Miêu tả tâm lý nhân vật qua cảnh thiên nhiên

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ đông nam á (Trang 108 - 121)

Có thể nói rằng, thiên nhiên trong truyện thơ không chỉ góp phần khắc họa vẻ đẹp mà còn gắn bó với nhân vật trong mọi trạng thái xúc cảm vui buồn và đời sống nội tâm. Thiên nhiên ấy không lặp lại mà luôn biến đổi một cách tinh tế, thể hiện được nhiều vẻ của tâm trạng nhân vật.

Trong các truyện thơ có chứa đựng yếu tố thần kỳ, thiên nhiên hùng vĩ, xinh tươi mang đến cho đoàn người lưu đày tâm trạng hứng khởi, lạc quan, đôi khi có xen vào đó những suy tư, trằn trọc. Trong Riêm Kê, thiên nhiên như người bạn đồng hành cùng nhân vật Riêm:

Họ đi đến đâu, ánh nắng lại dịu mát, cây cối hai bên lối đi đượm hoa muôn sắc, tỏa hương thơm ngào ngạt. Dọc đường đi, cây cối mọc thẳng hàng như có ai xếp đặt trước. Những con ong bầu xô đến hút nhụy, rung đôi cánh vi vu như tiếng sáo. Muông chim hót véo von, đánh tan bầu không khí âm u và ghê rợn của chốn rừng già. Đêm khuya, cây lá xào xạc theo gió. Trăng soi tràn ngập cả không gian một màu hoàng kim rực rỡ…Mỗi bước đi của thần Prặc Nôriê giáng thế có một đóa hồng hàm tiếu nở ra đón chào, nổi bật trên nền hoa mướp vàng rực, hoa lài trắng muốt xòe ba lớp cánh. Và ở đó luôn có một đôi ong bầu chập chờn bay lượn [70, tr.33].

Đoàn người đi không mệt mỏi. Cảnh vật trước mắt luôn đổi thay làm phấn khích bước chân ra đi của họ. Ngắm cảnh thiên nhiên, Riêm gợi chuyện với vợ để nàng chú ý hơn đến những sinh vật nhỏ bé hấp dẫn mà quên đi những đắng cay, cực nhọc, những biến cố nguy hiểm xảy ra trong quá trình

lưu đày. Riêm nói với vợ rằng: “đóa hồng chính là ta, hoa mướp là vợ của ta và hoa lài là hiền đệ Lak. Còn ong bầu là điều phiền não”[70, tr.33]. Nhưng trong lòng chàng vẫn có những nỗi lo lắng riêng, bộc lộ rõ qua hình ảnh đôi ong vần vũ, chập chờn trước mặt Riêm. Hình ảnh ấy không dễ gì tàn phai trong tâm hồn của vị hoàng tử bị lưu đày. Nó luôn ám ảnh chàng suốt cuộc hành trình. Ong bầu ấy chính là những lời nói cay nghiệt của hoàng hậu Kaikesây, của những thế lực tàn bạo đang rình rập quanh cuộc sống khó khăn phức tạp của gia đình hoàng tử Prặc Riêm. Trong Ramakien, cảnh thiên nhiên đẹp nhưng ẩn chứa những điều huyền bí, lạ thường:

Hãy tưởng tượng một khu rừng, vùng sâu, mờ và bí ẩn, kéo dài ra trên tất cả các bên. Trên nó tỏa sáng mặt trời nóng, nhưng chỉ thỉnh thoảng chiếu xuyên qua mái nhà lá dày và rọi xuống mặt đất xanh rêu. Không khí vẫn còn ẩm ướt và mát mẻ. Ngoài một bức màn của dây leo, suối chạy trên một mỏm đá vào một hồ bơi nhỏ. Đây bướm và chuồn chuồn lấp lánh phô trương màu sắc nâu sậm của chúng trên mặt nước rực rỡ như hoa của bờ sông và tinh tế hơn rất nhiều. Bên dưới bề mặt của các hồ bơi nhiều loại cá có màu xám như đá bơi lội tung tăng. Âm thanh duy nhất là tiếng rì rào của dòng suối. Bây giờ và một lần nữa, ở đâu đó xa xa vẳng lên tiếng chim gù đơn độc. Các chú ve sầu thi nhau trổi lên những khúc nhạc du dương. Ở đây không có sự thay đổi, không có lịch, không ó thời gian, chỉ có sự tiếp nối giữa ngày và đêm[124]. Bên cạnh những gian nan vất vả trên bước đường tha hương, đoàn người của Phra Ram được thưởng ngoạn cảnh đẹp tuyệt vời mà tạo hóa đã ban tặng cho loài người. Thiên nhiên đầy màu sắc như chính sự phong phú trong tâm hồn con người. Không chỉ màu sắc mà thiên nhiên còn có cả âm thanh. Âm thanh của dòng suối, của tiếng chim, của ve sầu…tất cả tạo nên một bản nhạc giao hưởng của rừng xanh sâu thẳm. Cảnh vật đó, bản giao

hưởng rừng xanh đó làm tâm trạng đoàn người nhẹ nhõm hơn sau những ngày lênh đênh, vất vả. Không chỉ vậy, trong Xỉn xay người đọc còn bắt gặp tâm hồn vui tươi hứng khởi của nhân vật anh hùng Xỉn xay qua việc miêu tả thiên nhiên. loại cây lạ và đẹp xuất hiện trước mắt chàng, đó là cây căn lá phức:

Đây là một loại cây đặc biệt có hoa từ trên cành xuống tận gốc. Hoa có nhiều loại, nhiều cỡ, có cả hoa vàng hoa bạc, có cả hình của các tấm vải thổ cẩm có hoa văn hình con khỉ, con dơi, chim, cú…Con suối dưới chân núi nước trong vắt đến nỗi thấy cả những viên ngọc lấp lánh dưới đáy nước. Có nhiều loại ngọc quý không kể xiết…[95, tr.134-135]. Cuộc hành trình gian khổ cứu cố Xúmuntha xuyên qua những phong cảnh đẹp. Chính nó đã làm cho tâm hồn của người anh hùng dịu mát như vừa tắm trong dòng suối. Xỉn xay mừng vui phấn khởi trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Vẻ đẹp ấy làm chàng quên cả sự cô đơn buồn bã vì nhớ mẹ, nhớ bác trong thời gian qua.

Lại nữa, các yếu tố thiên nhiên còn được dùng để bộc lộ tậm trạng buồn hoặc sự nóng giận tột độ của nhân vật. Quá trình tìm kiếm và giải cứu Xêđa là sự thử thách lớn lao đối với Riêm. Chàng phải đối mặt với vô vàn những khó khăn vất vả. Khi đến bờ đại dương, Riêmnhìn vào đại dương mênh mông sâu thẳm” [70, tr.89]. Chàng dường như nghe tiếng kêu cứu của Xêđa ở nơi trùng dương xa tít tắp vẳng đến đâu đây, quyện trong tiếng sóng vỗ vào bờ lúc dữ dội, lúc rì rầm sâu lắng. Nhìn vào đại dương, Riêm càng nhớ vợ và chàng cảm thấy thất vọng vì không biết làm cách nào để đưa quân vượt qua trùng dương đến đảo Lanka. Đại dương mênh mông sâu thẳm ấy chính là thử thách với Riêm, đồng thời cũng chính là nỗi lòng, tình cảm bao la sâu sắc mà Riêm dành cho vợ. Đến truyện thơ Phra Lak Phra Lam, trong thời gian đi tìm kiếm và giải cứu cho Sida, Phra Lak và Phra Lam đã gặp Thao Phalichanh ở bờ suối, nơi nước mắt của anh đã tràn ngập”[109, tr.13]. Ở đây, tác giả dân

gian đã dùng hình ảnh thiên nhiên để diễn tả tâm trạng buồn của con người. Sang Khip đã cướp ngôi và đánh đuổi Phalichanh đi nơi khác. Phalichanh

đau buồn, uất hận trong lòng mà không thể cạn tỏ cùng ai, cũng không thể nhờ ai giúp đỡ. Biện pháp thậm xưng được sử dụng để nhấn mạnh nỗi đau buồn trong tâm trạng Phalichanh. Trong cuộc hành trình giải cứu cô, Xỉn xay

gửi gấm tâm trạng buồn trong thanh âm của tiếng “ve sầu” và tiếng “Uyên ương hót”:

Ve sầu kêu ngân vang như sáo

Uyên ương hót như rung chuông vàng[95, tr.262]. Những thanh âm sống động nhưng không kém phần buồn bả của rừng xanh khiến chàng nhớ mẹ, nhớ bác khôn nguôi:

Có nhụy hoa vừa thơm vừa ngọt.

Như đôi vú mẹ lúc chàng hút sữa[95, tr.267]. Hoặc câu thơ thể hiện ngập tràn rõ nỗi nhớ nhung bác, mẹ:

Trang hoàng hoa trên cành nở cánh. Thơm ngọt ngào dòng họ Kít xa-na,

Như lúc nằm trong buồng bác, mẹ ủ hoa thơm[95, tr.270]. Ngoài ra, thiên nhiên còn được dùng để đặc tả tâm trạng nóng giận của nhân vật. Trong Riêm kê, chằn Riêm Borômsô đã nổi giận khi Phrặc Riêm

trùng tên với hắn. Với hắn, đó là một điều sỉ nhục. Hắn ném cây cung vào mặt

Riêm và nhìn chàng giận dữ: “cơn giận của hắn khủng khiếp đến nỗi sóng biển cúi đầu im lặng và ngọn gió đại dương mát lành giờ đây nóng ran như bão lửa. Lũ ngựa chiến không dám cất vó và bầy voi cũng co vòi lại[70, tr.18]. Tác giả dân gian đã dùng biện pháp so sánh trùng điệp để diễn tả tâm trạng nóng giận của Borômsô. Cơn nóng giận cực độ ấy có thể nghiền nát hoàng tử Riêm. Về mặt khách quan mà nhìn nhận, đây là một sự nóng giận với lý do không chính đáng. Sự tức giận ấy không xuất phát từ mục tiêu chính

nghĩa mà từ những nguyên lý cá nhân mang tính ích kỷ, hẹp hòi. Vì thế, tâm lý nóng giận ấy dễ dàng bị dập tắt bởi lập luận và hành động của lực lượng chính nghĩa.

Bên cạnh đó, thiên nhiên được xây dựng như là một nhân vật thực thụ với những tâm trạng buồn, vui, giận dỗi. Điều này thể hiện rõ trong tác phẩm

Phra Lak Phra Lam:

Houlaman đã bay vào không trung và tìm ông mặt trời Phra Athit đề nghị giúp đỡ nhưng Phra Athit từ chối. vì thế, anh đã ném ông mặt trời về phía đông. Phra Lam đã được cứu nhưng Phra Athit giận Houlaman nên không muốn xuất hiện nữa. vì thế, toàn bộ thế giới bị bao phủ bởi một màu đen tối và Phra Lam yêu cầu con gà trống kêu gọi ông mặt trời quay trở lại quy luật bình thường của mình bằng cách cất tiếng gáy ba lần liên tiếp. lúc đó, Phra Athit mới xuất hiện trở lại. kể từ đó, khi gà trống cất tiếng gáy ba lần liên tiếp ông mặt trời sẽ xuất hiện[109, tr.21].

Ông mặt trời Phra Athit là đại diện cho yếu tố thiên nhiên được tác giả dân gian xây dựng với những tâm trạng rất người. Chính yếu tố này ta thấy nhân vật trong Phra Lak Phra Lam không chỉ ảnh hưởng từ Ramayana, Jataka mà còn mang dáng vấp của truyện cổ tích. Ông mặt trời đã thể hiện thái độ giận dữ bằng cách không xuất hiện nữa vì bị Houlaman ném về phía đông. Sự giận dỗi của Phra Athit khiến cả vũ trụ chìm ngập trong bóng tối. Điều này cho thấy thiên nhiên cũng có tâm trạng buồn, vui, hờn giận như con người vậy. Khi con người làm thiên nhiên nổi giận thì sẽ chịu những hậu quả khôn lường. Cho đến khi con gà trống cất tiếng gáy ba lần liên tiếp, ông mặt trời mới xuất hiện. Đoạn trích trên không chỉ mô tả tâm trạng của Phra Athit

mà nó còn như một truyện cổ tích ngắn gọn lý giải những hiện tượng kỳ thú của thiên nhiên.

Thiên nhiên được các tác giả dùng để miêu tả sự xuất hiện, sự ra đời của những nhân vật đặc biệt. Chẳng hạn, trong Sêri Rama mỗi khi nhân vật chính nào xuất hiện thì bao giờ cũng xảy ra những điều huyền diệu:

Bảy ván sàn bị lột Mái bay từ bảy nhà

Mưa như trút từ trên trời xuống Chớp bỗng sáng lòe trong đêm.

Hoặc khi người nối dõi siêu tự nhiên ra đời kèm theo là những hoạt động kỳ bí của thiên nhiên:

Nước tự nhiên ngừng chảy Chim chóc bay từ mọi hướng Vì hoàng tử vừa ra đời đã hát Giọng ngọt ngào như nhà tiên tri Đaút.

Điều này tiến sĩ Trần Thu Hà nhận định: “Những hình dung từ, những chi tiết so sánh, ước lệ có tính công thức, lấy cảnh ngụ tình và lặp đi lặp lại này là một trong những đặc tính của truyện kể và truyện thơ dân gian có nguồn gốc từ các tác phẩm bác học” [12, tr.111].

Như vậy, mặc dù chưa có nhiều thủ pháp phong phú trong cách dùng thiên nhiên đặc tả tâm trạng nhân vật nhưng đã thể hiện được sự say mê và gắn kết, hòa quyện giữa con người với cảnh vật. Đó là một trong những đặc trưng mang tính Á Đông. Đồng thời, đó cũng là nền tảng cho việc dùng thiên nhiên thể hiện sắc thái cảm xúc trong tâm hồn con người ở một số truyện thơ. Giáo sư Đặng Thanh Lê đã nhận định: “Có thể nói, thiên nhiên trong

Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường lặng lẽ, kín đáo

nhưng không mấy khi không xuất hiện và luôn luôn thắm đượm tình người”. Nhận định này khơi gợi đến bút pháp tả cảnh ngụ tình, một trong những bút pháp đặc sắc của văn học trung đại Việt Nam. Do sự phát triển, sức sống nội

tại của nền văn học Việt Nam cộng hưởng với quy luật tiếp thu, tiếp biến văn hóa - văn học Trung Hoa đã cho ra đời thủ pháp nghệ thuật đặc sắc, mang đậm tính phương đông “tả cảnh ngụ tình”. Đây là bút pháp mà nhà thơ thông qua việc miêu tả cảnh vật để bộc lộ tâm trạng nhân vật hoặc tâm trạng của chính mình. Truyện Kiều là tác phẩm tiêu biểu đạt đến một trình độ nghệ thuật hết sức đặc sắc. Trong đó, “Tả cảnh ngụ tình” là một trong những bút pháp đặc biệt được Nguyễn Du khéo léo bày trí uyển chuyển trong văn phẩm của mình. Với Kiều, cảnh vật lúc nào cũng hàm chứa một nỗi niềm tâm sự. Quy luật lây lan tâm lý được Nguyễn Du minh họa rõ trong câu thơ:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ[6, tr.230]. Tiệc tan, người đã vãn, tỉnh rượu lúc tàn canh, Kiều xót xa nhìn lại chính mình. Câu thơ chất chứa đầy tâm trạng của một kẻ “tài hoa bạc mệnh”. Người buồn, nhìn cảnh vật cũng nhuốm màu thê lương, bi thảm. Tác giả đã thổi hồn vào cảnh vật làm cho nó trở nên linh hoạt hơn, sống động hơn. Nếu thi sĩ Tây Phương đi tìm cảnh hợp tình, hợp tâm trạng mới đưa vào thì với Nguyễn Du vừa đưa cảnh đến hồn người đồng thời vừa đưa tâm hồn đến với cảnh, tạo nên một sự giao hòa tuyệt vời hai chiều giữa cảnh và người, giữa cái vô tri và cái tâm thức, để tuy hai mà một, tuy một mà hai.

Thiên nhiên là người bạn đồng hành chia sẻ với tâm trạng củaKiều:

Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân

Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung[6, tr.219].

Trước không gian rợn ngợp của lầu Ngưng Bích, Kiều càng nổi bật sự cô đơn, bơ vơ, lạc lõng. Nàng tìm đến với thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm bạn. Dường như vầng trăng xa xôi dịu vợi được kéo lại gần nàng Kiều hơn. Trăng như người bạn tri âm tri kỷ đang sẻ chia tâm trạng cùng Kiều:

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ dàu dàu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi[6, tr.219-220]. Chỉ một cảnh hoàng hôn thôi cũng đủ gợi lên một nỗi buồn thấm thía. Đó là nỗi buồn về thân phận cô đơn, lẻ loi, lạc lõng. Hoa, cỏ cũng mang đầy ắp những tâm sự của Kiều. Thanh âm của sóng hay cũng chính là tiếng lòng thổn thức âu lo trước những tai ương đang từng giờ, từng phút rình rập, đe dọa số phận mỏng manh bé nhỏ của nàng. Trong số hàng loạt những câu thơ

tả cảnh ngụ tình thì những dẫn chứng nêu trên là những đại diện ưu tú cho bút lực này của đại thi hào Nguyễn Du.

Không chỉ dừng lại đó, tâm trạng nhân vật truyện thơ còn bộc lộ qua triết lí của cái tiên nghiệm bật lên từ khung cảnh thiên nhiên. Nguyễn Du miêu tả khung cảnh quanh mộ Đạm Tiên - nơi mối tình Kim - Kiều bắt đầu có những câu:

Sè sè nắm đất bên đường

Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh[6, tr.166].

Một phong cảnh tao nhã, đẹp nhưng thấm đượm buồn bởi dấu hiệu tàn úa của thiên nhiên. Những câu thơ gợi lên không khí của sự chết chóc, thiếu sức sống. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du miêu tả như vậy mà đó là vì ông muốn dự báo trước sự sóng gió của mối tình Thúy Kiều - Kim Trọng và sự thực đã được chứng minh qua câu chuyện tình của hai người sau này. Thiên nhiên ở đây đã gián tiếp tham gia vào việc chiêm đoán vận mệnh của

nhân vật. Trong Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu để Tôn Sư dùng thiên nhiên tiên nghiệm đường đời của nhân vật Lục Vân Tiên:

Nhân cơ tàng sự dặn rằng:

Việc người chẳng khác việc trăng trên trời. Tuy là soi khắp mọi nơi,

Khi mờ, khi tỏ, khi vơi, khi đầy[5, tr.26].

Nhân ngắm trăng, Tôn Sư lấy lẽ đầy vơi, tròn khuyết của trăng mà dẫn dụ cho Vân Tiên hiểu đạo đời. Bên cạnh đó, ông còn nói lộ vài lời sấm cho Tiên biết rằng:

Số con hai chữ khoa - kỳ

Khôi tinh đã rạng, Tử vi thêm lòa…[5, tr.26].

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ đông nam á (Trang 108 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)