Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình là nét nghệ thuật đặc sắc của truyện thơ. Bàn về vấn đề này có hai khía cạnh: miêu tả ngoại hình nhân vật theo lối truyền thống và miêu tả ngoại hình nhân vật theo hướng cách tân, hiện đại. Lối miêu tả theo truyền thống chịu ảnh hưởng bởi cách miêu tả ngoại hình nhân vật ở thể loại cổ tích, sử thi (văn học dân gian). Đối với lối miêu tả ngoại hình nhân vật theo hướng cách tân chịu ảnh hưởng từ văn học
viết đặc biệt là các thể loại hiện đại. Dấu vết của sự gặp gỡ giữa văn học dân gian và văn học viết trong thể loại truyện thơ một phần thể hiện ở điểm này.
Ngoại hình nhân vật anh hùng thường được miêu tả theo lối truyền thống. Họ được các tác giả trang bị ngoại hình đẹp, khôi ngô, tuấn tú, ăn mặc trang trọng thể hiện vóc dáng của dòng dõi hoàng gia và nguồn gốc thần thánh. Chứa đựng bên trong những ngoại hình ấy là tư chất thông minh hơn người. Phra Lamkhôi ngô, tuấn tú, tư chất hiện rõ tài năng. Nếu hai người em của Xỉn xay được sinh ra với ngoại hình quái dị (con ốc và con voi) thì Xỉn xayđược nàng Lunsinh ra với vóc dáng của một con người đẹp, tay cầm cung và kiếm. Đến nhân vật Riêm, chàng là một con người lý tưởng được tác giả hết sức yêu quý. Ngoại hình của Riêm được đề cập thông qua những nhận định chung về các con trai của vua Tuốcsorốth. “Những người con trai của Tuốcsorốth lớn lên thành những chàng trai tuấn tú. Họ đều cao lớn, mạnh khỏe. Họ là niềm tin và niềm tự hào của toàn vương quốc. Họ thừa hưởng của vua cha đức độ, yêu thương mọi người, thái độ ân cần và mềm mỏng cũng như vẻ quý phái và dáng đi đứng hiên ngang”[70, tr.11].
Không chỉ thế, vẻ đẹp và sức mạnh của Riêm được mô tả bằng những hình ảnh khắc họa mạnh mẽ: chàng có võ nghệ cao cường, có đôi mắt sáng như mặt trăng, mặt trời, có đôi tai nghe thấu nhạc của Trời, Đất…Đến Phra Ram, đức tính tốt đã chứng minh nguồn gốc thần thánh của chàng. Ram có một ngoại hình trẻ trung, khôi ngô tuấn tú trộn lẫn với chút sắc xanh ở màu da, là một biểu tượng của thần tính. Trong số các anh em, chàng tỏ ra là người có tư chất vượt trội hơn cả.
Người anh hùng trong câu chuyện lịch sử cũng mang một vóc dáng cổ điển, đậm chất sử thi. Trong Khun Chang Khun Phaen, sự ra đời của các nhân vật chính được báo hiệu trong mộng. Thong Prasi mơ thấy thần Indra ngàn mắt bay đến tặng cho bà một chiếc nhẫn kim cương:
Một chiếc nhẫn đính kim cương lấp lánh mà thần Indra ban tặng báo hiệu điềm lành. Nàng sẽ mang thai một đứa con trai. Nó sẽ giống như một trong những binh tướng của vua Narai, mạnh mẽ, dũng cảm, gan da và có thể chinh phục cả ba vùng lãnh thổ[125].
Quả thật, Thong Prasi sinh ra Phlai Kaeo dũng mãnh và tài trí. Sau đó chàng trờ thành tướng quân Khun Phaen được vua Phanwasatin yêu hết mực.
Phlai Kaeo là người đẹp trai và thông minh nhưng nhà nghèo. Anh sống ở Suphanbiri. Năm 15 tuổi, anh vào chùa làm tu sĩ để được học hành. Lớn lên, tuân lệnh vua, Phlai Kaeodẹp giặc mang về chiến thắng vinh quang. Phaen ra trận với một khí thế hừng hực với những lời chúc tụng tốt đẹp từ phía vua và các triều thần. Anh mang tinh thần và vóc dáng của một chiến binh dũng mãnh.
Chàng như một cơn giớ lớn quét sạch bụi bẩn và có sức mạnh của một con sư tử. Nhà vua tặng cho anh ta bộ đồ chiến binh rực rỡ, sáng chói, một đôi tất dài, một cái thắt lưng rực rỡ, và một cái mũ sắt sáng chói. Phlai Kaeo bái lễ và rời khỏi hoàng cung[125].
Hình ảnh này không khác một anh hùng được mô tả trong các tác phẩm sử thi lớn của nhân loại. Phaen khi ra trận là tất nhiên mang về chiến thắng. Những trận chiến oanh liệt, vẻ vang đó anh ta xứng danh là người anh hùng.
Người anh hùng Từ Hải trong Truyện Kiều được Nguyễn Du miêu tả rất cụ thể về hình dáng bên ngoài. Từ mày, râu đến kích cỡ đã được phóng đại theo lối ngoa dụ cho phù hợp với đấng anh hùng ngay từ khi chàng vừa xuất hiện:
Lần thâu gió mát trăng thanh Bỗng đâu có khách biên đình sang chơi
Râu hùm hàm én mày ngài
Đây là một tướng mạo khác thường, hùng vĩ của người anh hùng: râu dữ như râu hùm, hàm nở rộng như hàm chim én, lông mày rậm và to như con tằm (khác với mày ngài của người phụ nữ). Từ Hải có tướng mạo giống Trương Phi và có mày ngài giống Quan Vân Trường đều là tướng mạo của kẻ anh hùng. Bằng việc phối hợp sử dụng nghệ thuật ước lệ trong miêu tả với hỉnh thức tiểu đối và đặc biệt là thủ pháp ngoa dụ, tác giả làm nổi bật ý chí lớn lao, khát vọng tự do của anh hùng Từ Hải. Chỉ vài câu ngắn gọn, Từ Hải
hiện lên với dầy đủ tài năng và tính cách. Chàng họ tên là Từ Hải, người xứ Việt đông, là một anh hùng hào kiệt khác thường, tinh thông võ nghệ. Từ Hải
có tài dụng binh và là người đầy mưu lược. Chàng gặp Thúy Kiều ở lầu xanh, cứu nàng ra khỏi chốn ô nhục và cưới nàng làm vợ. Từ Hải tạo điều kiện và giúp Kiều báo ân báo oán. Hành động này cao cả, đầy tính nhân văn của một vị anh hùng trượng nghĩa. Tuy xuất hiện không nhiều trong tác phẩm, nhưng hình ảnh người anh hùng Từ Hải in đậm trong tâm trí người đọc bởi khí phách, hành động, lòng nghĩa hiệp của một anh hùng. Qua Từ Hải, người dân ước mơ có một xã hội công bằng, văn minh, tự do và hạnh phúc. Nét đẹp và khí phách của người anh hùng Từ Hải có một sức sống bền bỉ, qua năm tháng không thể phai mờ trong tâm trí người đọc.
Một số truyện thơ ít chú trọng miêu tả ngoại hình nhân vật anh hùng. Chẳng hạn, Lục Vân Tiên là người anh hùng trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Đình Chiểu. Chàng Vân Tiên họ Lục, quê ở quận Đông Thành. Cha mẹ Vân Tiênlà người hiền đức. Vân Tiênlà người có tài, 16 tuổi đã tinh thông văn võ. Trong khi xây dựng nhân vật, Nguyễn Đình Chiểu ít hoặc không chú trọng miêu tả ngoại hình mà chỉ quan tâm miêu tả hành động. Sự phát triển của nhân vật trung tâm Lục Vân Tiên là minh chứng rõ nhất cho tinh thần coi trọng nhân cách hơn tài năng, nhân vật có tính cách nhất quán minh hoạ cho tư tưởng “trung hiếu làm đầu”.
Tác giả truyện thơ ít miêu tả ngoại hình nhân vật tài tử. Trong Tum Tiêu, người đọc bắt gặp chàng Tumđẹp đẽ và tài năng. Tum là chàng trai trẻ quê ở vùng Ba Phnôm. Thuở nhỏ được mẹ chăm sóc, lớn lên được gửi vào chùa Prếch Vi-hia Thôm ê a kinh Phật. Tumlà người thông minh, học đến đâu biết đến đó. Càng lớn,Tum càng có vóc dáng khôi ngô:
Trải ngày tháng Tum nên người lớn Tướng mạo khôn ngoan mặt lộ tài
Trời phú giọng ca hay trầm bổng
Mỗi hoàng hôn chùa ấm giọng ai[33, tr.181-182].
Tum có tài hát rất hay. Ngoài ra, chàng còn có tài kể chuyện xuất sắc được nhiều người xa gần yêu thích:
Nay nghe Tum tài hùng biện
Giọng đã hay tích lại thuộc làu[33, tr.186].
Tài năng và dung mạo xinh tươi của Tum được nhiều cô gái mến mộ, ngây ngất. Nàng Tiêu xinh đẹp đã đem lòng yêu mến chàng Tum ngay từ những phút đầu tiên gặp gỡ. Như vậy, chỉ có một câu thơ nói về dung mạo chàng Tum, còn lại thiên về miêu tả tài năng của nhân vật. Kim Trọng trong truyện Kiềucũng vậy, chỉ có hai câu nói đến ngoại hình:
Phong tư tài mạo tót vời
Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa[6, tr170].
Hình tượng người phụ nữ Đông Nam Á hiện lên trong truyện thơ với vẻ đẹp dịu dàng, tinh khiết, thanh cao, thánh thiện. Tác giả sử dụng thiên để miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ. Sita trong Ramayana xinh đẹp nổi tiếng khắp vùng. Nàng được miêu tả là người mang vẻ đẹp hoàn hảo nhất trong văn học, là vẻ đẹp chuẩn mực của thời đại. Vẻ đẹp của nàng mang tính thanh cao, thoát tục: khuôn mặt nàng như trăng tròn, môi nàng đỏ như quả Bunda; mắt nàng mở rộng như cánh hoa sen…Nàng giống như bông hoa rừng, vừa có
hương vị đặc biệt vừa có sức quyến rũ làm say mê lòng người. Đến Riêm Kê,
Xêđaphát huy vẻ đẹp thanh tao, thoát tục của Sita. Ngay từ nhỏ, “Xêđa là một đứa bé có vẻ đẹp thánh thiện và cao quý. Mặt nàng đầy đặn như trăng rằm. Càng lớn, Xêđa càng đẹp lộng lẫy đến nỗi các tiên nữ thượng giới cảm thấy hổ thẹn khi nhìn xuống trần”[70, tr.14]. Nàng Sida trong Phra Lak Phra Lam
càng lớn càng xinh đẹp, vẻ đẹp rạng ngời hiếm có khiến cho nhiều người xa gần yêu mến. Người Indonesia có thị hiếu và khoái cảm bắt nguồn từ thiên nhiên: Nàng đẹp như trăng tròn trong đêm sáng không mây. Mưa tạnh khi chàng thấy tóc nàng xõa xuống. Hươu đứng lặng ở bìa rừng trước anh mắt nàng xuyên như tên bắn. Khi váy nàng buông, những cành cây phải nghiêng mình, khuất phục trước vẻ đẹp của đôi mông. Khi nàng kéo váy lên, hoa rũ rượi trước đôi bắp chân kiều diễm. Qua cách miêu tả nét đẹp nàng Sita, ta phần nào hình dung được trí tưởng tượng tuyệt vời cũng như phong cách đặc sắc của cá tính Indonesia. Nàng Seeda trong Ramakiencũng không kém, nhờ ân sủng của đức vua, nàng có vẻ đẹp và đức hạnh vượt xa những phẩm chất của bất kỳ người phụ nữ nào khác trên thế gian.
Miêu tả ngoại hình để nói lên tính cách nhân vật. Mỗi người một vẻ nhưng các nàng Sita Đông Nam Á là những đại diện ưu tú cho vẻ đẹp chung của người phụ nữ Á Đông đầy màu sắc truyền thống. Nét đẹp bên ngoài của họ hứa hẹn chứa đựng bên trong một vẻ đẹp tâm hồn trong sáng và cao thượng. Ngoại hình của Sita trong Ramayana ẩn chứa bên trong là một phẩm chất tuyệt vời. Tuy mang vẻ đẹp thoát tục nhưng nàng là con người trần thế, là người vợ thủy chung, tiết hạnh, là người con gái nhân hậu, dịu dàng nhưng không kém phần kiên quyết vững vàng. Nàng không lay chuyển trước những cám dỗ lẫn sự đe dọa của quỷ Ravana. Sita chống trả quyết liệt trước mọi thủ đoạn của Ravana. Khi bị Rama nghi ngờ lòng thủy chung, nàng dũng cảm bước vào lửa để chứng minh tấm lòng trong sạch. Ở Sita, danh dự, trách
nhiệm, bổn phận hòa lẫn với tình yêu, tận tụy hiến dâng. Những phẩm chất trên của Sita đều có thể tìm thấy trong Xêđa, Sida, Seeda, Sita. Nàng Xêđa
của Campuchia sống trọn đời chung thủy với chồng, là người đàn bà hồn nhiên, giản dị, trong trắng, cao quý và đẹp đẽ. Nàng Sida của Lào cũng có những phẩm chất trên nhưng lại có điểm khác ở mục đích ra đời. Sida xuất hiện là để giết Hapkhanasouane, một kẻ gian trá, chơi bời trác táng, cha của
Sida. Ngay sau khi chào đời, cô đã đứng lên tìm mọi cách dùng dao để giết
Hapkhanasouane. Các nàng Sita của Ấn Độ, Xêđa của Campuchia không tha thứ cho sự nghi ngờ của chồng và đoạn tuyệt với anh ta bằng cách quay về nơi mình sinh ra. Sida của Lào thì khác, sau khi nghe lời ăn năn chân thành từ Phra Lam, nàng tha thứ cho sự nghi ngờ, ghen tuông trước kia của chồng. Nàng đồng ý quay về hoàng cung tiếp tục chung sống hạnh phúc với Phra Lam. Chi tiết này thể hiện tấm lòng khoan dung, nhân hậu của người phụ nữ Lào.
Không chịu ảnh hưởng văn học của Ấn Độ nhưng Xỉn xay là tác phẩm mang tính thần kỳ nên có thể xếp nhân vật nữ vào cùng bình diện với nhân vật
Sita. Nàng công chúa Xumuntha - em gái của vua Kuxalat, nàng Lun - con phú thương Năn Thá, vợ của vua Kúxalat, nàng Chăn Tha - vợ vua Kúxálạt là những nhân vật nữ đáng quan tâm trong Xỉn xay. Họ không có nguồn gốc thần thánh như các nàng Sita. Nguồn gốc và vẻ đẹp của họ toát lên vẻ chân chất, phác thực của những con người trần thế. Tác giả Pang Kham không chú trọng miêu tả nhiều đến ngoại hình bên ngoài của nhân vật. Trong tác phẩm chỉ có vài câu đơn giản để nhận định về vẻ đẹp của các nàng. Công chúa
Xumuntha: đẹp nổi tiếng khắp vương quốc, là linh hồn của dân thành Pênh Chăn, là niềm mơ ước của các hoàng tử trong khắp châu lục[95, tr.34]. Hoàng hậu Chăn Tha và nàng Lunđược nhận định là rất xinh đẹpvà dịu hiền. Điều đó cho thấy dưới quan niệm của người xưa, người phụ nữ là biểu trưng
cho cái đẹp. Hàm chứa bên trong vẻ đẹp đó là sự dịu dàng, nhân hậu, thủy chung, kiên nhẫn, vị tha và vượt khó. Đó cũng là những tố chất của người phụ nữ Lào.
Nguồn gốc hiện thực, vẻ đẹp trần thế và tính cách xã hội là đặc điểm của nhân vật nữ trong truyện thơ ảnh hưởng Trung Quốc và một số truyện thơ xuất hiện từ hiện thực lịch sử xã hội. Truyện thơ thường miêu tả nhân vật theo lối tượng trưng, ước lệ. Thúy Kiều với vẻ đẹp khuynh thành, Kiều Nguyệt Nga khuê các, thùy mị, Tiêu với vẻ đẹp tinh khiết, rạng ngời, nàng Phim (Wanthong) với vẻ dịu dàng, quyến rủ…Họ là những đại diện tiêu biểu cho những nét đẹp, tính cách tiêu biểu của người phụ nữ Á Đông. Vẻ đẹp của họ gần gũi, gắn liền với đời sống hiện thực của xã hội. Tài thơ của Nguyễn Du làm hiện ra được vẻ đẹp riêng của nhân vật vừa nói lên được thái độ và cảm xúc của nhà thơ. Bốn câu thơ chung giới thiệu về chị em Vân - Kiều:
Đầu lòng hai ả tố nga Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười[6,tr.164].
Chỉ vài câu ngắn gọn, Nguyễn Du giới thiệu được dáng vẻ mảnh mai “Mai cốt cách”, thanh tú và một tinh thần trong sáng “tuyết tinh thần”. Tiếp theo, Thúy Vânđược miêu tả:
Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da[6, tr.164].
Khác với Thanh Tâm Tài Nhân, Nguyễn Du đặc tả từng chi tiết khi miêu tả về vẻ đẹp của Thúy Vân từ khuôn mặt, khóe miệng, tác phong, đôi mày, màu da, màu tóc. Các từ láy đặc trưng đầy đặn, nở nanlà những tín hiệu
dự báo một tương lai tốt đẹp và tiền đồ tươi sáng ở nhân vật Thúy Vân. Đến
Thúy Kiều, tác giả viết:
Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Không dừng lại ở những yếu tố trên khuôn mặt như Thúy Vân, tác giả tả đến phần gợi cảm nhất trên khuôn mặt đó là khóe mắt với cách vẽ hoàn toàn khác với Thúy Vân. Đôi mắt trong sáng long lanh như nước mùa thu, đôi mày thanh thanh như nét núi mùa xuân đầy quyến rũ. Không chỉ dừng lại đó, ngoại hình của Kiều còn được Nguyễn Du xây dựng như một bức tranh khỏa thân duy nhất, đẹp nhất trong văn học cổ điển:
Rõ ràng trong ngọc trắng ngà Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên.
Tác giả đã thoát y cho nàng Kiều, để lộ ra cái tòa thiên nhiên tuyệt mỹ của tạo vật. Nàng Kiều có một cơ thể lành mạnh và đẹp đẽ, một vẻ đẹp mềm mại Á Đông. Sắc đẹp “nghiên thành” của Kiều như một điềm báo cho sự “bạc mệnh”trong tương lai mà nàng phải gánh chịu.
Ngoại hình một số nhân vật nữ có sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Tiêu đến tuổi cập kê, xinh đẹp nổi tiếng khắp vùng. Tác giả dùng