Miêu tả tâm lý nhân vật qua lời nói

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ đông nam á (Trang 121 - 165)

Lời nói” là một chuỗi các tín hiệu ngôn ngữ được tạo ra theo những quy tắc nhất định để biểu đạt những nội dung cụ thể. Lời nói mang tính cá nhân, riêng lẻ. Nếu ngôn ngữ là đối tượng của ngôn ngữ học thì lời nói vừa là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, vừa là đối tượng nghiên cứu của sinh lý học, tâm lý học... Vì thế, chúng tôi chọn “lời nói” để nghiên cứu tâm lý của nhân vật truyện thơ sẽ thuyết phục hơn thay vì phải dùng từ “ngôn ngữ”.

Trọng tâm của việc xây dựng tâm lý nhân vật qua “lời nói” biểu thị qua hai phương thức chính là lời đối thoại và lời độc thoại nội tâm. Thông qua đó, nhân vật sẽ bộc lộ tâm lý một cách phong phú, đa dạng.

Xây dựng tâm lí nhân vật qua lời thoại là một trong những nghệ thuật đặc sắc của truyện thơ.Với những truyện thơ thần kỳ, ngôn ngữ đa dạng với những kiểu đối thoại và giọng điệu khác nhau. Những đoạn đối thoại đầy kịch tính được xây dựng để bộc lộ rõ tâm trạng, tính cách của từng nhân vật. Nội tâm nhân vật trong truyện thơ có diễn biến đơn giản, không phức tạp, cầu kỳ.

Những mẫu đối thoại làm bật lên sự đối lập giữa cái bao dung, cao cả, và dục vọng thấp hèn, ích kỷ của từng kiểu nhân vật. Các RamaĐông Nam Á thể hiện được phong thái của dòng giỏi hoàng gia thông qua loạt đối thoại với các quỷ vương Ravana. Chẳng hạn, trong Riêm kê, chằn Riêm Borômsô chặn đoàn người đám cưới của Riêm để hỏi tội vua Tuốcsorốt vì sao đặt tên cho hoàng tử trùng với tên của hắn, Riêm đối đáp với hắn:

- Hỡi các bậc đạo sĩ trên cõi trần gian. Hãy chứng giám cho ta: tên ta không phải do phụ vương ta đặt mà là trí tuệ của mười ngàn bậc hiền giả đã đặt nên.

- Hãy quỳ xuống đảnh lễ, ta sẽ tha cho ngươi mạng sống. Nếu không, ta sẽ chặt đầu ngươi và dẫm nát thân ngươi thành bụi.

- Này tên chằn hung dữ, ngươi từ đâu đến? Từ trời rơi xuống hay từ đáy biển lên? Từ rừng thẳm đến hay trong hang sâu của núi Hêmapien ra? Ngươi muốn gì?

- Ngươi hẳn biết tên ngươi trùng với tên ta. Ngươi cứ nghĩ rằng ta là chằn là quỷ, nên ngươi đã chẳng nể nang gì. Đúng là kẻ mù lòa, nên không thấy ánh sáng. Đúng là kẻ điên khùng nên không biết sợ hãi.

- Hỡi Riêm Borômsô! Tên của ta là của ta. Còn sự kiêu ngạo là của ngươi. Ta là hoàng tử của vua Tuốcsorốt, là hóa thân của thần Phrặc Nôriê xuống trần gian để ngăn chặn nạn chằn dữ đang quấy nhiễu các đạo sĩ.

- Đừng khoe khoang như thế. Hãy nhấc lấy cây cung của ta.

- Riêm nhấc cây cung một cách dễ dàng và nói: Ta sẽ bắn mũi tên vào tim nhà ngươi hay bắn đi đâu?

- Hoàng tử Phrặc Riêm, chàng thật cao quý và lòng nhân đức của chàng còn cao quý hơn nhiều. Tôi biết là tôi không phải là đối thủ của chàng[70, tr.19-20].

Bằng lối nói năng khiêm tốn, khôn khéo, sự điềm tĩnh, dũng cảm ứng phó tình huống, Riêm đã chiến thắng chằn Borômsô mà không cần tốn sức lực. Tài năng và sự khoan dung cao cả của Riêm đã thu phục được tên chằn

Riêm. Đó cũng chính là sức cảm hóa của cái thiện đối với cái ác.

Đối thoại bộc lộ những tâm lý rất người của các nhân vật có nguồn gốc thần thánh. Trong Riêm kê, Phra Lak Phra Lam, Ramakien, Sêri Ramađều có những đoạn đối thoại biểu thị ý nghĩa trên. Đơn cử một trích đoạn đối thoại giữa Riêm Lak trong Riêm kê:

- Tại sao lại mò đến đây? Tại sao lại bỏ Xêđa?

- Em và chị nghe tiếng anh kêu cứu. Chị buộc em phải đi giúp anh ngay.

- Chị đã nặng lời với em, em không thể chịu đựng nổi những lời nói và sự đe dọa của chị nên em phải ra đi. Em đã gửi chị cho các thần, họ sẽ bảo vệ chị.

- Đồ ngốc! Thần nào có thể làm được việc đó?

- Em đã gửi Xêđa cho thần Đất Himthony

- Mụ Him, mụ Hiết ấy thì bảo vệ được ai?[70, tr.59].

Vì lo lắng cho sự an nguy của vợ, Riêm đã hỏi Lak với những lời giận dữ nhất. Lak cảm thấy ngạt thở trước lời nói của anh. Mặc cho Laktrấn an, sự lo lắng đã làm cho Riêm mất bình tĩnh. Những lời khó nghe, thiếu suy nghĩ của Riêm thể hiện sự nóng giận, bực tức khi Lak rời vị trí bảo vệ cho Xêđa.

Riêmkhông kiềm chế được tâm trạng lo lắng nên xúc phạm nữ thần Đất. Thần Đất nổi giận bỏ mặc Xêđa cho quỷ Riếp bắt cóc. Đây là một bản chất tâm lý rất người trong nhân vật mang nguồn gốc thần thánh Riêm.

Sự ray rứt, dằn vặt, đau khổ trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác cũng được bộc bạch trong lời đối thoại. Nghiên cứu đoạn đối đáp giữa vua

Tuốcsorốtvà thứ phi Kaikesây trong Riêm Kê sẽ thấy rõ điều đó:

- Bệ hạ có nhớ lời hứa với thần thiếp lúc ngài giao chiến với Phrặc Atit Sôrida? Bệ hạ đã hứa sẽ ban cho thiếp hai đặc ân. Có phải thế không nào?

- Đúng, trẫm đã hứa như thế

- Vậy bây giờ bệ hạ hãy ban cho thiếp một đặc ân là truyền ngôi cho Birút và đày Riêm vào rừng.

- Tại sao lại yêu cầu ta nhiều điều như thế được? Ta đã quyết định Phrặc Riêm là người kế tục ta. Đó là luật lệ đã định từ ngàn xưa……

- Tâu bệ hạ, thần thiếp chỉ biết là bệ hạ phải giữ lời hứa với thần thiếp.

- Kaikesây, chính nàng đã nhiều lần nói với ta là nàng yêu quý Riêm hơn cả Birút kia mà. Tại sao nàng lại thay lòng đổi dạ như thế?

- Thần thiếp chỉ biết một điều là Birut phải làm vua. Và bệ hạ không nhớ là từ khi mới lọt lòng, các đạo sĩ đã tiên đoán là Prặc Riêm phải vào rừng ẩn dật và khổ hạnh suốt 14 năm sao?

- Tại sao nàng lại nhẫn tâm như vậy đối với Riêm? Nó đã làm gì hại nàng? Tại sao nàng phải đày nó đi xa? Ta sẽ làm mọi việc để nàng cho nó ở lại. Birut sẽ lên ngôi cai trị một nửa vương quốc Adithia và hãy nhường một nửa còn lại cho Riêm. Ta sẽ chết nếu hàng ngày không thấy mặt nó. Kaikesây, ta xin nàng chấp nhận lời thỉnh cầu này[70, tr.24].

Vua Tuốcsorốth đáng thương và tội nghiệp đang bộc lộ tâm trạng đau khổ, dằn vặt trước quyết định của thứ phi Kaikesây.

Thái độ chống đối, căm phẫn của người phụ nữ trước cái ác cũng được thể hiện qua lời đối thoại của các nàng Sita với các quỷ vương Ravana. Xêđa

trong Riêm kêkhi bị quỷ Riếpbắt đi, nàng đã gào thét. Nước mắt nàng rơi ướt đỏ mặt đất như máu. Nàng khẩn thiết cầu thần Rừng, thần Núi, thần Đất, thần Mặt trời cứu giúp. Hết than khóc, Xêđakhinh bỉ và chửi thẳng vào mặt Riếp:

- Ngươi đã tự xưng là một vị vua, một chiến sĩ mà hành động lén lút như một tên trộm. Ngươi tự khoác lác về mình mà không dám đối đầu với Riêm.

- Cô em đánh giá Riêm quá cao, nhưng ta lại coi hắn là cỏ rác. Ta không đánh nhau với kẻ trần tục thấp hèn[70, tr.60].

Những lời đối thoại gay gắt của Xêđa bộc lộ lòng căm thù sâu sắc đối với quỷ Riếp. Đồng thời cũng thể hiện những phẩm hạnh cao quý của người con gái đẹp thuộc dòng giỏi hoàng gia. Những lời của Riếp cho thấy hắn thấp hèn trong cách cư xử. Hắn sẵn sàng đê hèn để đạt được những dục vọng xấu xa, tầm thường của bản thân. Hai trạng thái tâm lý của hai nhân vật trái tuyến hoàn toàn đối lập nhau. Sự đối lập đó thể hiện phẩm chất, tính cách của từng nhân vật cụ thể.

Hoặc giả như trong cuộc đối thoại giữa nàng Xumuntha và quỷ

Kumphăn trong Xỉn xay đã bộc lộ sự vùng vẫy, chống trả quyết liệt của cái thiện, cái đẹp đối với thế lực tàn bạo, hung ác. Xumuntha ra sức chống cự nhưng không hiệu quả. Sau đó, nàng dùng thái độ thờ ơ, không quan tâm, không để ý đến việc làm của tên quỷ vương đầy dục vọng. Kumphăn kiên trì thuyết phục nàng:

- Ta cầu xin nàng bớt giận, ta sẽ làm tất cả những gì mà nàng mong muốn.

- Bọn quỷ mày ơi! Đừng tìm cách nói khéo cho mềm lòng, cho bọn bay làm gì thì làm, tao cấm mày không được nữa rồi. Tao ví như con hươu non đang trong móng sắc của hổ…[95, tr.25].

Lực bất tòng tâm”, những lời thoại của Xumuntha vang lên sự bất lực của chính mình. Nàng đành buông xuôi, phó mặc cho số phận rơi vào tay bọn yêu quỷ. Bên cạnh đó, sự đối đáp giữa SeedaTotsagan lại cho thấy sự phẫn nộ tột đỉnh của nàng trước những lời lẽ ngạo mạn của tên quỷ vương đam mê sắc dục:

- Như thế nào mà nàng - với thân phận cao quý của một nữ thần - lại sống ở nơi hoang dã? Các biểu hiện của sự ham muốn, nàng có thể là hoàng hậu của Totsagan - vua của đảo Longka.

- Trong mắt của các vị thần và người đàn ông là như nhau, quỷ Totsagan là một tên tội phạm và Phra Narai, hóa thân của Phra Ram được cử đến để trừng phạt loài quỷ dữ[124].

Sự tài trí, thông minh của con người bộc lộ qua lời đối thoại với thần thánh. Trong Phra Lak Phra Lam, Thao Loun Lou cứu cha thoát chết bằng cách giải đáp các câu hỏi của thần Phra Inmột cách chính xác:

- Mỗi ngày ông cày được bao nhiêu đường ?

- Xin hỏi đức vua, con ngựa của ngài mỗi ngày đi được bao nhiêu bước?

- Rất tốt, nếu ngươi là người thông minh, hãy nói cho ta biết cái gì là duy nhất?

- Đó là Đức Phật, trên thế giới này chúng ta không thể tìm thấy người thứ hai khôn ngoan và đức hạnh như người được.

- Thế cái gì có hai mà không có ba?

- Đó là danh và sắc.

- Cái gì có ba mà không có bốn?

- Đó là Tham - Sân - Si

- Thế cái gì có bốn mà không có năm?

- Đó là Tứ diệu đế

- Cái gì có năm mà không có sáu?

- Đó là Ngũ giới

- Cái gì là sáu mà không phải bảy?

- Đó là Lục căn

- Cái gì là bảy mà không phải tám?

- Đó là bảy bước thức tỉnh để đến với cõi niết bàn

- Còn bây giờ, cái gì là tám mà không phải là chín?

- Đó là tám điều răn của Đức Phật [109, tr.2].

Cứu cha thoát khỏi tình cảnh nguy khốn, chứng tỏ được lòng hiếu thảo của Thao Loun Lou. Phản ứng nhanh nhẹn và chính xác của Thao Loun Lou

chứng tỏ được trí thông minh hơn người của một đứa trẻ có ngoại hình dị dạng. Những câu trả lời chính xác của Thao Loun Lou khiến Phra In thực sự ngạc nhiên. Ông ra lệnh cho các vị thần xóa bỏ thương tật cho Thao Loun Lou.

Có thể nói, bằng những lời lẽ trang trọng, giọng điệu đối thoại mang tính chất sử thi, nhân vật trong truyện thơ đã bộc lộ những cung bậc khác nhau của xúc cảm, bên cạnh đó còn thể hiện lòng thủy chung một trong những phẩm hạnh cao quý của người phụ nữ phương Đông.

Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại, tuy không nhiều, nhưng cũng có lúc nhân vật tự nói một mình. Hình thức độc thoại đó cũng góp phần không nhỏ vào việc thể hiện tâm trạng nhân vật. Trong truyện thơ Riêm kê, khi nghe tin phụ vương qua đời, Birút đấm tay vào ngực than khóc thảm thiết. Chàng nói một mình mà thật ra như đang nói với vua cha:

Hỡi phụ vương, sao người lại bỏ chúng con ra đi. Đã đành mạng sống của con người như lá vàng trước gió, nhưng sao phụ vương vội vã ra đi không nói một lời nào với chúng con. Cứ nghĩ đến lòng yêu thương tha thiết và sự chăm sóc ân cần của phụ vương với các anh em chúng con, làm sao con chịu đựng được nỗi đau đớn biệt ly này[70, tr.39].

Những lời nói đó chứng tỏ Birút không chỉ đau buồn vì sự ra đi của vua cha mà còn giận dữ khi biết được những âm mưu thâm độc của mẹ mình:

Tham vọng đen tối của bà chẳng bao giờ thực hiện được. Tôi sẽ không lên ngôi. Tôi sẽ tìm Riêm để giao lại ngai vàng cho anh ấy. Bà là một con rắn độc. Tôi không thể gọi bà là mẹ nữa. Làm sao một người mẹ lại nỡ cam tâm giết chết chồng của mình và đày ải một đứa con hiếu để như Riêm chứ?[70, tr.40].

Thái độ của Birút thể hiện rõ trong lời độc thoại. Chàng không chấp nhận việc làm nhẫn tâm của thứ phi Kaikesây. Chàng chống lại dã tâm của mẹ bằng cách không gọi bà bằng mẹ, không lên ngôi vua, đi tìm Riêm để giao lại ngai vàng cho anh trai. Đó là những suy nghĩ chân chính của một con người mang bản chất trung thực. Nội tâm của chàng dậy sóng với những suy tư cứu vãn tình thế hiện tại. Điều đó cho thấy Birút là đứa con hiếu thảo, biết thương

yêu và quý trọng tài năng đối với anh trai, một con người có tấm lòng trung thực, trọng chính nghĩa, khinh thường danh lợi.

Tâm trạng nhân vật được bộc bạch rất mộc mạc, chân phương dưới hình thức tự nhủ. Đây là hình thức độc thoại nội tâm nhân vật truyện thơ. Truyện Xỉn xay, nhân vật cùng tên có nhiều lần tự nhủ:

Xỉn xay nghĩ buồn bả không nguôi Nhớ bác, mẹ hai hàng lệ chảy Xa ngọc ngà, qua nhiều đèo suối Thấy bác, mẹ chỉ trong tưởng tượng

Nhớ bác, mẹ một mình tự nhủ: Ta phải mau đến nơi chiến thắng

Không thể để thời gian chậm trễ[95, tr.245].

Anh hùng cũng có lúc mềm lòng, yếu đuối vì tình cảm gia đình. Điều đó chứng tỏ một bản chất rất người trong họ. Nỗi lòng nhớ bác, mẹ của anh hùng Xỉn xay bộc lộ rất rõ trong đoạn thơ trên thông qua hình thức độc thoại. Diễn biến nội tâm của nhân vật vô cùng giản đơn, không phức tạp như ở một số tác phẩm thuộc thể loại khác.

Khóc than cũng là một dạng của độc thoại thể hiện tâm trạng buồn đau của nhân vật trước các sự vật, sự việc. Hình thức này ta thường gặp ở một số thể loại văn học cổ, nay nó cũng có mặt trong truyện thơ. Khi công chúa

Xumuntha bị quỷ Kum Phănbắt đi, đức vua Kúxálạtvô cùng đau xót. Nỗi đau đó được bộc bạch qua những dòng thơ sau:

Lần này đánh mất em rồi.

Như đô thành sụp đổ em ơi! Đáng buồn. Chẳng thà đâm ngực chết luôn. Làm sao chịu nổi đau buồn cô đơn.

Căm thù uất hận trào tuôn.

Tim đau ruột thắt nhói lòng hả em![95, tr.98].

Vua Kúxálạt hết sức đau lòng khi mất người em gái. Như có dao đâm vào tim, nước mắt trào tuôn, nhà vua than khóc. Trạng thái, quy luật tâm lý của những nhân vật trên thuần nhất, một chiều, giản đơn, không rối rắm, phức tạp. Đó cũng là đặc trưng tâm lý nhân vật trong truyện thơ có yếu tố thần kỳ.

Đến những truyện thơ có yếu tố trần tục, tâm lý nhân vật phát triển một bước có chiều sâu, có sự vận động cao hơn. Ở đây, còn có sự kết hợp giữa đối thoại và độc thoại nội tâm. Những đoạn đối đáp trữ tình phù hợp với tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là tâm trạng của những cặp tình nhân đang yêu nhau nên tràn đầy cảm xúc, qua đối đáp của TumTiêu sẽ thấy rõ điều đó:

- Thân thiếu nữ em xanh cây lá

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ đông nam á (Trang 121 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)