II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH
II.1 CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
BỊ VẬT TƯ ĐƯỜNG SẮT
II.1. CÁC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNGTY TY
Công ty xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị vật tư đường sắt là một Doanh nghiệp Nhà nước có tên giao dịch với nước ngoài là VIRASIMEX trực thuộc Tổng Công ty đường sắt Việt nam.
Hơn 40 năm trưởng thành và phát triển Công ty không những tồn tại và đứng vững trên thị trường mà còn mở rộng các hình thức kinh doanh dịch vụ của công ty ra ngoài thị trường ngành đường sắt .
Là Công ty thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt nam, các hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là phục vụ cho ngành đường sắt và của Tổng công ty Đường sắt Việt nam. Các mặt hàng mà Công ty kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng chuyên dụng với giá thành cao hoặc mỗi lần nhập khẩu với khối lượng lới nhằm phục vụ cho các dự án nhóm A và nhóm B của đất nước.
Các mặt hàng mà Công ty nhập khẩu chủ yếu là: Cao su, gỗ ván sàn, đá ốp lát, quặng crôm, phụ tùng đầu máy toa xe, thép ray ghi, máy điện jubili, thạch cao và một số mặt hàng khác. Những mặt hàng như phụ tùng đầu máy toa xe, thép ray ghi, máy điện jubili được Công ty nhập khẩu nhằm phục vụ hoạt động cho ngành đường sắt .
Công ty xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị vật tư đường sắt là Công ty độc quyền hoạt động trong ngành đường sắt. Các mặt hàng mà Công ty nhập khẩu đều được phục vụ cho ngành đường sắt và các Xí nghiệp thành viên của Công ty.
Trong cơ chế thị trường thì tìm mặt hàng kinh doanh phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Bởi đây là nhân tố quyết định hàng có bán được hay không và Công ty cũng vậy, việc kinh doanh mặt hàng nào phải xuất phát từ nhu cầu của ngành và thị trường, Công ty kinh doanh một số mặt hàng chủ yếu sau đậy: Cao su, gỗ ván sàn, đá ốp lát, quặng crôm, sắn lát, phụ tùng đầu máy toa xe, thép ray-ghi, máy điện jubili, thạch cao và một số mặt hàng khác. Trong những mặt hàng này thì phụ tùng đầu máy toa xe, thép ray ghi, máy điện jubili được công ty nhập khẩu nhằm phục vụ cho ngành đường sắt. Và những mặt hàng còn lại Công ty kinh doanh đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Những mặt hàng nhập khẩu của Công ty thường được nhập từ các thị trường: Trung Quốc, Ấn Độ, Bỉ , Đức , Pháp, Thuỵ Sĩ, Thụy Điển, Nhật Bản, Đài Loan, Anh ,Mỹ. Ngoài các mặt hàng nhập khẩu phục vụ cho ngành, Công ty còn nhập khẩu nhiều mặt hàng phục vụ nhu cầu của khách hàng trong nước như những mặt hàng đá ốp lát, gỗ ván sàn.
II.1.2) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Kết quả kinh doanh là phần doanh thu còn lại sau khi nộp thuế và các khoản phải chi trong kỳ kinh doanh. Kết quả kinh doanh được hình thành từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động đầu tư tài chính hoặc các hoạt động kinh doanh khác. Mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu chủ đạo được mọi Doanh nghiệp kinh doanh quan tâm chú ý, vì vậy mà các hoạt động kinh doanh thường ngày của Doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu này. Công ty xuất nhập khẩu cung ứng thiết bị vật tư đường sắt cũng vậy. Tuy nhiên, Công ty là một Doanh nghiệp Nhà nước thì ngoài mục tiêu lợi nhuận Công ty còn phải thực hiện mục tiêu xã hội. Đây là hai yếu tố gắn chặt với nhau, đạt được lợi nhuận tức là đạt được mục tiêu kinh tế do đó mới thực hiện tốt các mục tiêu xã hội. Việc đánh giá kết quả kinh doanh của
Công ty qua bốn năm sẽ thấy được một số nguyên nhân làm tăng cũng như giảm kết quả kinh doanh .
Nhìn vào biểu 1 ta thấy: Năm 2000 Công ty đạt kết quả kinh doanh không cao, lợi nhuận đạt được âm 366263 nghìn đồng. Sự giảm sút này chủ yếu do năm 2000 Công ty chưa được khấu trừ thuế GTGT đầu vào dẫn tới lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt kết quả âm 682923 nghìn đồng và gây ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận.
Tuy nhiên năm 2001 tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng mạnh so với năm 2000, mức tăng đạt được 2001591 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 546.49% Trong đó:
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh nhất 2202843 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 322.56%. Sự tăng này là do doanh thu từ hoạt động bán hàng tăng 39821919 nghìn đồng với tỷ lệ tăng trưởng 55.2%. Tuy nhiên từ bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy Công ty vẫn còn có những hạn chế, cụ thể là: Các khoản giảm trừ năm 2001 tăng mạnh với tỷ lệ tăng là 59.83% lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng. Đồng thời vốn hàng bán cũng vậy tăng với tỷ lệ 55.25% lớn hơn tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu là 0.05%.
Tiếp đó là lợi nhuận từ hoạt động tài chính tăng 3169 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 67.73%, lợi nhuận từ hoạt động bất thường giảm nhưng mức giảm này nhỏ hơn rất nhiều so với mức tăng của doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động tài chính. Do vật tổng lợi nhuận sau thuế của năm 2001 so với năm 2000 vẫn tăng mạnh với 546.49% .
Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2002 giảm so với năm 2001 là 898495 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 54.94% sự giảm sút này là do:
Doanh thu bán hàng năm 2002 so với năm 2001 tăng mạnh, số tăng lên tới 90114834 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 80.48%, trong khi đó năm 2002
Công ty đã giảm được các khoản giảm trừ so với năm 2001 nên doanh thu thuần tăng 908463 nghìn đồng, tỷ lệ tăng 81.43%, trị giá vốn hàng bán cũng tăng mạnh với tỷ lệ tăng 84.43% cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng là 3.87% và doanh thu thuần là 2.92%, nhưng do Công ty quản lý chưa tốt chi phí bán hàng làm cho chi phí này tăng với tỷ lệ 81.94% cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu bán hàng là 1.46% và doanh thu thuần là 0.51%, đã làm cho lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2002 giảm 305215 nghìn đồng với tỷ lệ giảm là 20.08% so với năm 2001.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận hoạt động bất thường năm 2002 so với năm 2001 cũng giảm với mức giảm lần lượt là 553442 nghìn đồng và 39838 nghìn đồng với tỷ lệ giảm là 70.52% và 37.04%, chính vì vậy mà tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2002 giảm so với năm 2001. Sự giảm sút lợi nhuận từ hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường đã làm cho tổng lợi nhuận năm 2002 giảm 898495 nghìn đồng với tỷ lệ giảm là 54.94%.
Đến năm 2003 tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng 299729 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 40.68% so với năm 2002. Sự tăng này là do các nguyên nhân sau:
Doanh thu bán hàng của Công ty năm 2003 so với năm 2002 tăng mạnh với mức tăng là 88708441 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 43.90% đồng thời Công ty đã giảm được các khoản giảm trừ so với năm 2002 nên đã làm tăng doanh thu thuần là 89160072 nghìn đồng với tỷ lệ tăng 44.39% điều này là rất tốt, song trị giá vốn hàng bán tăng mạnh với tỷ lệ tăng là 51.45% cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu 7.55% và doanh thu thuần 7.06%. Công ty đã quản lý tốt hơn chi phí bán hàng do đó chi phí quản lý bán hàng giảm với tỷ lệ giảm 1.54% nên dẫn đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh năm 2003 so với năm 2002 tăng 1255173 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là 103.33%.
Lợi nhuận hoạt động tài chính giảm so với năm 2002 là 851509 nghìn đồng nhưng tỷ lệ lại tăng là 156.07% và lợi nhuận từ hoạt động bất thường giảm so với năm 2002 là 103933 nghìn đồng với tỷ lệ giảm 153.47% chính vì thế cũng làm cho tổng lợi nhuận sau thuế năm 2003 có giảm đi. Tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường tuy có giảm nhưng không làm cho tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty giảm so với năm 2002.
Qua phân tích trên có thể thấy rằng tình hình thực hiện kết quả kinh doanh của Công ty còn chưa tốt, năm 2000 với tổng lợi nhuận kinh doanh sau thuế của Công ty là âm 366263 nghìn đồng và đến năm 2001 tăng lên nhưng vẫn chưa thực cao. Bởi các khoản giảm trừ và trị gía vốn hàng bán tăng mạnh hơn doanh thu và doanh thu thuần nên làm cho lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh chưa đạt được được mức tối đa, do vậy tuy tổng lợi nhuận tăng lên nhưng vẫn chưa cao. Sang năm 2002 tổng lợi nhuận lại giảm so với năm 2001. Như vậy có thể nói rằng Công ty đạt kết quả kinh doanh không cao và chưa ổn định, nó có thể bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan như khả năng quản lý chi phí bán hàng, khả năng mua hàng và khả năng suy đoán và lựa chọn hoạt động đầu tư tài chính chưa sắc bén. Tuy nhiên, lợi nhuận hoạt động tài chính giảm cũng có thể là do nguyên nhân khách quan và đây có lẽ là những nhận định có cơ sở nhất vì lợi nhuận chỉ có được sau một khoảng thời gian nhất định, mà vốn đầu tư tài chính Công ty tăng mạnh năm 2002, do vậy lợi nhuận từ hoạt động tài chính chưa có là hợp lý. Đến năm 2003 tổng lợi nhuận sau thuế của Công ty đã tăng so với năm 2002 là vì Công ty đã quản lý tốt hơn chi phí bán hàng, tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường của Công ty vẫn chưa có và đây cũng là lý do để cho lợi nhuận của công ty vẫn không được cao.
Biểu 1 Kết qủa kinh doanh của Công ty
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 so sánh 2000 với2001 so sánh 2000 với2001 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền 1 Doanh thu bán hàng 72144554 111966473 202081307 290789748 39821919 55.20 90114834 Doanh thu XK 0 970491 10055354 970491 9084863 2 Các khoản giảm trừ 785332 1251623 1207125 755494 466291 59.38 -44498 Chiết khấu bán hàng 0 0 0 0 0 Giảm giá hàn bán 155663 412686 78914 51541 257023 165.12 -333772 Hàng bán trả lại 602962 342806 241187 683927 -260156 -43.15 -101619 Thuế 26707 496130 887023 20025 469423 1757.68 390893
3 Doanh thu thuần (1-2 ) 71359222 110714850 200874182 290034254 39355628 55.15 901593324 Trị giá vốn hàng bán 58980905 91569157 168811072 255664542 32588252 55.25 77241915