Bọn người tinh ma bạc ác

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ đông nam á (Trang 81 - 90)

Bọn người tinh ma bạc ác” là cụm từ người viết dùng để chỉ nhóm nhân vật tham quan, thế lực hắc ám, bọn sở khanh, tú bà. Đây là nhóm nhân vật phản diện tương đối phổ biến trong truyện thơ.

Thế lực hắc ám, bọn quan tham thể hiện tiêu biểu qua hai nhân vật Hồ Tôn Hiến và A-rơ-chun. Hồ Tôn Hiếnlà một tên tổng đốc cận thần dưới triều nhà Minh. Hắn được vua Minh sai đi dẹp giặc Từ Hải. Hồbiết thực lực không

địch lại nổi Từ Hải nên hắn dùng mưu chước bỉ ổi. Biết được Từ rất yêu thương Kiều, hắn lừa ngay Thúy Kiều. Nghe lời Kiều, Từ Hải ra hàng. Thừa cơ hội, hắn ám sátTừ Hải:

Từ công hờ hững biết đâu Đại quan lễ phục ra đầu cửa viên

Hồ công ám hiệu trận tiền

Ba bề phát súng, bốn bên kéo cờ[6, tr.298].

Trong binh đao, không bao giờ lại đi giết kẻ đầu hàng nhất là khi đối phương đã xuống ngựa quy hàng. Đây là điều tối kỵ trong binh thư, nhưng Hồ Tôn Hiến lại làm cái điều tồi tệ này. Khi giết xong Từ Hải, hắn nuốt luôn lời đã hứa với Kiều: không cho Kiềuvề thăm cố hương, ép Kiềuđàn hát giúp vui, hắn dỡ trò dâm đãng với nàng khi người bạc mệnh đang trắng khăn tang. Sau khi tỉnh cơn say, hắn giật mình khi nhớ đến cái trò bỉ ổi của mình, bèn đem

Kiềugắn cho viên thổ quan để gỡ gạt danh dự, cái danh dự mà hắn không bao giờ có. Với những hành động quá tệ hại kể trên, quả thật ta có thể nói Hồ Tôn Hiến là một kẻ bất tài, dối trá - đê tiện, đồi bại - xảo huyệt, vong ân, điểu giả và bội tín. Thật không có từ nào tổng hợp được tính cách đê hèn của y. Hình ảnh của tên quan Hồ Tôn Hiếncho người đọc cảm tưởng dưới triều nhà Minh, đời Gia Tĩnh càng cao danh vọng càng hèn tác phong. Khác Hồ Tôn Hiến về hành động, nhưng có cùng bản chất hắc ám, gian tham là tên quan huyện

Arơchun. Trong Tum Tiêu, Orơchun là nhân vật thuôc loại này. Orơchun là vị quan ở huyện Tbôông-Khmum. Ông nghe tiếng nàng Tiêu xinh đẹp, nết na, muốn dạm hỏi cho con trai Mơn Nguôn. Nhà giàu có, Orơchun mang nhiều tiền của, quà cáp đến làm mờ mắt mẹ Tiêu. Bà vui vẻ nhận lời bất chấp con gái có thuận tình hay không. Tiêu đau khổ về điều này khôn xiết. Tên

Orơchun là chỗ dựa thực tế cho bà mẹ Tiêu có thể lợi dụng, kết hợp để gây sức ép với Tiêu. Khả năng kết hợp giữa mẹ TiêuOrơchun đã có ở lúc đầu,

nhưng vì chưa kịp thực hiện thì Tiêu đã được chọn để dâng lên vua. Khi nhà vua không cần Tiêu nữa thì hai thế lực này lại liên kết với nhau. Vì vậy, không chủ động bày ra đám cưới TiêuMơn Nguôn nhưng Orơchun đã chủ động trong việc giết Tum. Đó không phải là hành động của một vị quan hiền, thanh liêm, chính trực. Orơchun đã lợi dụng thế lực và sự giàu có để chiếm đoạt những cái cần có mà không nghĩ đến nhân quả trong triết lý nhà Phật.

Orơchun đã không thể hiện được vai trò phụ mẫu chi dân của mình mà còn dấn sâu thêm vào con đường tội lỗi, góp phần gây ra tội ác trong mối tình

Tum - Tiêu. Vì lợi ích cá nhân, gia đình mà sẵn sàng giết hại kẻ khác thì

Orơchunđích thị là kẻ tham quan, hại dân hại nước.

Ngoài bọn tham quan, hắc ám còn có bọn buôn thịt bán người, sở khanh lừa bịp. Bàn về kiểu nhân vật này, ta không thể không nhắc đến Tú Bà, một bà chủ nhà chứa vang danh khét tiếng trong tác phẩm Truyện Kiều. Tên nhân vật giờ đã thành tên gọi chung cho cả một nhóm người tham lam, bẩn thỉu trong xã hội. Tú Bà được tác giả giới thiệu như sau:

Xe châu dừng bánh cửa ngoài Rèm trong đã thấy một người bước ra

Thoắt trông nhờn nhợt màu da

Ăn chi cao lớn đẩy đà làm sao?[7, tr.81].

Tuy là Chung lưng mở một ngôi hàng nhưng trong cái nhà chứa ấy, là trùm trưởng uy quyền nhất. Khi vừa đến Lâm Tri, trước mắt Kiều hiện ra một mụ đàn bà có thân hình đặc biệt. Cái thân hình ngoại cỡ của mụ gây cho Kiều một ấn tượng mạnh mẽ ngay từ cái nhìn đầu tiên, một cảm giác lạ lẫm, ngạc nhiên, kinh tởm. Nguyễn Du đã “quay cận cảnh” rồi “quay lướt”

để làm rõ cả nước da lẫn thân hình mụ trùm lầu xanh chỉ bằng hai câu thơ. Cái nước da nhờn nhợt và thân hình cao lớn đẩy đà đã tố cáo cuộc đời chơi bời trụy lạc vô độ của mụ. Cái ngoại hình ấy gợi cho người đọc một cảm giác

bẩn thỉu” về cuộc đời, tính cách và lối sống của mụ. Tính cách của Tú Bà

được Nguyễn Du lột tả qua hai câu thơ:

Tin nhạn vẩn, lá thư bài

Đưa người của trước, rước người cửa sau![7, tr.83].

Ở đây, tác giả dùng điển tích để thanh nhã hóa những chuyện cấm kỵ khó nói lại càng làm cho bản chất của Tú Bà lộ rõ cái gian xảo, xấu xa của một nhân vật phản diện điển hình. Tú Bà nổi tam bành lục tặc và văng tục ít nhiều khi biết hành động “ăn vụng” của Mã Giám Sinh. Mụ không tiếc lời chửi rủa, miệc thị, phỉ báng và thị uy với Kiều. Khi Kiều toan tự tử, mụ sợ quá, bèn cho nàng ra ở lầu Ngưng Bích. Sau đó, mụ lập mưu cho Sở Khanh

dẫn nàng Kiềubỏ trốn, mụ bắt lại và buộc nàng tiếp khách. Thái độ của Tú Bà

đối với Kiềukhi thì khuyên giải, lúc nổi tam bành, khi tưởng mất vốn đến nơi mụ run cầm cập, lúc Kiềutrúng kế mụ tốc thẳng đến nơi, hung hăng ra tay vùi hoa dập liễu. Mụ quả là một kẻ độc ác, gian manh, xảo huyệt. Mụ là đại diện tiêu biểu cho thói “ăn bẩn” của một số lực lượng hung bạo trong xã hội bấy giờ.

Mẹ Tiêu trong Tum Tiêu là một điển hình của mẫu người phụ nữ tham lam, độc ác. Kẻ phá hoại và trực tiếp gây ra cái chết bi thảm của TumTiêu

không ai khác hơn đó chính là bà mẹ của Tiêu. Cũng giống như bao bà mẹ Khơ me khác, bà Phăn chăm lo nuôi dạy con và tìm cách vun vén hạnh phúc cho con. BàPhăn là người đàn bà góa bụa, giàu có. Bà thường lo việc phước, việc thiện, là người nhân từ đạo đức, có lòng lo lắng cho con và có thái độ nhã nhặn với khách. Thế nhưng chính bà là con người đầy mâu thuẫn. Vì thương con, vì lợi ích của con và danh dự bản thân, bà lại đẩy con gái mình đến chỗ mất tình yêu và mạng sống. Trong xã hội phong kiến, xã hội coi tiền tài, danh vọng, địa vị trên hết, bà mẹ Tiêu cũng trở thành con người tham lam và tàn nhẫn. Do suy nghĩ độc đoán, bà không thể hình dung được Tiêu lại không

nghe lời bà. Không hiểu được lòng con gái,vì tham tiền của danh vọng, bà quyết tâm chia rẽ TumTiêu bằng bất kỳ giá nào. Bà tìm mọi cách gả bán

Tiêu cho Mơn Nguôn ngay cả khi Tum - Tiêu đã được vua tác thành. Bà viết thư báo cho Tiêu biết mình bệnh nặng. Tiêu vì chữ hiếu vội vã quay về chăm sóc mẹ không chút nghi ngờ. Về đến nơi, Tiêu mới biết mẹ giả bệnh lừa nàng về để gả bán cho Mơn Nguôn. Lợi lộc đã che mờ lý trí và lẽ phải, mẹ Tiêu

không hề lường hết được hậu quả do việc làm của bà gây ra. Rõ ràng, mức độ ác độc tham lam của mẹ Tiêu có thể sánh bằng với một mụ tú bà đích thực trong xã hội phong kiến. Đám cưới áp đặt mà mẹ Tiêu và quan Orơchun tổ chức có sức mạnh tố cáo rất lớn. Đây không chỉ là sự giành giật một người con gái đẹp, hành động phá tan hạnh phúc một gia đình, mà còn vạch rõ bản chất gian tham, độc ác của một số hạng người trong xã hội trong đó có mẹ

Tiêu. Nếu mụ Tú Bà trong Truyện Kiều của Nguyễn Du giết chết cuộc đời của Thúy Kiều thì mẹ Tiêu còn hơn thế nữa. Bà không những giết chết cuộc đời của Tiêu mà còn giết luôn cả sự sống của nàng.

Sở khanh gian tham, lừa bịp đó là gã họ , họ Sở và hai nhân vật họ

Bạc trong Truyện Kiều. Trong các nhân vật Truyện Kiều, Mã giám sinh xuất hiện đầu tiên vì là người trực tiếp mua Kiều:

Gần miền có một mụ nào

Đưa người viễn khách, tìm vào vấn danh Hỏi tên, rằng: Mã giám sinh.

Hỏi quê, rằng: Huyện Lâm Thanh cũng gần[7, tr.71].

Một lai lịch mập mờ, không mấy rõ ràng. Tên buôn người đầu tiên xuất hiện. Hắn như một con chim mồi chuyên nhử gái nên phải có một ngoại hình đỏm dáng trai lơ dù đã trạc ngoại tứ tuần. Các từ nhẵn nhụi, bảnh bao thể hiện cái ngoại hình chải chuốt để bao bọc một dã tâm xảo trá, lừa bịp. Tương ứng với ngoại hình tân trang bịp bợm ấy là một tư thế thiếu đàng hoàng:

Trước thầy sau tớ xôn xao[7, tr.71]. Không những thế mà tính cách cũng rất sổ sàng:

Ghế trên ngồi tót sổ sàng[7, tr.71].

Quả là một tính cách sổ sàng của một tên buôn người mạt hạng. Hắn bắt đầu lộ rõ mặt kẻ buôn người qua việc cò kè bớt một thêm hai. Đi kiếm vợ lẽ, nàng hầu chỉ là cái cớ che đậy việc buôn người mà thôi. Không chỉ thế, hắn còn là kẻ phong tình:

Chảng ngờ gã Mã giám sinh

Vẫn là một đứa phong tình đã quen[6, tr.206].

Đã phong tình lại còn ăn chơi cờ bạc. Tú Bà thì quản lý ngôi hàng và đám gái lầu xanh. Hắn chỉ là quân cờ chạy bên ngoài nhưng cũng có rất nhiều thú vị, rong ruổi khắp nơi lại được làm chủ tình thế lúc mua người. Gã không phải là người nhiều tự ái. Tú Bà mắng như tát nước vô mặt, gã cũng thây kệ. Gã sẵn sàng chịu quỳ: không có gì xấu hổ, chỉ mất công chút ít thôi. Điều này kể cũng lạ ở một tay bợm già như gã. Đó cũng là đặc tính riêng của Mã giám sinh.

Người có cùng tính cách bẩn thỉu đi song hành cùng gã họ Sở Khanh. Một cái tên trở thành bản chất chung của một loại người xấu xa, bẩn thỉu trong xã hội. Nếu gã họ Mã đóng vai người có của đi lấy vợ lẽ, nàng hầu thì Sở Khanh với nhiệm vụ quyến rũ lừa gạt những cô gái trong trắng nên phải trai lơ, đỏm dáng đặc biệt là phải trẻ hơn vì hắn không có tiền lại mang dáng vẻ nho sinh:

Một chàng vừa trạc thanh xuân

Hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng

Nghĩ rằng cũng mạch thư hương

Ta lại bắt gặp cái hình dong chải chuốt. Nhìn dáng vẻ tưởng thư hương

ai ngờ đó là chàng Sở Khanh. Hắn lại giấu cái tính cách lừa bịp, xảo trá trong cái ngoại hình chải chuốt. Ngay cái tên cũng đã thể hiện cái bản chất của Sở Khanhrồi. Sở Khanh xuất hiện đúng lúc Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Hắn tỏ ra là một hiệp khách với những lời lẽ văn hoa của một văn nhân nho sĩ. Vì thế, Kiềucó thể tìm thấy ở Sở Khanh một người tri kỷ và một trang hiệp khách. Hắn dụ dỗ và dắt Kiều bỏ trốn theo mưu đồ của Tú Bà. Khi bị Tú Bà

bắt lại, Kiều rõ mặt gian manh của Sở Khanh. Hắn đã không biết sai còn trở mặt trâng tráo đôi co với Kiều. Nếu Mã giám sinh nói ít nghĩ nhiều thì Sở Khanh lại nói nhiều mà nghĩ ít. Sở Khanhthực chất là tên lưu manh. Vì nghề nghiệp của y là chuyên đi lừa gái nên phải đội lốt thư sinh. Sở dĩ y hấp dẫn các cô gái trẻ là vì y khéo giả vờ, ngôn ngữ đầy những ẩn dụ, ngoa dụ, những từ hoa mỹ như cách nói của một văn nhân. Nhân vật Sở Khanh chỉ thoáng qua mà người đời nhớ mãi. Xuân Diệu có nhận xét: “Xét về mức độ bỉ ổi và trâng tráo thì nó vượt xa tất cả những Sở Khanh có thật ngày trước và ngày nay”.

Chưa hết, trong Truyện Kiều còn một số nhân vật thuộc môtíp người như gã họ Mã và Sở Khanh. Nhắc đến thói gian manh, lừa bịp mà không kể qua Bạc bà, Bạc Hạnh là thiếu sót. Hai nhân vật họ Bạckhông được Nguyễn Du miêu tả ngoại hình nhưng qua ngôn ngữ cũng đã bộc lộ rõ tính cách của chúng:

Nào ngờ cùng tổ bợm già

Bạc bà học với Tú bà đồng môn[6, tr.277].

Chỉ hai từ bợm già tác giả đã lột tả bản chất của hai nhân vật họ Bạc. Chúng là những kẻ gian xảo đã lão luyện về cách đi lừa người. Bạc hà không phải là một tú bà khác, không phải là chủ chứa vì mụ không có cửa hàng. Mụ chỉ là con mẹ môi giới chuyên lo việc cung cấp gái cho các cửa hàng thanh lâu như của Tú bà, nên chỉ là đồng môn với Tú bà. Làm ăn cò con, nên mụ

phải kết hợp với đứa cháu là Bạc Hạnhtrong nghề buôn phấn bán hương. Bạc thấy Kiều có nhan sắc thì mừng thầm vì vớ được món hàng vốn ít mà lãi nhiều. Mụ lập kế hoạch để ép Kiều vào tay Bạc Hạnh. Mụ dùng đủ lời lẽ để dụ dỗ và kèm theo hăm dọa. Thúy Kiều rơi vào tay Bạc Hạnh. Với lễ cưới chóng vánh, hắn đưa nàng đi và bán nàng vào nhà chứa miền Châu Thai. Bạc bà, Bạc Hạnh xuất hiện nhanh chóng nhưng hoàn thành xuất sắc vai trò của mình. Hai nhân vật họ Bạc là điểm nhấn cho một loại người trong xã hội lúc bấy giờ. Đó là loại người “bẩn thỉu”, gian ác, lừa bịp. Trong muôn vàn các thế lực hung bạo của xã hội phong kiến, theo Nguyễn Du, đây không phải là loại người hiếm hoi. Tuy hành động có khác nhau, nhưng Mã giám sinhSở Khanh, Bạc bà, Bạc Hạnh là những hạng người có cùng bản chất lưu manh, gian ác, xảo trá, lừa bịp. Những bản chất này chỉ có thể tìm thấy rõ nét ở bọn buôn thịt bán người.

Cùng có bản chất tham lam, háo sắc, lừa bịp như các nhân vật trên là

Khun Chang trong Khun Chang Khun Phaen:

Trong giấc ngủ, nàng Thongthep nằm mơ thấy một con voi đực chết và lăn xuống dốc bờ sông. Đầu của nó phồng lên và thối rửa. Một con cò đầu trọc bay qua từ rừng lớn, dùng mỏ quắp con voi bay đi và đặt con voi xuống giữa căn phòng mà cô ấy đang ngủ [125].

Đó là điềm báo mộng cho sự ra đời của Khun Chang. Quả nhiên, khi ra đời, Chang có một ngoại hình xấu xí, thô kệch nhưng lại giàu có, được thừa kế tước “khun” của cha nên gọi là Khun Chang. Cái đầu trọc nhẵn từ khi sinh ra ẩn chứa một sự vụn về, dốt nát của Chang. Chang yêu nàng Phimxinh đẹp và muốn cưới nàng làm vợ. Chang lập đủ mọi kế để chiếm đoạt nàng Phim. Chang dối trá Phim bằng cách loang tin Phaen đã chết để Phim đồng ý lấy hắn. Chang còn bịa chuyện và tâu với vua rằng Phaen đã không làm tròn bổn phận, đã trèo tường về với vợ khiến Phaen phải chịu hình phạt của vua.

Chang còn tâu với vua là Phaen đang tập hợp bè đảng để chống lại triều đình. Chưa hết, khi biết Phlai Ngam không phải con mình, Chang tìm cách dụ dỗ

Ngam đi thật xa, đánh đập đến tắt thở và bỏ cậu bé trong rừng. Như vậy, vì những tư lợi riêng, vì muốn chiếm đoạt cô gái đẹp WanthongChang sẵn sàng làm những điều dối trá, tồi tệ và độc ác. Mặc dù hành động và tính chất sự việc xảy ra không giống với Sở Khanh trong Truyện Kiều, nhưng bản chất của Khun Chang không thua gì những hành vi lừa bịp của Sở Khanh. Mục đích việc lừa bịp của Sở Khanh là vì tiền, còn Khun Chang là vì tranh nhau

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ đông nam á (Trang 81 - 90)