1.1.2.1. Bối cảnh ra đời
Truyện thơ Đông Nam Á được lưu lại dưới hai dạng: truyền miệng và chữ viết. Với dạng truyền miệng, chưa có tài liệu nào xác định chính xác thời gian ra đời của nó. Còn các truyện thơ lưu truyền bằng chữ viết thì được xác định được hình thành từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVIII, thường có nguồn gốc từ Trung Hoa và Ấn Độ. Có thể nói, tùy hoàn cảnh lịch sử cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc mà truyện thơ có sự hình thành khác nhau.
Ở Campuchia, thế kỉ IX - XIV được coi là thời kỳ hùng mạnh nhất của vương triều Angkor. Văn học thời kỳ này chủ yếu tập trung ca ngợi vua chúa và sự hưng thịnh của vương triều, vì vậy nó mang nặng tính cung đình. Mặt khác, do đời sống tinh thần của dân tộc Campuchia chịu nhiều ảnh hưởng của tôn giáo Bàlamôn, nên văn học của họ cũng bị chi phối bởi hệ thống tư tưởng tôn giáo đó. Riêm Kê là sản phẩm của thời kỳ Angkor, đồng thời cũng là tác phẩm phỏng theo Ramayana của Ấn Độ, nên nó mang đặc điểm của thời kỳ đế chế Angkor và cũng mang nhiều tính chất của nền văn chương Bàlamôn. Bắt đầu từ thế kỷ XVI - XVII, Campuchia bước vào thời kỳ mới. Tư tưởng Phật giáo của Ấn Độ thâm nhập sâu vào đời sống của người dân Campuchia, nên văn học giai đoạn này cũng chịu sự chi phối của hệ tư tưởng tôn giáo Ấn Độ. Sang thế kỉ XIX - XX, văn học Campuchia chịu sự chi phối không ngừng của đời sống xã hội. Tum Tiêu ra đời trong giai đoạn này, nó thực sự là đời sống tinh thần của người dân Campuchia, đánh dấu một bước tiến mới của đời sống văn học dân tộc. Có thể nói, truyện thơ Campuchia tập trung vào hai chủ đề chính: tôn giáo và tình yêu, cùng với RiêmKê, Tum Tiêu đã làm nên diện mạo của nền văn học nước này.
Nền văn học Lào bắt đầu từ thế kỉ XIV, khi vua Phạ Ngừm sáng lập nhà nước phong kiến trung ương tập quyền vào năm 1353. Nếu như trước
đây, chữ Sanskrit, Thăm và Khỏm mới chỉ được dùng trong tầng lớp quý tộc và sư sãi thì khi đạo Phật lan truyền khắp nước Lào, những người dân bình thường cũng có thể tiếp thu được các sự tích Đức Phật thông qua các cốt truyện; hệ thống hình tượng nhân vật qua chữ Lào cổ đại (thứ chữ không khác chữ Lào hiện đại bao nhiêu). Bắt đầu từ đây, hàng loạt tác phẩm văn học thành văn ra đời. Nhiều tác phẩm văn học Ấn Độ được lồng trong kinh kệ, đóng vai trò gợi ý về cốt truyện để họ phóng tác các tác phẩm văn học Lào. Thế kỉ XV - XVII ở Lào là thời kỳ văn học đạt nhiều thành tựu rực rỡ nhất. Hàng loạt truyện thơ ra đời trong thời kỳ này, như Phra Lak Phra Lam, Kalaket trong đó có Thạo Hùng - Thạo Chương, Xỉn Xay…được xem là đỉnh cao của văn học Lào, đem lại vinh quang cho nền văn học cổ điển Lào.
Cũng chịu nhiều ảnh hưởng Phật giáo Ấn Độ, văn học Thái Lan cũng có một bề dày phát triển phong phú và đa dạng. Đặc điểm nổi bật của nền văn học Thái là đa số các tác phẩm được viết bằng thơ, nó được phân chia thành ba dòng lớn: văn học dân gian, văn học tôn giáo và văn học cung đình. Ba dòng văn học đó được đặt trong bốn thời kì lịch sử: Xukhổthay (thế kỉ XIII - XIV), Agiutthagia (thế kỉ XIV - XVIII), Bangkok (thế kỉ XVIII - XIX), văn học hiện đại (1925 đến nay), trong đó thời kỳ Agiutthagia đánh dấu bước phát triển nở rộ của văn học Thái Lan, nhất là dưới thời vua Pra Narai ở thế kỉ XVII. Thời kì này, vua Pra Narai đã tập hợp các nhà thơ tài năng xung quanh mình, tạo nên bầu không khí “tất cả đều hít thở bằng thơ”. Đây là tiền đề cho sự ra đời của các truyện thơ dài Thái Lan. Sau thời Agiutthagia, Bangkôk cũng được xem là những thời kỳ hoàng kim của truyện thơ Thái. Trong số những truyện thơ hay của người Thái không thể không kể đến hai tuyệt tác
Ramakien (70.000 câu) và Khun Chang Khun Phaen (45.000 câu thơ Klon).
Ramakien ra đời vào thế kỉ XVII, là tác phẩm được phóng tác từ Ramayana
hiện thân của người Thái, thiên nhiên cũng là thiên nhiên của sông Mê Nam nước Thái. Bên cạnh Ramakien, Khun Chang Khun Phaen cũng ra đời trong thời kỳ văn học Bangkok. Tác phẩm được giới nghiên cứu văn học Thái Lan cho rằng khởi nguồn từ một câu chuyện có thật ở tỉnh Suphanburi, sau được truyền miệng và thêm thắt ngày càng nhiều chi tiết. Khun Chang Khun Phaen
phổ biến rộng rãi trong dân chúng là nhờ công lao của các nghệ nhân hát
sepha (xể pha). Chính những nghệ nhân này “đã góp phần làm mở rộng nội dung, hệ thống nhân vật của tác phẩm thông qua quá trình diễn xướng”[65, tr.25]. Người có công sưu tầm truyện Khun Chang Khun Phaen trong dân gian và tập hợp lại là vua Rama II, tức Phutthaloetla Naphalai (trị vì trong khoảng thời gian 1809-1824). Nhìn chung, truyện thơ Thái Lan thể hiện cuộc sống của xã hội trung cổ của Thái Lan khá rõ nét, là những tác phẩm tinh hoa của thơ ca dân gian Thái Lan.
Ở Malaysia - Indonesia, hai nước này có chung một truyền thống văn học. Sau khi người Ấn Độ di cư đến Indoneia, nền văn học Indonesia chịu ảnh hưởng khá sâu sắc nền văn hóa Ấn Độ. Thế kỉ thứ IV ở phía đông đảo Bornéo đã tìm thấy nhiều bi ký ghi bằng chữ Sanskrit. Thế kỉ VIII - X, văn tự người Mã Lai, Giava xuất hiện, chữ Sanskrit vẫn được dùng trong văn học tôn giáo. Nhiều truyện cổ ra đời vào những thế kỉ này và cũng đã vay mượn cốt truyện từ các tác phẩm cổ Ấn Độ. Truyện Trận đánh vĩ đại của con cháu Bharata, Đám cưới Acgiuan đều dựa vào cốt truyện sử thi Mahabharata, còn Hikayat Sêri Rama lại lấy cốt truyện từ Ramayana. Tuy dựa vào cốt truyện của sử thi Ấn Độ nhưng các tác giả đã viết dưới hình thức thơ, thêm bớt một số tình tiết, xây dựng lại tính cách nhân vật cho phù hợp với Indonesia. Nội dung các truyện trên đây được minh họa bằng hình vẽ, chạm trổ trên vòm nhà, trên trần của các cung điện, đền đài. Dưới thời Srivitgiai, văn hóa Ấn Độ nói chung,
đời sống văn học Malaysia nhưng không bằng con đường trực tiếp mà thông qua văn hóa trung gian Giava. Từ thế kỉ XIV văn hóa Hồi giáo bắt đầu xâm nhập vào Indonesia và Malaysia. Thế kỷ XVII xuất hiện Hikayat Hang Tuah - truyện thơ nổi tiếng của Malaysia. Nó được phổ biến và tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân như một tuyệt tác của Malaysia.
Truyện thơ Việt Nam có hai mảng: truyện Nôm của người Việt và truyện thơ của các dân tộc thiểu số. Hai mảng này tồn tại dưới hai dạng là truyền miệng và thành văn. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa xác định được truyện dưới dạng truyền miệng xuất hiện vào thời gian nào. Theo sử sách cũ còn ghi chép, việc sử dụng chữ Nôm vào sáng tác văn học đã khởi phát từ thời Trần. Khoảng cuối thế kỉ XIII - XIV đã xuất hiện một số tác gia làm thơ Nôm như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Chu Văn An, Hồ Quý Ly… Mặc dù các tác gia sáng tác văn thơ Nôm thời Trần chưa nhiều nhưng việc người Việt dùng chữ Việt để sáng tác văn học là một sự kiện có ý nghĩa chính trị sâu sắc, đồng thời đặt nền tảng cho sự phát triển văn học Nôm các thế kỉ sau. Giai đoạn thế kỉ XIV - XVII, văn học chữ Nôm mới phát huy thế mạnh của mình trong nhiều thể loại khác nhau. Ngoài thơ còn có phú, diễn ca lịch sử, văn xuôi Nôm với các tác giả nổi tiếng Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan. Giai đoạn thế kỉ XVII - XIX xuất hiên những tác phẩm truyện Nôm thành văn nổi bật. Đặc biệt hai tác phẩm Truyện Kiều, Lục Vân Tiên ra đời vào khoảng thế kỷ XIX đã đánh dấu sự thành công trong việc nâng cao thể thơ lục bát, thể loại truyện Nôm lên đến mức hoàn chỉnh.
1.1.2.2. Vị trí, vai trò
Để nhấn mạnh vai trò quan trọng và phổ biến của truyện thơ Đông Nam Á, nhà nghiên cứu Đức Ninh trong cuốn Văn học các nước Đông Nam Á đã nhận định “Văn học trung cổ Đông Nam Á phần nhiều mang tính chất nửa
lịch sử, nửa nghệ thuật. Thời đại này văn vẫn là bao trùm, truyện thơ là phổ biến”[50, tr.33].
Đúng như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét: “truyện thơ là thể loại hàng đầu ở Đông Nam Á”, “là một thể loại độc đáo trong văn học các nước Đông Nam Á”[38, tr.2]. Điều này biểu hiện không chỉ ở chỗ truyện thơ có mặt trong nền văn học của nhiều nước Đông Nam Á mà còn ở chỗ nó có mặt với số lượng đáng kể, mang những đặc điểm nội dung và hình thức độc đáo trở thành một trong những thể loại văn học đặc biệt của khu vực này so với văn học các khu vực khác trên thế giới. Truyện thơ đặc biệt nở rộ trong các nền văn học: Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan
Ở Lào có các truyện thơ nổi tiếng như: Xỉn Xay, Phra Lak Phra Lam, nàng Tèng On, Thạo Hùng - Thạo Chương…, trong đó Xỉn Xay được xem là đỉnh cao của truyện thơ Lào. Vì thế, tầng lớp trí thức Lào xưa và nay đều say mê đọc Xỉn Xay, tìm thấy ở đây những ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật và niềm tự hào về thơ ca của đất nước mình.
Ở Campuchia, truyện thơ đặc biệt được ưa chuộng. Nhiều truyện thơ nước ngoài cũng được dịch sang tiếng Khmer và nó đã góp phần vào việc “chuyển thể” cho văn học Campuchia. Nhiều truyện kể bằng văn xuôi trước kia nay được chuyển thành văn vần. Truyện thơ có vị trí đặc biệt trong thời kỳ này. Các truyện thơ của Campuchia thường được nhắc đến nhiều như Tum Tiêu, Riêm Kê, Ca Cây, Xôphẹ Mứt… Đây là một thể loại độc đáo của văn học Campuchia. Nó có nguồn gốc từ dân gian nên được quần chúng yêu thích nhất trong các thể loại văn học viết. Ngay từ đầu, truyện thơ đã xuất hiện với tư cách là một thể loại trung tâm của nền văn học viết truyền thống dân tộc. Nguồn đề tài chủ yếu của nó lấy từ văn học nước ngoài, văn học dân gian và đời sống hiện thực của dân tộc. Văn học từ thế kỉ XVI - XVII đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Thể loại tiêu biểu của văn học truyền thống thời kỳ này là
truyện thơ. Điều này, chứng tỏ được vị trí quan trọng của nó trong nền văn học truyền thống của đất nước Chùa Tháp này.
Ở Việt Nam, truyện thơ là một thể loại khá độc đáo và có giá trị. Đây là loại hình tự sự có khả năng phản ánh hiện thực với một phạm vi tương đối rộng lớn, vì vậy cũng có ý kiến gọi truyện thơ Việt Nam là trung thiên tiểu thuyết (tiểu thuyết vừa). Bộ phận văn học này có một số lượng khá lớn và có vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người bình dân xưa.
Trong kho tàng văn học Thái Lan, nổi bật hơn cả là các truyện thơ:
Khun Chang Khun Phaen, Ramakien, Phra Abhai, Phra Loo…Các truyện thơ này có một vị trí rất quan trọng trong nền văn học Thái Lan. Từ khi người Thái có Ramakien, hầu như thời kỳ nào cũng có người viết Ramakien. Cho đến thời Bangkok (thế kỉ XIX), các vua chúa Thái Lan vẫn còn rất thích viết
Ramakien để công diễn. Hơn thế nữa, văn học cung đình đã tạo ra không khí sáng tác văn học và sự chung sức của các nhà thơ đã làm nên những tác phẩm truyện thơ bất hủ trong đó có Khun Chang Khun Phaen, Ramakien. Những tác phẩm này trở thành cổ văn trong nền văn học Thái Lan. Nó đánh dấu thời kỳ hoàng kim của truyện thơ trên vương quốc Thái. Tất cả những tinh hoa trong thơ ca và sáng tác dân gian Thái đều được thể hiện trong truyện kể về Khun Chang Khun Phaen. Tác phẩm mô tả cuộc sống của xã hội trung cổ Thái Lan thế kỉ XVIII - XIX, một tác phẩm nghệ thuật duy nhất kể về phong tục cũ, về hình thái sở hữu xã hội, về luân lý và các quan hệ xã hội thời trung cổ Thái Lan.