Anh hùng – mỹ nữ

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ đông nam á (Trang 67 - 77)

Anh hùng sánh đôi cùng người đẹp là một môtíp trong truyện thơ. Đây là hai kiểu nhân vật nổi bật của thể loại truyện thơ.

Nhân vật anh hùng là nhân vật trung tâm xuyên suốt trong các tác phẩm truyện thơ. Họ là nhân vật tiêu biểu cho sức mạnh của cộng đồng, chiến đấu vì danh dự của dòng dõi và lợi ích của cộng đồng. Điều đó khiến hình tượng người anh hùng có ý nghĩa biểu trưng cao. Không phải ngẫu nhiên mà các tác giả lấy tên nhân vật anh hùng để gọi tên cho tác phẩm. Họ luôn được tôn vinh, ngợi ca về tài năng, đức độ và trí tuệ. Trong số mười tác phẩm mà đề tài khảo sát thì có chín tác phẩm có tiêu đề là tên gọi của nhân vật. Riêng Truyện Kiều

của Nguyễn Du thì tên tác phẩm lại là người phụ nữ. Xét ở một góc độ nào đó thì Kiều cũng là nhân vật anh hùng. Bởi vì, đấng nam nhi như Từ Hải cuối cùng cũng chết đứng. Kiều mới thật là nhân vật anh hùng vì nàng là cô gái chịu đựng nhiều đau khổ, bị cuộc sống vùi dập tơi bời. Suốt đời nàng vẫn giữ trọn tình yêu đẹp. Nàng cô đơn giữa lũ yêu ma, lũ đầu trâu mặt ngựa. Nàng

cao hơn những người đàn ông mà nàng từng gặp. Nhà thơ Tế Hanh cũng từng khẳng định “Người anh hùng trong Kiều là Kiều”:

Hơn Kim Trọng trong nỗi đau thương Hơn Thúc Sinh bởi bao phen vùi dập Hơn Từ Hải về nỗi niềm cố quốc thư hương.

Vì vậy, ở một góc như trên, ta có thể xem Kiềulà nhân vật anh hùng. Nhân vật anh hùng là hình tượng nổi bật được thể hiện một cách phong phú và đa dạng trong các tác phẩm truyện thơ. Tuy nhiên, có ba kiểu nhân vật anh hùng được quan tâm đó là người anh hùng lí tưởng theo những chuẩn mực đạo đức xã hội, người anh hùng theo tinh thần thượng võ, nghĩa hiệp và anh hùng trong lịch sử dân tộc.

Ở dạng thứ nhất, người anh hùng lí tưởng theo những chuẩn mực đạo đức xã hội. Họ xử lý vấn đề thiên về lý trí hơn là tình cảm. Nhiệm vụ trước tiên của họ là diệt ác trừ gian. Ví như anh hùng Phra lam trong Phra Lak Phra Lam là hóa thân của một Phật tử. Phra Lak Phra Lam có nhiệm vụ phải thu phục tên quỷ vương lộng hành trần gian Hapkhanasouane. Hoặc giả như hoàng tử Phrặc Riêm, con trai cả của vua Tuốcsorốth trong Riêm kê là hiện thân của thần Prặc Nôriê. Vị thần này giáng thế để ngăn chặn nạn chằn dữ đang quấy nhiễu các đạo sĩ. Bên cạnh đó, ở Ramakien, hoàng tử Phra Ram, con trai của vua Ayutaya có nhiệm vụ trừ khử tên Nontok Totsagan, quỷ vương của tiểu đảo Longka. Anh hùng Xỉn xay trong tác phẩm cùng tên là thiên thần của thượng giới. Xỉn xay ra đời để nối dõi hoàng tộc đồng thời để trừ diệt các loài quỷ dữ. Trong Xỉn xay của Lào, sự ra đời của nhân vật anh hùng gắn liền với điềm báo mộng đặc biệt. Về điểm này, Xỉn xaygiống với sự ra đời của Khun Phaen trong Khun Chang Khun Phaencủa Thái Lan. Trong truyện thơ Hikayat Sêsi Rama, hoàng tử Rama con trai cả của vua Dasarata

gian khỏi sự cai trị bạo ngược của quỷ Ravana. Tài năng và sức mạnh siêu nhiên mà người anh hùng có được một phần là do nguồn gốc xuất thân là thần thánh, dòng giỏi hoàng gia. Mặc khác cũng do siêng năng chăm chỉ rèn luyện mà có được. Tài năng của người anh hùng tỏa sáng qua thử thách chiêu phu của người đẹp và trong công cuộc chiến đấu bảo vệ uy tín, danh dự, quyền lợi của cộng đồng. Khi tròn một tuổi, Phra Lak Phra Lam đi cứu chị gái nàng

Chantha. Phra Lamdùng sợi dây thần kỳ để thu phục Hapkhanasouane. Cuộc hành trình của Phra Lak, Phra Lam tìm chị gái Chantha đầy những bất ngờ thú vị. Sau chuyến hành trình dài bảy năm, Phra Lam quay về vương quốc với nhiều chiến tích: giành lại được chị Chantha, có nhiều vợ sau mỗi chiến tích. Laksi cha của nàng Sida xinh đẹp tuyên bố: ai có thể nâng chiếc cung và mũi tên ma thuật của mình lên sẽ được vinh hạnh cầm tay Sida. Phra Lam

tham gia và giành lấy chiến thắng dễ dàng. Ram trong Ramakien với sức mạnh và những quyền lực siêu nhiên, chàng tiêu diệt được nhiều yêu ma quỷ quái, trong đó có tên quỷ vương Totsaganxứ đảo Longka. Riêng chàng Rama

trong Sêri Rama bắn một mũi tên đi qua các vòng tròn và xuyên vào hàng chục cây cọ và xếp chúng thành hàng thẳng tắp. Rama giành chiến thắng và có được người đẹp Sita. Rama còn chiến đấu nhiều trận oanh liệt với quỷ

Ravana và chàng là người cuối cùng giành thắng lợi. Trong truyện Riêm Kê,

Riêm giương được chiếc cung đúc của vua Mithâyla và cưới nàng Xêđa xinh đẹp làm vợ. Chàng chiến thắng mọi thế lực đen tối thù địch: đánh quỵ được con trâu thần Tu Phi, diệt được quỷ vương Riếp, phá được thần Núi, thần biển cản đường chàng đến đảo Lanka. Sức mạnh của chàng luôn được thần linh hỗ trợ, chiếc cung thần trong tay chàng thu hồi gió vào đôi cánh, sức nóng mặt trời vào dây cung, sức nặng của núi vào thân cung…đã xuyên thẳng vào ngực quỷ Riếp. Riêm là người anh hùng lý tưởng trong giấc mơ của nhân dân, đồng thời cũng là con người sống trọn vẹn và đẹp đẽ những tình cảm con người

trong đời thường. Chàng là người con chí hiếu vâng theo lời hứa của cha từ bỏ ngai vàng sống đời khổ hạnh, là người hào hiệp làm lễ an táng cho quỷ

Riếp, là người bao dung tha thứ cho Kaykêxay khi trở về, là người anh yêu thương triều mến với các em, là vị hoàng tử và ông vua nhân từ chăm lo cho dân chúng, là người chồng yêu thương vợ say đắm và thủy chung…Riêm vừa rực rỡ hào hùng trong hành động hiệp sĩ, vừa gần gũi đáng yêu trong đời sống riêng tư. Trong số các nhân vật anh hùng, chỉ có Xỉn xay là không tham dự vào cuộc thi thố tài năng để giành người đẹp. Chàng sinh ra là để đi cứu hoàng cô Xúmuntha và diệt trừ yêu quỷ. Trải qua nhiều cam go thử thách, chàng cũng đã hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt đẹp: mang hoàng cô về cho vua cha Kúxálạt, tiêu diệt nhiều ác quỷ trong đó thu phục được chúa quỷ Kum Phăn.

Vũ khí chủ yếu để làm nên chiến thắng của các nhân vật anh hùng chính là cung tên, một loại vũ khí tầm xa lâu đời và hiệu quả. Nó phát khởi từ công cuộc săn bắn mưu sinh, bảo vệ mùa màng nương rẫy, bảo vệ cộng đồng trong cuộc tranh chấp giữa các bộ lạc, thị tộc, sau trở thành vũ khí chiến đấu tự tồn và đáp ứng nhu cầu chiến tranh. Cung tên gắn liền với công cuộc chiến đấu của các anh hùng. Nó như là một nhân vật cùng đồng hành và làm nên những chiến công chói lọi hiển hách của các Rama Đông Nam Á.

Đến dạng thứ hai, người anh hùng với tinh thần nghĩa hiệp. Nói đến anh hùng hiệp nghĩa không thể nào không nhắc đến nhân vật dũng sĩ tài ba. Nhân vật này luôn hành động vì nghĩa và hết lòng tương trợ cho nhân vật anh hùng. Mặc dù không là nhân vật trung tâm, nhưng các chàng dũng sĩ đã góp phần không nhỏ trong những chiến công hiển hách của người anh hùng. Thông qua nhân vật dũng sĩ, tác giả muốn đề cao tài năng và trí tuệ của con người mà Hanuman là đại diện tiêu biểu nhất. Tuy nguồn gốc xuất hiện có khác nhau, nhưng cơ bản các Hanuman vẫn có nét chung. Tên gọi Hanuman

vẫn giữ nguyên trong các truyện thơ Riêm kê, Ramakien, Sêri Rama. Nhưng đến Phra Lak Phra Lam có khác đi một chút (Houlaman). Hanuman vẫn là vua khỉ với những tư chất thông minh lanh lợi, nhạy bén trước tình thế và luôn hỗ trợ hết mình cho các Rama. Bên cạnh các anh hùng Rama không chỉ có sự hỗ trợ của vua khỉ, tướng khỉ Hanuman, mà còn có cả người anh em ruột rà thân thích, đó chính là các Laksmana. Đây cũng là nhân vật dũng sĩ với những tài năng hơn người và là nhân vật hội tụ những đức tính cao cả đáng quý, là nhân vật biểu thị cho sự trung thành, phục tùng tuyệt đối với lý tưởng chính nghĩa.

Người anh hùng hiệp nghĩa mang dáng vấp trần thế lại có những đặc điểm riêng. Từ Hải trong Truyện Kiều là một điển hình. Nguyễn Du giới thiệu về chàng:

Đường đường một đấng anh hào

Côn quyền hơn sức, lược thao gồm tài Đội trời đạp đất ở đời

Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt đông

Giang hồ quen thú vẫy vùng

Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo[7, tr.130].

Khác với Lục Vân Tiên, Từ Hải là một con người có khí phách và sống ngang tàng. Chỉ nửa vai gươm đao mà tung hoành ngang dọc khắp cả gầm trời, chỉ một mái chèo mà đi khắp cả non sông. Quả thực Từ Hải là nhân vật tài sức lớn lao, khí phách thật anh hùng. Từ Hải là người anh hùng biết trân trọng tài năng và cái đẹp.

Một dạng nữa là người anh hùng vừa hiệp nghĩa vừa tuân thủ theo đạo đức xã hội. Đại diện tiêu biểu cho dạng này là nhân vật Lục Vân Tiên trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Đình Chiểu. Vân Tiên tiêu biểu cho loại người

ưu tú nhất của thời trung đại, được tác giả xây dựng theo mẫu anh hùng lý tưởng:

Nhớ câu kiến ngãi bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng[5, tr.37]

Người anh hùng họ Lục thấy chuyện bất bình, ra tay tương trợ. Đó là tinh thần hiệp nghĩa cao cả của đấng mày râu. Tuy nhiên, hành động của Lục Vân Tiên cũng còn phụ thuộc nhiều vào các nguyên tắc đạo lí xã hội. Chẳng hạn:

Trai thời trung hiếu làm đầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gái thời tiết hạnh làm câu trao mình[5, tr.20]. Hoặc:

Khoan khoan ngồi đó chớ ra

Nàng là phận gái, ta là phận trai[5, tr.34].

Rõ ràng Nguyễn Đình Chiểu không hề muốn biến nhân vật của mình, con người “tả đột hữu xông” trước đó thành một trang công tử hào hoa lụy vì tình cảm. Sự phát triển của nhân vật về sau tất yếu phải là hình ảnh đẹp đẽ “đầu đội kim khôi” hiện lên lẫm liệt trước mắt Nguyệt Nga - đúng là hình ảnh người anh hùng trong con mắt giai nhân. Vân Tiên trở thành hình mẫu của con người nghĩa hiệp khẳng khái, mang những nét tính cách chung của con người Nam Bộ hào hiệp trượng nghĩa.

Nhân vật anh hùng trong lịch sử dân tộc cũng được tái hiện trong truyện thơ. Anh hùng Phaen trong Khun Chang Khun Phaen cũng giống như

Phra Lam, mỗi chặng đường chiến thắng, Khun Phaen có thêm người vợ. Tác giả đã xây dựng nhân vật Phaen với những tính cách rất người chứ không nhất quán là một người anh hùng lý tưởng trọn vẹn như Lục Vân Tiên. Phaen

làm được nhiều điều hệ trọng lớn lao liên quan đến vận mệnh quốc gia bằng chính tài năng của mình. Tuy nhiên, chàng cũng mang lòng thù hận, ghen

ghét đối với những ai hãm hại chàng (cụ thể là Khun Chang, Buakhli). Phaen

sẵn sàng giết Buakhli - người vợ đang mang thai khi biết nàng sắp nghe lời cha hạ độc giết chàng. Hoặc trong lần này Phaen gặp nhiều rắc rối vì bị

Chang hãm hại. Phaen tự trang bị cho mình các loại vũ khí và học thêm bùa chú để trả thù Chang. Điều này chứng tỏ sự chưa hoàn thiện trong phẩm chất của một người anh hùng toàn bích. Người anh hùng theo quan niệm trong

Khun Chang Khun Phaen chủ yếu đề cao ở khía cạnh tài năng mà ít đặt nặng về vấn đề đạo đức. Điều này, khác với quan niệm về người anh hùng trong truyện thơ Việt Nam. Trong Hikayat Hang Tuah, Hang Tuah là nhân vật lịch sử. Tác phẩm giới thiệu anh là một đô đốc, một anh hùng của Malay. Hang Tuah đồng hành cùng bốn người anh em bạn: Hang Jebat, Hang Kasturi, Hang LekirHang Lekiu. Hang Tuah có đầy đủ bảy yếu tố cốt lõi về tiêu chuẩn một người anh hùng tầm cỡ. Anh hội tụ những vẻ đẹp của người anh hùng hồi giáo. Ở Hang Tuah, người đọc có thể nhìn thấy sự tận tụy và trung thành với nhà vua. Anh là người luôn cống hiến tinh thần, trí thông minh và sức mạnh cho triều đình bởi lòng trung thành của ông đối với nhà vua. Hang Tuah sẵn sàng bảo vệ vua, chịu đau để mất Tun Teja - người đã đính hôn để dâng cho vua Malacca. Hang Tuah giết Hang Jebat - người anh em của mình để bảo vệ triều đình và thể hiện tính trung quân. Như vậy, Hang Tuah là người anh hùng tuyệt đối trung thành với các lý tưởng đạo đức trong đó, nguyên tắc “trung quân - ái quốc” được đặt lên hàng đầu. Trong tình yêu,

Hang Tuah có kết quả ngược lại với sự nghiệp chiến đấu. Chàng không kết hôn được với nàng Tun Teja. Vì nhiệm vụ chính trị của quốc gia mà chàng đem dâng Tun Teja cho vua Malacca. Sau đó, Hang Tuah bị những kẻ ganh ghét trong triều vu khống đã tư tình với vợ vua. Anh bị vua ghép vào tội chết. Chi tiết này bộc lộ sự cạnh tranh quyền lực, hận thù, ganh tị và xung đột lợi ích trong triều đình Malay lúc bấy giờ. Về tín ngưỡng, ở phần cuối truyện,

Hang Tuah ẩn mình để thờ phượng cha mẹ và có những dấu hiệu anh bước vào thế giới tinh thần. Hang Tuah là mẫu người anh hùng hồi giáo nhưng cuối cùng anh nhận ra lòng sùng kính của mình với Thiên Chúa là mục tiêu cuối cùng của đời sống con người. Hang Tuah có công lớn trong ngoại giao, chiến đấu để bảo vệ Malacca. Điều này xuất phát từ tình yêu quê hương, một bản chất cơ bản của con người. Hang Tuah là nhân vật thuộc chủ nghĩa anh hùng rất rõ nét.

Sánh đôi cùng người anh hùng chính là mỹ nữ. Hình tượng người phụ nữ là một trong những đề tài có sức hấp dẫn của văn học thế giới. Trong văn học Đông Nam Á, người phụ nữ luôn là nhân vật trung tâm. Sự phong phú, chiều sâu và sức sống mãnh liệt trong hình tượng người phụ nữ Á Đông là vấn đề muôn thuở của văn học khu vực này. Ở góc độ nào đó, người phụ nữ luôn là nguyên nhân khởi phát của nhiều câu chuyện. Xuất phát từ quan niệm coi văn chương là nêu gương đạo đức và bài học răn đời. Truyện thơ tập trung thể hiện người phụ nữ với phẩm chất lý tưởng về sắc đẹp, đức hạnh. Cái đẹp của hình tượng biểu hiện ở mặt đạo đức, ở sự thống nhất của cái chân, cái thiện, cái mỹ trong chính phẩm chất lý tưởng của họ. Việc thể hiện nhân vật nữ trong truyện thơ luôn có những đặc điểm và phẩm chất tương đồng nhau, khó phân biệt. Nhân vật chưa đạt tới “cá tính” mà chỉ dừng lại ở “loại tính”. Điều này xuất phát từ quan niệm thẩm mỹ của văn học dân gian: cái đẹp là cái đạo đức.

Một nguồn gốc thần thánh, một vẻ đẹp thoát tục, một tính cách điển hình mang tính mẫu mực là những đặc điểm của người phụ nữ trong truyện thơ có ảnh hưởng từ Ấn Độ. Cuộc đời của họ diễn ra theo những quy luật đơn giản. Ta có thể tìm thấy bóng dáng nàng Sita của Ấn Độ hiện diện tại Thái Lan với nàng Seeda, nàng Xêđa ở Campuchia, nàng Sida ở Lào, nàng Sita ở Indonesia. Tất cả họ đều toát lên vẻ đẹp tinh khiết, một nghị lực phi thường,

khả năng chịu đựng, một tính cách thanh cao và lòng thủy chung son sắt. Xét về nguồn gốc, các nàng Sita Đông Nam Á đều xuất thân từ thần thánh nhưng cách thức xuất hiện, mục đích ra đời của mỗi nhân vật là khác nhau. Nếu như Sita trong Ramayana có nguồn gốc xuất thân là thần thánh (là con của thần Đất mẹ được sinh ra từ một luống cày) thì nàng Seeda trong Ramakien, Xêđa

trong Riêm Kê, Sidaở Lào, Sita của Indonesia cũng có nguồn gốc thần thánh.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ đông nam á (Trang 67 - 77)