nghị Giám đốc khen thưởng theo từng tháng hoặc từng quý.

* Đối với các phòng khác trong công ty như:

iii) Phòng y tế: Có nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ nhân viên toàn Công ty .

iv) Phòng bảo vệ: Bảo vệ toàn bộ tài sản trong Công ty, giữ gìn an ninh trật tự, bảo đảm phòng cháy chữa cháy...

v) Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ giúp Giám đốc quản lý thu, chi các nguồn tài chính của Công ty theo đúng các văn bản của Nhà nước.

* Nhận xét:

iii)Ưu điểm: Các chỉ tiêu đưa ra tương đối sát với tình hình thực tế, dùng đòn bẩy kinh tế kích thích và cũng đã khuyến khích được người lao động.

* Nhược điểm:

iii)Chưa tận dụng được hết chất xám của CBCNV như: Làm thêm giờ, cải tiến phương pháp làm việc... mà chỉ căn cứ vào các chỉ tiêu chung chung. Vì vậy ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty .

iv)Chưa xây dựng đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá cho từng đối tượng cá nhân như: Nhân viên y tế, nhân viên lao công...

Một phần của tài liệu Đề tài: Nghiên cứu và xây dựng chỉ tiêu đánh giá thực hiện công việc cho một số vị trí điển hình của cán bộ nhân viên ở Công ty xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị vật tư đường sắt pdf (Trang 49 - 56)