Nguồn gốc bản địa

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ đông nam á (Trang 43)

1.2.2.1. Văn học dân gian

Sự phong phú của truyện thơ Đông Nam Á không chỉ ở việc tiếp nhận các nguồn văn học ngoại lai mà còn tự thân sản sinh ra những ấn phẩm bất hủ cho thể loại này. Các tác phẩm được ra đời trên cơ sở xuất phát từ hiện thực lịch sử xã hội đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc. Nói đến điều này, chúng ta không thể không nhắc đến những truyện thơ thuần dân tộc như Lục Vân Tiên của Việt Nam, Tum Tiêu của Campuchia, Xỉn Xay của Lào, một Khun Chang Khun Phaen của Thái Lan, Hikayat Hang Tuah của Malaysia…Đó là những truyện thơ phát triển đỉnh cao của một số nước Đông Nam Á. Một trong số những yếu tố tạo nên sức sống bền vững cho những văn phẩm này chính là hệ thống nhân vật. Tài nghệ của tác giả nằm ở bút lực miêu tả sự vận động tâm lý, tính cách, hành động…của nhân vật

Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu được sáng tác dưới ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo kết hợp với quan niệm nhân dân. Tác giả đã mở đầu tác phẩm:

Ai ơi lẳng lặng mà nghe

Dữ răn việc trước, lành dè thân sau Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình

Từ quan niệm này, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng nên cả một hệ thống nhân vật đối lập về phẩm chất, tính cách, thể hiện một cách khá rõ nét những đặc điểm của thi pháp nhân vật trung đại. Tinh thần chính nghĩa thắng gian tà đã hình thành hai tuyến nhân vật chính diện - phản diện. Thuộc về phía chính diện, đứng đầu là Lục Vân Tiênvăn võ toàn tài, trung hiếu trí dũng mang những phẩm chất lý tưởng của người anh hùng phong kiến. Bên cạnh đó là Vương Tử Trực ngay thẳng, Hớn Minh bộc trực, Kiều Nguyệt Nga trung trinh. Đây là những nhân vật thuộc tầng lớp trên trong xã hội. Cũng thuộc phe chính diện là những người thuộc tầng lớp dưới nhưng đại diện cho cái Thiện còn kể đến tiểu đồng, tì tất Kim Liên, ông Quán, ông Ngư, ông Tiều - những ẩn sĩ trong lớp vỏ bình dân. Các nhân vật đối lập thuộc phe phản diện cũng chia thành thứ bậc hết sức đa dạng. Những kẻ mang danh kẻ sĩ nhưng vô sỉ, thâm hiểm, háo sắc có Trịnh Hâm, Bùi Kiệm, có kẻ tột đỉnh cao sang nhưng tâm địa phản phúc như Thái sư. Đối lập với Kiều Nguyệt Nga chung thủy là gia đình của Võ Thể Loan (Võ Công, mụ Quỳnh Trang và Thể Loan) lật lọng, bạc tình bạc nghĩa. Những kẻ gây hại cho dân có giặc cướp Phong Lai, giặc Ô Qua, con quan huyện hà hiếp con gái nhà lành. Các nhân vật được xây dựng với tính cách nhất quán không có sự thay đổi hoặc phát triển tính cách đa diện.

Sự phát triển của nhân vật trung tâm Lục Vân Tiên là minh chứng rõ nhất cho tinh thần coi trọng nhân cách hơn tài năng, nhân vật có tính cách nhất quán minh hoạ cho tư tưởng “trung hiếu làm đầu”: đánh cướp Phong Lai cứu dân lành, vì hiếu khóc mẹ đến mù mắt, khi sáng mắt thì đánh giặc Ô Qua giúp vua giữ yên bờ cõi…Trước sau như một, Vân Tiên tiêu biểu cho loại người ưu tú nhất của thời trung đại, được tác giả xây dựng theo mẫu anh hùng lý tưởng :

Nhớ câu kiến ngãi bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Nguyễn Đình Chiểu không hề muốn biến nhân vật của mình, con người “tả đột hữu xông” trước đó thành một trang công tử hào hoa lụy vì tình cảm như Kim Trọng trong Truyện Kiều. Sự phát triển của nhân vật về sau tất yếu phải là hình ảnh đẹp đẽ “đầu đội kim khôi” hiện lên lẫm liệt trước mắt Nguyệt Nga - đúng là hình ảnh người anh hùng trong con mắt giai nhân. Vân Tiên trở thành hình mẫu của con người nghĩa hiệp khẳng khái, mang những nét tính cách chung của con người Nam Bộ hào hiệp trượng nghĩa.

Các nhân vật chính diện khác trong tác phẩm cũng được tạo những nét tính cách giống như những nhân vật kịch, bộc lộ cá tính qua ngôn ngữ và hành động. Chẳng hạn, Vương Tử Trực mắng cha con Thể Loan thì tính cách thể hiện qua lời nói, còn Hớn Minh bộc lộ con người cương trực bảo vệ dân lành chống bọn cậy quyền thế làm càn:

Tôi bèn nổi giận một khi Vật chàng đó xuống bẻ đi một giò.

Việc tô đậm những tính cách không đổi ấy tạo thành tiếng nói đề cao gương sáng những con người hành động đúng đạo nghĩa, phê phán những kẻ làm tổn hại nhân tình. Một Trịnh Hâm phản bạn nham hiểm và đố kị tài năng cũng được lột trần tính cách qua hành động đẩy Vân Tiên xuống sông, một

Bùi Kiệm được ngoại hiện hoá tâm trạng bằng hình ảnh miêu tả: “Con người

Bùi Kiệm máu dê - Ngồi chề bê mặt như sề thịt trâu”.

Trong Lục Vân Tiên, ý nghĩa giáo huấn được thể hiện qua sự thắng thế của phe Thiện trước phe Ác, theo quan điểm “Thiện giả Thiện lai, Ác giả Ác báo”. Lần lượt những kẻ xấu xa đê tiện đều bị báo ứng, trả giá cho tội ác của mình, còn những người lương thiện, trung nghĩa, thủy chung đều được hưởng hạnh phúc. Lối xây dựng nhân vật như vậy cũng phù hợp với quan niệm của dân gian, thoả mãn ước mơ về một lẽ công bằng ở đời, chính nghĩa thắng gian tà. Tài năng của các nhân vật như Vân Tiên, Tử Trực, Hớn Minh cuối cùng cũng nhằm bảo vệ đạo nghĩa, nhằm đề cao cái Thiện, cái cao cả của đạo làm người trong đời thường. Tuy nhiên, nhân vật trong Lục Vân Tiên còn mang tính đơn nhất, không đa diện như nhân vật trong Truyện Kiều. Việc tìm hiểu hệ thống nhân vật trong tác phẩm Lục Vân Tiên, chúng ta có thể nhận ra một số đặc trưng của thi pháp nhân vật trong văn học trung đại. Tuy còn có những hạn chế nhưng dẫu sao những thủ pháp xây dựng nhân vật đã trở thành truyền thống ấy cũng tạo nên những vẻ đẹp độc đáo riêng biệt. Thẩm thấu được những vẻ đẹp ấy, chúng ta cũng bóc tách được ý nghĩa, giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của truyện thơtrung đại Việt Nam.

Khun Chang Khun Phaen - một tác phẩm mang tất cả những nét đặc sắc của lịch sử xã hội, văn hóa văn học và tâm hồn của dân tộc Thái. Một trong những nguồn đề tài mà người sáng tác truyện thơ nhắm đến chính là cái “thực tại cổ tích” này. Khi sáng tạo Khun Chang Khun Phaen cung đình, các thi sĩ cung đình vẫn giữ nguyên những đặc điểm của bản kể dân gian. Tác phẩm có một số lượng nhân vật khá phong phú và đa dạng (với 22 nhân vật cốt lõi, ngoài ra còn hệ thống nhân vật phụ). Tên của nhân vật trong truyện rất Thái Lan được trẻ em Thái Lan đặt tên theo những nhân vật trong Khung Chang Khun Phaen. Pasuk, nhà trí thức người Thái nhận định “Khun Chang

Khun Phaen là một tác phẩm đặc sắc, phản ánh rất chân thực những hoàn cảnh khó khăn của người phụ nữ trong xã hội mà người đàn ông làm chủ mọi thứ.”

Hệ thống nhân vật chính của tác phẩm (Khun Phaen, Wanthong và Khun Chang) có tương đối đầy đủ những đặc trưng của nhân vật truyện cổ tích với hai phe đối lập là thiện và ác, người bị hại và kẻ làm hại, người xinh đẹp và kẻ xấu xí. Một số nhân vật trong Khun Chang Khun Phaen còn ở dạng loại tính hơn cá tính, mang khuynh hướng lý tưởng hóa hơn là hiện thực. Tác phẩm là sự tập trung cao độ các môtíp của truyện cổ tích: hai người đàn ông tranh nhau một người phụ nữ đẹp, tranh công và lường gạt, thử thách đi vào lửa…Nhân vật trong tác phẩm được tập trung soi rọi vào khía cạnh đời tư, thể hiện được các biến động suy nghĩ và tâm hồn của họ. Khun Chang Khun Phaen không lý tưởng hóa toàn bộ các nhân vật, không đóng khung nhân vật ở những trạng thái, tính cách nhất định mà có sự biến chuyển theo thời gian, tình huống. Nhân vật trong tác phẩm tỏ ra rất con người kể cả nhân vật chính diện. Nó không phải là đại biểu ưu tú của một lý tưởng đạo đức nhất định. Trong cùng một nhân vật chính diện có cả hai mặt tốt và xấu. Khun Phaen là nhân vật chính, tập trung nhiều nhất những phẩm chất của người anh hùng. Nhưng xuyên suốt tác phẩm, không phải lúc nào chàng cũng biểu lộ những phẩm chất tốt đẹp. Khun Phaen rất đa tình. Chàng có nhiều vợ. Người đầu tiên khiến chàng rũ áo cà sa để tiến đến hôn nhân là nàng Phimxinh đẹp. Chàng liên tục có thêm những người vợ khác trong những hoàn cảnh khác nhau. Phaen đã giết người vợ có tên là Buakhli trong khi nàng đang mang thai. Sau đó Phaenlấy bào thai trong bụng vợ ra và đọc thần chú tôi luyện nó thành đứa con Vàng. Hoặc sau đó, Phaen còn dùng phép thuật để mê hoặc và ân ái với Kiriya - em ái nuôi của Khun Chang. Như vậy, quả nhiên, hành động của Phaen không phải lúc nào cũng tốt mà đôi khi có sự tàn ác và bạo lực

trong tính cách Khun Phaen. Điều này cho thấy, tính lý tưởng hóa nhân vật trong Khun Chang Khun Phaenđã bị phá vỡ.

Nhân vật trong Khun Chang Khun Phaen không thuần nhất một tính cách nhất định mà luôn thay đổi theo tiến trình diễn biến của câu chuyện, của từng hoàn cảnh khác nhau. Vai trò và tính cách của nhân vật nữ chính thay đổi rõ rệt. Trong số rất nhiều nhân vật nữ thì Wanthong là nhân vật trung tâm. Nhân vật Phaen đa tình, đẹp đẽ, tài năng, nhiều pháp thuật. Phaen không khó khăn gì để chinh phục những người đẹp. Về điểm này, nhân vật Khun Phaen

được xây dựng như một mẫu hình anh hùng trong các sử thi. Chinh phục được nhiều người đẹp làm gia tăng giá trị của chàng. Tuy nhiên, người phụ nữ thì chỉ có một chồng. Chính vì vậy nàng Wanthong đã bị khép tội chết khi nàng phân vân không biết chọn Khun Chang hay Khun Phaen. Wanthong cũng là nhân vật vượt khỏi mẫu hình của người phụ nữa lý tưởng trong văn hóa truyền thống Thái Lan khi không những có hai chồng mà còn không tròn bổn phận với cả hai.

Quá trình vận động của các nhân vật chính trong suốt tác phẩm hầu như diễn ra ở vùng nông thôn, cho nên nhân vật mang nhiều đặc điểm thuần Thái mà khó có thể trộn lẫn với bất cứ nền văn hóa văn học nào.

1.2.2.2. Hiện thực đời sống xã hội

Chế độ xã hội phong kiến làm nảy sinh những tác phẩm truyện thơ phản ánh đời sống xã hội của con người. Tum Tiêu là truyện thơ nổi tiếng trong truyền thống văn học của Campuchia. Ra đời khoảng thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, Tum Tiêu có sức mạnh lay động lòng người sâu xa bởi ý nghĩa đấu tranh tố cáo xã hội và vì tính nhân văn của nó. Đây là tác phẩm thuần Campuchia, mang đặc trưng và bản chất của dân tộc Campuchia rõ nét. Tác phẩm có đề tài xuất phát từ thực tế đời sống của dân tộc. Truyện Tum Tiêu

phong tục tập quán của Campuchia. Vì thế, không phải là tình cờ mà câu chuyện này được ghi chép trong Biên niên sử Hoàng gia.

Tum Tiêu là một truyện thơ không dài, số lượng nhân vật ít, hành động nhân vật không nhiều nhưng lại hàm chứa được nhiều cảnh ngộ, nhiều tình cảm, nhiều mối quan hệ. Nhân vật trong Tum Tiêu là những nhân vật chứa đựng sự xung đột về tâm lý rất mãnh liệt, là những nhân vật có cá tính rõ nét. Tum là nhân vật có nội tâm giằng xé dữ dội nhất. Nó được thể hiện bằng đấu tranh giữa một bên là lý trí, là sự tĩnh táo điềm đạm, thận trọng, và một bên là sự cuồng si, là tình yêu say đắm đến mê muội. Tum đã để tình yêu lấn át tất cả mọi thứ và chàng đã phải nhận cái chết bi thảm.

Ở đây ta thấy rằng, giữa hai tác phẩm Tum TiêuKhun Chang Khun Phaen có những điểm tương đồng trong kết cấu, cốt truyện, và một số đoạn cùng sử dụng thể thơ như sepha. Cả hai tác phẩm đều nói về mối tình tay ba liên quan đến một phụ nữ xinh đẹp, một người đàn ông nghèo đi tu và người đàn ông khác với sức mạnh và sự giàu có. Nhân vật nữ chính của cả hai tác phẩm đều có một cô hầu gái để bầu bạn, chia sẻ tâm sự. Tiêu và nàng Phim bị thu hút bởi tài giảng kinh, kể chuyện của TumPhlai Kaeo. Cả hai nàng đều phát ra những tín hiệu tình yêu để gây sự chú ý về phía các chàng trai. Trước sự rung động của con tim, TumPhlai Kaeo đều xin sư phụ làm lễ trả áo, hoàn tục. Về nhân vật mẹ của Tiêu và mẹ của Phim đều giống nhau ở sự ham mê giàu có, thúc giục con gái rời bỏ kẻ nghèo để kết hôn với kẻ quyền uy, giàu có. Nhưng đều gặp sự phản kháng của nhân vật nữ, TiêuPhim quyết bảo vệ tình yêu của mình. Họ đến được với nhau, thời gian không lâu, họ chia xa vì TumPhlai đều là những người có tài, được vua triệu vào kinh để phục vụ triều đình. Ở nhà Tiêu bị mẹ ép gả cho Mơn Nguôn, Phim bị ép gã cho Khun Chang. Cái chết của Tiêu (chết theo chồng - chàng Tum) và

Wanthong (chết vì bị vua xử tội lấy hai chồng) mang đến kết thúc bi thảm cho câu chuyện.

Những điểm tương đồng trong diễn biến cuộc đời của các nhân vật chính trong hai tác phẩm trên có thể phát sinh do nó có nguồn gốc cùng chung khu vực, thời đại và văn hóa. Trong việc thiết lập quyền lực của tập đoàn phong kiến luôn xuất hiện môtíp có sự cạnh tranh cầu hôn giữa người đàn ông giàu có và người đàn ông nghèo. Chủ đề này cũng tái diễn trong tất cả các chuyện tình lãng mạn trên toàn thế giới. Tuy vậy, chúng ta vẫn thấy ở mỗi tác phẩm những đặc sắc riêng, tương đồng nhưng không trùng lắp, không gây nhàm chán cho người đọc. Người ta có thể tìm được những nét rất Campuchia ở Tum Tiêu, rất Thái ở Khun Chang Khun Phaen thông qua hệ thống nhân vật của cả hai tác phẩm nêu trên.

Xỉn xay là truyện thơ trữ tình nổi tiếng của Lào. Thực ra, nội dung của truyện không vượt ra ngoài khuôn khổ của thần thoại Ấn Độ nhưng lại được dựng lại trong bối cảnh thực tế với cách cảm, cách nghĩ, hành động, nói năng của người Lào. Nó mang lại cho người đọc một cảm giác thuần Lào. Xỉn xay

là đỉnh cao của văn học truyền thống Lào, là tác phẩm ưu tú nhất về phương diện hình thức nghệ thuật. Nhân vật trung tâm của Xỉn xaythuộc tầng lớp quý tộc như: hoàng tử Xỉn xay, công chúa Xumuntha, hoàng đế Kúxálạt… Họ là những con người ngay thật, thông minh, dũng cảm, thường phải trãi qua những kiếp khổ đau hoạn nạn do những thế lực yêu ma, ác quỷ gây ra. Xỉn xaylà một điển hình của nhân vật đạo đức. Chàng là một người con hiếu thảo, một người anh em giàu lòng vị tha, độ lượng. Vì tình nghĩa, đạo lý, Xỉn xay

trở thành một con người gan thép, bất chấp mọi hiểm nguy. Bằng trí thông minh, lòng dũng cảm, lại được sự phù trợ của các thần linh, Xỉn xay đã chiến thắng được ác quỷ. Cuộc hành trình của Xỉn xay trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Bên cạnh Xỉn xay còn có con voi Xỉ hổ, con ốc Xẳng Thoong cũng là

hai hình ảnh đẹp tiếp nối tài đức của Xỉn xay. Các nhân vật hiện thân của cái ác, cái xấu như sáu người chị của nàng Lun, sáu hoàng tử anh của Xỉn xay đã bộ lộ sự thấp hèn, phi đạo đức. Nhân vật quỷ Kum Phăn là một hình ảnh đặc biệt. Nó là hiện thân của cái ác, cái tàn bạo đã gây ra đau khổ cho kinh thành Pênh Chăn. Bản chất tàn bạo ấy đã bị khuất phục bởi sức mạnh của chính

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ đông nam á (Trang 43)