Thần linh ác quỷ

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ đông nam á (Trang 59 - 67)

Đậy là cặp nhân vật đối lập thể hiện rạch ròi tư duy thiện - ác. Tuy là nhân vật phụ nhưng có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của truyện.

Thần linh là nhân vật xuất hiện với vai trò giúp đỡ con người vượt quá khó khăn thử thách để tiêu diệt cái ác. Trong đa số các tác phẩm truyện thơ đều có nhân vật này. Nhóm nhân vật này không được tác giả miêu tả về diện mạo mà chủ yếu là miêu tả hành động của họ. Họ là cán cân công bằng để giải quyết mối quan hệ xung đột giữa cái thiện và cái ác. Trong truyện thơ, thần linh thường hóa thân thành nhân vật anh hùng mang vóc dáng con người trần tục với những năng lực siêu nhiên. Mục đích giáng trần chủ yếu của các vị thần là tiêu diệt ác quỷ, giúp nhân gian có cuộc sống bình an. Trong

Ramakien, có nhiều vị thần xuất hiện. Trong đó, thần Phra Narai (là thần Visnu trong Ramayana) đóng vai trò quyết định hơn cả. Theo sự nhờ vả của thần Phra Isuan (là thần Siva trong Ramayana), thần Narai đã đầu thai xuống trần thành Phra Ram, con trai của vua Ayutaya để diệt trừ tên ác quỷ

Totsagan Nontok. Hoặc một trường hợp khác trong Phra Lak Phra Lam, một phật tử được gửi đến và hóa thân làm Phra LakPhra Lam, hai con trai song sinh của vua Thattaradtha. Hai anh em họ có nhiệm vụ chiến đấu, diệt trừ tên quỷ Hapkhanasouane và mang chị gái nàng Chantha trở về. Cùng môtíp thần đầu thai xuống trần tiêu diệt ác quỷ như trên còn có thần Prặc Nôriê trong Riêm Kê của Campuchia. Trước sự quấy nhiễu của chằn Kănlasô, đạo sĩ Savamit cầu cứu đến thần Prặc Nôriê, một vị thần vốn sẵn lòng độ lượng cao cả. Theo lời hứa với đạo sĩ, thần đã đầu thai xuống trần thành hoàng tử Prặc Riêm, con trai cả của vua Tuốcsorốth. Riêm đã tiêu diệt được

cái ác (diệt chằn Kănlasô), hoàn thành sứ mệnh cao cả của người đại diện cho lẽ phải, công đạo trong đời sống con người.

Các vị thần linh thường xuất hiện trong truyện thơ. Họ không chỉ đóng vai trò giúp đỡ những người hiền gặp tai ương trong cuộc sống mà còn thể hiện những đức tính rất người. Chẳng hạn, thần Visnu là vị thần tối cao trong

Sêri Rama. Thần đã làm cho vợ của vua Đasarata sinh ra từ một cây tre vàng như một dấu hiệu đoán định sự ra đời của một thế giới tốt đẹp mới. Đây cũng là nét khác biệt của thần Visnu trong Ramayana(Ấn Độ) với thần Visnu trong

Sêri Rama (Indonesia). Ngoài ra, trong Sêri Rama còn có thần Siva. Ông mang tên là Gaphera Mahasiku, trở thành tu sĩ ở ẩn, muốn chuộc được những tội lỗi trong tiền kiếp khi đã 128 tuổi. Ông ta đã nuôi râu cằm dưới dạng hình chim sẻ và cố gắng giữ nguyên khí qua việc không sinh con. Ông ta có một người vợ do ông tạc ra từ gỗ đàn hương. Nàng sinh con gái nhưng sau đó lại phản bội chồng, sinh ra ba con trai với thần Mặt trời, thần Mặt trăng và vua của loài khỉ. Vì tức giận, thần Siva lại biến nàng thành cây bạch đàn và biến con của nàng thành khỉ như Hanuman. Mãi sau này thần mới hoàn lại dung mạo con người cho các chàng trai. Vị thần xuất hiện nhiều nhất trong Phra Lak Phra LamPhra In (Indra, Thiên đế, vua của các thần Hindu). Phra In

có vai trò quyết định trong sự ra đời của cả bộ ba nhân vật chính (Phra Lam- “Rama”, nàng Sida - “Sita”, Hapkhanasouane - “Ravana”), tác động quan trọng tới tiến trình câu chuyện. Chính Phra Inlại hiện ra trong tư cách người thẩm vấn, kiểm tra hiểu biết của Thao Loun Lou (sau này được sinh thành

Hapkhanasouane) về giáo pháp và giới luật Phật giáo. Khi thấy được sự thông minh của đứa trẻ, Phra In quyết định đưa Thao Loun Lou lên thiên đàng để xóa bỏ thương tật. Các vị thần không ai làm được, bằng phép thuật của mình, Phra In đã biến Lou thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Thần còn cho Lou những quyền năng vô biên và hoán đổi chàng thành

Hapkhanasouane, con trai của vua Vilounha. Những điều thần Phra In ban cho Hapkhanasouane vô tình đã biến hắn thành kẻ xấu. Chỉ có duy nhất Budda mới chế ngự được hắn mà thôi. Phra In một lần nữa cho hắn có ngoại hình tuấn tú, đẹp trai như chính Phra In. Lợi dụng điều này, hắn đã quấy nhiễu các bà vợ của Phra In. Phra In cho Soudsada một trong bốn hoàng hậu vĩ đại của mình đầu thai làm nàng Sida để tiêu diệt Hapkhanasouane. Mục đích cuối cùng của Phra In đã thực hiện được. Hapkhanasouane bị tiêu diệt bởi bàn tay của Phra Lam - chồng của Sida. Các vị thần đa số là những lực lượng chuyên ủng hộ việc nghĩa, việc tốt, việc thiện nhưng đôi khi họ cũng mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Trong Xỉn xay xuất hiện nhân vật Ngọc Hoàng Thượng Đế. Nhân vật giữ vai trò giúp đỡ cho mẹ con Xỉn Xay trong quá trình bị lưu đày trong rừng sâu. Ngọc Hoàng Thượng Đế từ trên trời nhìn xuống trần gian, thấy cuộc sống cơ cực nặng nề mà hai hoàng hậu đang gặp phải, liền hóa phép dựng lên một lâu đài nguy nga tráng lệ giữa rừng để giúp họ. Trên cổng tòa lâu đài có đề hàng chữ: “Đây là tòa lâu đài mà Ngọc Hoàng Thượng Đế cho xây dựng nên dành cho năm hoàng thân dòng giỏi hoàng tộc”[95, tr.77]. Ngọc Hoàng còn cứu Xỉn xay thoát khỏi cái chết khi bị sáu hoàng tử xô xuống vực thẳm. Sau đó, Ngọc Hoàng đã ban phép xây dựng xứ sở Mường cho năm người là dòng dõi hoàng tộc một cách đàng hoàng và đặt tên cho nơi này là Mường Xiêng Xỉn. Ngọc Hoànglà nhân vật thần tiên, luôn xuất hiện kịp thời để cứu nguy và tạo điều kiện sống cho các anh em của Xỉn xayvà hai người mẹ của họ.

Theo quan niệm của người xưa “ở hiền gặp lành”. Người tốt sẽ được thần tiên giúp đỡ. Trong Lục Vân Tiên,người đọc bắt gặp nhiều nhân vật thần tiên khác nhau. Mật độ xuất hiện của các nhân vật này không nhiều, chỉ khi cần thiết hỗ trợ cho nhân vật trung tâm vượt nạn. Họ là Giao Long, Du thần, Phật Bà Quan Âm, Tiên ông…Mỗi nhân vật, mỗi hành động trợ giúp khác

nhau cho con người. Nhưng tất cả các vị thần linh trong truyện đều giúp cho những người lương thiện gặp nạn. Giao Long dìu Vân Tiên vào bờ khi chàng bị Trịnh Hâm xô xuống sông vào đêm khuya. Giao Long cứu Vân Tiên thoát khỏi tay thần chết. Du thần, một vị thần lang thang khắp các hang cùng ngõ hẻm để quan sát việc đời đã dẫn đắt Vân Tiên ra khỏi hang sâu Thương Tòng. Phật Bà Quan Âm, một vị một vị thần có vai trò chính trọng của Phật giáo đã cứu Kiều Nguyệt Nga vào bờ khi nàng quyên sinh trong quá trình cống Hồ. Tiên ông, một nhân vật mà tác giả không nói rõ nguồn gốc, đã cho Vân Tiên

thuốc thần để chữa sáng mắt. Như vậy, trong những trường hợp hiểm nghèo thì Vân TiênNguyệt Nga đều được các vị thần tiên phò trì. Truyện Lục Vân Tiên không những mạng lại những giá trị nhân văn cao cả mà còn chuyên chở những giá trị Phật giáo.

Tuy không phải thần tiên, nhưng có cùng mục đích giúp người hiền đó chính là nhóm nhân vật phù trợ là người trần thế. Đây chính là điểm mới của truyện thơ so với sử thi và cổ tích. Vua Riêm Mia là nhân vật đáng lưu ý trong

Tum Tiêu. Ông là một vị vua anh minh, có tài. Dân chúng dưới thời ông cai trị sống thanh bình yên ả, phát triển mọi nghề. Ông cũng là người yêu văn nghệ, biết phát hiện và tận dụng tài năng. Tuy tác phẩm không mô tả về diện mạo bên ngoài của vị vua này nhưng qua cách giới thiệu ta thấy ông là người đầy quyền uy, tiêu biểu cho giới cầm quyền phong kiến. Riêm Mia là người tuân thủ triệt để những luật lệ hà khắc của chế độ quân chủ chuyên chế. Đồng thời, ông lại là người thấu rõ giáo lý của nhà Phật. Vì thế, trong xử lý sự việc giữa TumTiêu có sự cân nhắc giữa lý và tình:

Tỉnh táo, minh quân ngồi suy nghĩ Quyền lực ta lớn tựa thái sơn Trừng phạt Tum - Tiêu thì thực dễ

Nhưng đạo Phật kia liệu có còn[33, tr.260].

Trong tình yêu của TumTiêu, vua Riêm Mia tưởng đâu là mối đe dọa lớn nhất, nguy hiểm nhất nhưng lại không phải. Tuy là người độc đoán chuyên quyền nhưng với tình yêu Tum - Tiêu ông là kẻ chấp nhận tình yêu ấy và luôn nâng đỡ họ. Điều này, ta không ngần ngại xếp vua Riêm Mia vào nhóm nhân vật phù trợ. Khi vua ra lệnh tuyển người xứng đáng làm Hoàng Hậu, Tiêu là người được tuyển vào cung. Tại đây, TumTiêu gặp nhau và bày tỏ sự tình. Khi rõ sự việc, vua không những không bắt tội mà còn tác hợp cho TumTiêu. Vua tổ chức đám cưới cho họ:

Minh quân thực xứng ngôi thiên tử Người đổi lòng giận dữ thành vui Truyền lệnh quân hầu làm đám cưới

Cho Tum - Tiêu duyên kết thành đôi[33, tr.260-261] Khi hay tin Orơchun dám làm đám cưới phi pháp với Tiêu, vua thảo chiếu lệnh cho Tum mang về để bảo vệ tình yêu hợp pháp của mình. Khi biết tin Tum - Tiêu bị chết, đích thân vua Riêm Mia dẫn quân lính về trừng trị bọn vô lại. Tất cả những hành động đó của vua Riêm Miacho thấy ông ta đứng về phía tình yêu của Tum - Tiêu. Điều này có nghĩa ông là kẻ luôn giúp đỡ và bảo vệ cho tình yêu chân chính của TumTiêu. Tuy sự trừng phạt của vua

Mia đối với những kẻ bất nhân, phi nghĩa, xúc phạm quyền lực là bộc lộ sự tàn khốc của chế độ chuyên chế nhưng xét ở một góc độ khác, ông vua Mia

vẫn chứng tỏ được dức độ, sự anh minh của một bậc mẫu nghi thiên hạ.

Khác với vua Riêm Mia, Sư Giác Duyên và đạo cô Tam Hợp là những nhân vật tu hành. Trong mười lăm năm lưu lạc, Thúy Kiều đã được một số ân nhân giúp đỡ trong đó có Giác Duyên, nhà sư trụ trì tại am Chiêu Ân, mà

ngay từ buổi đầu báo ân báo oán Kiều đã nói với nhà sư những lời quyến luyến đầy ngưỡng mộ để đến sau này trước khi chia tay lần cuối là Tái sinh trần tạ lòng người từ bi. Cùng với Giác Duyên, ta được biết Tam Hợp đạo cô.

Tam Hợp là vị sư đã tu đến độ tiên tri được mọi việc nơi trần thế. Bà đã biết trước được mọi việc sẽ xảy ra trong đời Kiều từ lần Giác Duyên gặp nàng ở phiên tòa Lâm Tri đến cứu vớt nàng trên sông Tiền Đường. Sau lần đi tu thứ nhất ở nhà Hoạn Thư, Kiều trốn khỏi Quan Âm các và đến Chiêu Ẩn am. Tại đây, Giác Duyên đã mở rộng cửa từ bi giúp Kiều hưởng những ngày tháng thong dong nơi cửa Phật. Khi nghe sự việc đánh cắp chuông vàng, khánh bạc ở nhà Hoạn Thư, Giác Duyên đưa Kiềurời khỏi nhà chùa, Kiều rơi vào tay gã họ Bạc. Tuy vậy, Giác Duyênvẫn tìm phương cứu giúp nàng Kiều:

Rỉ tai nàng mới giãi lòng: Ở đây cửa Phật là không hẹp gì

E chăng những sự bất kỳ,

Để nàng cho đến thế thì cũng thương[7, tr.125].

Trong Truyện Kiều, Tam Hợp đạo cô hiện ra như một bậc chân tu sắp thành chính quả. Lời tiên đoán của bà như một sự khẳng định về sự diễn tiến tất yếu trong cuộc đời Kiều. Theo lời của Tam Hợp, Giác Duyên thuê hai ngư phủ chực sẵn để cứu Kiều. Như vậy, Sư Tam Hợp đã có ảnh hưởng đến sự sống chết của Kiều. Sau khi cứu vớt, Giác Duyên lại cưu mang Kiều tại am Vân Thủy. Đến khi Kiều đoàn viên cùng gia đình thì không sao tìm lại được vãi Giác Duyên nữa. Hai nhân vật phù trợ này đã cứu giúp Kiều trong những cơn nguy khốn, thậm chí cứu cả mạng sống của nàng. Qua cách miêu tả của Nguyễn Du, ở một khía cạnh nào đó ta thấy hai nhân vật này có một số đặc tính hoang đường, mang tính thần kì, mơ hồ, không thực tế. Nhưng tính chất hoang đường lại giúp người đọc tin rằng lẽ phải luôn được phù trợ, giúp đỡ

cho dù lực lượng giúp đỡ là siêu nhiên hay hữu hình. Nếu siêu nhiên thì như là một sự tương trợ về tinh thần, nếu là hữu hình thì là sự giúp đõ thực tế. Tất cả đều mang lại điều tốt cho con người khi họ đang gặp hoạn nạn. Trong Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu cũng đã xây dựng hệ thống nhân vật phù trợ trong đó có thần tiên và có cả những con người trần tục. Những con người bình dị trong cuộc sống nhưng họ có lòng tốt vô biên. Một ông Quán ghét chuyện tầm phào, ghét thói hư tật xấu của các vị hôn quân tham quan. Khi

Vân Tiênvề quê thọ tang mẹ, ông dõi theo và trao cho chàng ba hoàn thuốc và dặn khi gặp gian truân lấy thuốc mà dùng. Ngư ông, người vớt Vân Tiên lên bờ, đưa về nhà và cứu chữa cho chàng thoát chết. Ông Tiều, người đi đốn củi trên rừng đã cõng chàng lên đường về quê hương khi chàng vừa thoát khỏi hang sâu Thương Tòng. Một bà lão trong rừng chống gậy ra đón Nguyệt Nga

vì có lời mách bảo của Phật Bà Quan Âm. Những con người bình dị nhưng lại có những hành động đẹp, cao cả đáng trân trọng.

Đối lập với nhân vật thần linh chính là ác quỷ. Đây là hiện thân của cái ác, cái phi nghĩa trong cuộc sống con người. Trong truyện thơ, một số nhân vật ác quỷ có nguồn gốc thượng giới không thuần ác. Trường hợp này xảy ra ở những ác quỷ có nguồn gốc thần thánh. Chẳng hạn trường hợp của tên quỷ

Hapkhanasouane. Hắn có nguồn gốc từ thần Brahma. Thần Brahma đã hóa thân làm con của một người nông dân và được đặt tên là Thao Loun Lou. Song, chân tay của đứa trẻ này ngắn và nhăn nheo một cách lạ thường. Qua đối đáp với thần Phra In, đứa trẻ đã bộc lộ được tài trí khác thường. Thần

Phra In biến anh ta thành một chàng trai tuấn tú và đổi thành

Hapkhanasouane, con trai của vua Inthapatha Maha Nakhone. Khi lên ba tuổi, Hapkhanasouane có sức mạnh, quyền năng, lòng can đảm khiến các binh sĩ tuân lệnh một cách tuyệt đối. Khi nghe nói về vẻ đẹp của Nàng Chantha, Hapkhanasouane đã tới cướp và mang nàng Chantha đi. Sau khi bị,

Phra Lam đánh bại, hắn đã tới cầu hòa và cưới nàng Chantha làm vợ. Tiếp theo đó, lợi dụng chân dung tuấn tú, đẹp trai mà thần Phra In đã ban,

Hapkhanasouane làm tình với 204 triệu bà vợ của Phra In trong đó có nàng

Soudsada. Hapkhanasouane nghe đến sắc đẹp nàng Sida,hắn tìm mọi cách để bắt cóc nàng. Hắn dùng mưu mẹo bắt được nàng Sida mang về sào huyệt nhưng không đến được với nàng vì cơ thể nàng rất nóng. Những hành động đó của Hapkhanasouane dẫn đến chiến tranh giữa hắn và Phra Lam. Trong trận chiến quyết liệt giữa HapkhanasouanePhra Lam, Phra Lam đã giành chiến thắng, Hapkhanasouane bị tiêu diệt. Đến đây, ta có thể thấy rằng, nguồn gốc xuất thân và những hoạt động ban đầu của Hapkhanasouane là toàn thiện nhưng đến khi Hapkhanasouane có những quyền năng tuyệt đỉnh cộng với ngoại hình tuấn tú, hắn bắt đầu trổi lên dục vọng và đam mê như

Ravana nhưng khác Ravana là hắn còn cướp cả nàng Chantha, chị gái của

Phra Lak Phra Lam. Hoặc như quỷ vương Totsagan tiền thân là một sinh vật

Nontokở thượng giới. Vì được nhiều ân sủng của các vị thần nên hắn có được những quyền năng vô biên. Hắn hạ giới và là chúa quỷ Longka. Với những đam mê dục vọng trần tục, hắn đã cướp nàng Seeda. Ngoài việc này ra, trong tác phẩm mô tả Totsagan vẫn là một vị quỷ vương bình thường, không làm chuyện tốt cũng chưa làm chuyện ác.

Bên cạnh một số quỷ vương có nguồn gốc thượng giới còn có một số

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ đông nam á (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)