Xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ đông nam á (Trang 101 - 107)

Truyện thơ Đông Nam Á thiên về mô tả hành động, cử chỉ hơn là tâm lí. Nhưng suy cho cùng, qua hành động, nhân vật đã tự bộc lộ phẩm chất và tính cách. Trong một tác phẩm, nhân vật có nhiều hành động. Đó có thể là hành động tích cực hoặc hành động tiêu cực. Ở đây, người viết chỉ quan tâm khảo sát những hành động tiêu biểu thể hiện tâm lý, tính cách của nhân vật.

Hành động nhân vật có sự tham gia, điều phối của lí trí. Tình huống tâm lý thường gặp khi thất bại trong cuộc chiến là các anh hùng Rama tuy đau xót nhưng điềm tĩnh ứng phó cuộc chiến một cách hiệu quả, còn các quỷ vương Ranava càng thất bại, càng tỏ ra nóng giận, tức tối, hành động càng ngông cuồng, thiếu suy nghĩ nên dễ dàng thất bại. Riêm trong Riêm kê đã ngã ra bất tỉnh khi nghe tin vua cha qua đời. Tin đột ngột, bất ngờ khiến chàng không thể kiềm chế cảm xúc nên đã ngất lịm. Chàng òa khóc khi thấy Lak bị thương đang quằn quại. Những hành động bộc phát một cách tự nhiên đó cho thấy tình cảm thương cha và em vô bờ bến của một người con, một người anh đầy tình nghĩa. Tâm trạng đau xót khiến Riêm càng quyết tâm hơn trong cuộc chiến với quỷ Riếp. Riêm điềm tĩnh điều hành trận đánh trước sự hỗ trợ của các tướng lĩnh. Chàng lần lượt chiếm thế thượng phong trên chiến trường. Ngược lại với Riếp, càng thất bại càng tỏ ra nóng giận. Riếp giậm chân thình thịch, la hét và đánh Piphêk tới tấp vì Piphêk đã buông ra những lời tiên đoán không tốt đẹp cho Lanka và bản thân Riếp. Riếp liên tục thay các tướng lĩnh ra trận, tướng này thất bại, thay tướng khác. Hành động đó thể hiện tâm lý

nôn nóng muốn nhanh chóng dành được thắng lợi. “Dục tốc bất đạt”, càng nôn nóng, Riếp càng rơi vào tình huống thất bại khó lòng cứu vãn. Riếp nhảy từ ngai vàng xuống khi nghe tin Kumpônkachết. Hắn bất tỉnh ngã nhào xuống đất khi nghe tin con trai chết. Hắn hét lên một tiếng đau đớn và té từ trên ngai xuống sàn khi nghe tin Khatiathô chết. Những biểu hiện bộc phát đó thể hiện tâm trạng đau đớn và tuyệt vọng của Riếp trước thất bại của đồng đội, con trai và cái chết của họ.

Hành động nhân vật bộc phát nhất thời, không thông qua suy xét của lí trí. Trong những tình huống nguy cấp, tâm lý con người thường cuống cuồng, lo âu, vội vã. Không ngoại lệ, một số nhân vật anh hùng tài ba đôi khi cũng tỏ ra nóng vội, mất bình tĩnh. Chẳng hạn Houlaman trong Phra Lak Phra lam, do lo sợ không lấy được chiếc gối Naga trước khi trời tối để cứu cha, nên đã ném ông mặt trời Phra Athit ngã lăn quay về phía đông vì Phra Athit từ chối lời đề nghị giúp đỡ của Houlaman. Một hành động thể hiện sự nóng nảy, đồng thời bộc lộ tâm trạng lo lắng cho tính mạng của Phra Lam. Riêm trong

Riêm kêđã đứng dậy và hét lớn:

Hỡi các thần! Tại sao các vị lại phù trợ cho bọn chằn dữ. Trong khi đó, ta là người đã tạo ra vô vàn phúc đức lại bị các vị bỏ rơi. Tại sao các vị lại bất công như thế? Các vị hãy chờ đó, ta sẽ bắn tên san bằng tất cả cung điện của các vị thành tro than. Ta sẽ bắn tên cắt đầu Riếp và đốt rụi Lanka. Ta sẽ bẻ đôi cánh cung của ta: một nửa sẽ ném lên thiêu hủy thượng giới; nửa kia ta sẽ ném về kinh thành Aduthia để báo tin cho mẹ ta biết rằng ta đã bị tử thần rước đi. Ta sẽ tàn phá tất cả vì Lak đã chết thì ta cần sống để làm gì trên cõi trần gian này [70, tr.118]. Hành động của Riêmẩn chứa tâm trạng đau xót trước sự quằn quại của

Lak. Hành động đột ngột ấy bộc phát từ trái tim, từ tình cảm của một người anh dành cho người em yêu quý của mình. Lời hét cứng rắn đó, chứa đựng

những tình cảm thân yêu trìu mến mà Riêm dành cho mẹ và em. Xét cho cùng, đây là một hành động thể hiện tâm lý rất người của nhân vật anh hùng.

Sự nóng vội, ngông cuồng còn bộc lộ rõ rệt trong hành động của bọn yêu tinh, chằn dữ. Trong Riêm kê, chằn Riêm Borômsôném cây cung vào mặt Riêm và nhìn chàng giận dữ”[70, tr.18]. Hành động của chằn Riêm thể hiện sự tức giận khi vua Tuốcsorốthdám đặt tên con trùng tên với hắn. Đồng thời đó cũng là hành động thể hiện sự thách đấu của chằn Riêm với hoàng tử

Prặc Riêm. Hành động bắt cóc người đẹp Sita của các quỷ vương Ravana

trong Riêm kê, Phra Lak Phra Lam, Ramakien, Sêri Rama thể hiện những ham muốn tầm thường, dục vọng thấp hèn, chiếm đoạt của các thế lực tàn ác, phi đạo đức, phi nhân tính. Theo đó, hành động vẫy vùng, gào thét kêu cứu của các Sitakhi bị quỷ vương bắt cóc là phản xạ thông thường của con người trước những tình huống bất ngờ, nguy hiểm. Hành động ấy cho thấy trạng thái tâm lý sợ hãi, vẫy vùng, đau khổ và tuyệt vọng của các nàng Sita khi bị quỷ vương bắt cóc. Thái độ dứt khoác một cách quyết liệt cộng thêm vào đó là sự hỗ trợ của thần thánh, các nàng Sita vẫn giữ tròn tiết hạnh của mình trước những tên quỷ háo sắc Ravana. Khi bị chồng xử oan vì nghi ngờ còn tơ tưởng đến loài quỷ dữ, các Sita lẳng lặng chấp nhận hình phạt chồng đưa ra mà không một lời oán than. Hành động đó hình thành trong một nội tâm nung nấu, đau khổ, uất nghẹn tột cùng, không thể thốt nên lời. Cách duy nhất các nàng minh oan cho chính mình là hành động chấp nhận sự trừng phạt của chồng. Hành động ấy xuất phát từ niềm tin của định luật Karma “ở hiền gặp lành”. Hoặc trong Phra Lak Phra Lam, tên quỷ Hapkhanasouane đã bắt những thuộc hạ của mình, những ai có tư tưởng hòa hoãn ném vào không trung. Điều này xảy ra, vì hắn không tin họ. Hắn cho rằng họ là những kẻ phản bội lại lý tưởng của mình, nên từ bỏ, chối bỏ một cách không thương tiếc.

Hành động của các nhân vật trên, tuy ít nhưng chứa đựng nhiều tâm trạng. Trong Riêm kê, khi hiểu được lý do tại sao Riêm bị lưu đày vào rừng, “Birút đấm mạnh nắm tay vào bàn”[70, tr.40]. Tương truyền rằng, nắm đấm ấy vang động đến núi Hêmapia và làm cho đại dương dậy sóng. Đây là một hành động giận dữ trước những mánh khóe tranh giành ngôi báu của thứ phi

Kaikesây. Chàng không ngờ lại có một người mẹ độc ác đến như vậy. Chàng không biết phải ăn nói thế nào với hoàng tử Riêm và hoàng hậu Kôskalya, không biết phải làm cách nào để mọi người hiểu và tin rằng chàng không chủ mưu trong việc này. Chính những suy nghĩ đó trong tâm trạng, càng khiến

Birút phẫn nộ và có thêm hành động tiếp theo: “Chàng rút gươm ra khỏi bao. Rồi như chợt nghĩ ra điều gì, chàng tra gươm vào”[70, tr.40]. Chàng rút gươm ra nhưng không rõ mục đích để làm gì. Điều đó chứng tỏ hành động được chỉ huy bởi trạng thái giận dữ, uất ức, tức tưởi. Hành động đó chứng tỏ một tâm cang đang nung nấu, vò xé dữ dội.

Tuy xuất thân là thần thánh, nhưng các Ramacũng có những hành động thể hiện tính cách của con người trần tục. Chẳng hạn, Riêm ra lệnh cho Lak

mang Xêđa vào rừng giết chết để làm gương vì nghi ngờ nàng tơ tưởng đến quỷ Riếp. Phra Lam khép tội chết đối với nàng Sida vì nghi ngờ nàng còn tưởng nhớ đến qủy Hapkhanasouane. Phra Ram ra lệnh cho Lakshman giết

Seeda vì nghi ngờ nàng không chung thủy. Rama (Sêri Rama) quyết định bỏ mặc nàng Sitasống đau khổ trong rừng để bảo vệ danh dự của một vì vua. Tất cả những hành động đó đều bắt nguồn từ sự ghen tuông, một tâm lý rất người trong nhân vật có nguồn gốc thần thánh. Sở dĩ nhân vật có những hành động đó là vì các truyện thơ nói chung đều có tính quy phạm, lý tưởng hóa nhân vật. Với nhân vật anh hùng, chiến đấu và chiến thắng chưa phải là lý tưởng cao nhất mà sự phục tùng tuyệt đối đạo lý xã hội và các tiêu chí tôn giáo, đó mới là điểm tất yếu.

Đối với một vị vua, không có gì cao quý bằng uy tín và danh dự. Ghen tuông xuất phát từ yếu tố này mà ra. Đây là một trong những trạng thái tâm lý rất người. Đỉnh cao của sự ghen tuông là những quyết định thiếu sáng suốt, gây những bi lụy đáng thương cho người phụ nữ. Các vị vua đã đoạn tình để chọn lấy sự nghiệp. Về mặt tình cảm, có thể họ chưa chuẩn xác, nhưng đó là hành động bảo vệ uy tín và danh dự của một bậc mẫu nghi thiên hạ.

Hành động phục tùng lí tưởng đạo đức nhất định là điều thường gặp trong nhân vật truyện thơ. Hành động này ảnh hưởng bởi đặc trưng của nhân vật trong truyện cổ tích. Để trọn đạo làm con, để cha không rơi vào tình huống khó xử, các Rama trong Riêm kê, Ramakien, Sêri Rama chấp nhận cuộc sống lưu đày mười bốn năm trong rừng sâu theo yêu cầu của các thứ phi mà không một lời oán than, hờn trách. Khi nhận ra anh em cùng dòng giỏi hoàng tộc, Xỉn xay với phận làm con, làm em nên đã nghe lời của sáu vị hoàng tử truyền dạy phép thuật cho họ, cùng họ đi cứu hoàng cô Xúmuntha

một cách vô tư không hề ngờ vực. Chàng không biết đó chính là trò gian xảo, lừa đảo, tranh công chiếm đoạt của sáu người anh. Bên cạnh đó, những xúc cảm mãnh liệt trong tình yêu lấn át, che mờ lí trí cũng là nguyên nhân làm nảy sinh hành động ngờ nghệch của nhân vật. Nhân vật Tum trong Tum Tiêu

miên man trong nỗi mừng vui pha lẫn niềm đau khổ khi gặp lại vợ trong ngày cưới của nàng với Mơn - Nguôn. Tum say sưa hát ca bên vợ quên cả những hiểm nguy đang rình rập quanh mình:

Em hãy lại gần đây anh bế Bỏ những ngày gian khổ xa nhau

Đẹp duyên cặp vợ chồng son trẻ

Tay trong tay đầu sát bên đầu[33, tr.277].

Thay vì phải trình chiếu chỉ vua ban để dừng đám cưới phi pháp, thì

trốn xuống thuyền xuôi về kinh đô. May mắn đã không đến với Tum. Những lo lắng, đau khổ, sợ mất nàng Tiêu khiến Tum thiếu bình tĩnh và cẩn trọng. Gặp vợ, chàng như đắm chìm trong ranh giới giữa biển khổ đau và sướng vui hạnh phúc. Sự say đắm trong tình yêu, sự thiếu sáng suốt trong hành động dẫn đến cái chết của Tum. Kết cục bi thảm này là một bài học kinh nghiệm cho người đời. Đồng thời nó như một hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề tự do hôn nhân trong xã hội phong kiến.

Người đọc dễ dàng bắt gặp trạng thái tâm lí như trên ở nhân vật Khun Chang trong Khun Chang Khun Phaen. Phim không yêu Chang. Nàng đã dành tình yêu cho Khun Phaen. Điều này làm Chang tiều tụy, đau khổ và có những hành động ngờ nghệch, buồn cười. Chang khát khao cưới được nàng

Phim đến độ quên ăn, biếng ngủ, đầu óc chỉ quanh quẩn hình bóng của nàng

Phim:

Anh ấy không ăn cũng không ngủ, anh ấy cảm thấy như mình bị tình yêu thiêu cháy, trái tim tan nát, đầu óc không suy nghĩ được gì, hơi thở hầu như không còn và sẽ chết. Đã qua nhiều ngày anh ấy không ngừng suy nghĩ về cô ấy. Anh ta cứ nằm ở trong phòng. Cho dù là ban ngày, anh ấy vẫn nằm thở dài thổn thức, thở dài và cười ngờ nghệch: Ta phải làm gì để được gần nàng Phim dịu dàng của ta đây[125].

Chưa dừng lại đó, ngày hôm sau, Chang còn đi lấp ló nhìn trộm nàng

Phimđang tắm. Ngày tiếp theo, Chang rửa mặt, ăn mặc đẹp, lấy nhọ nồi làm đen cái đầu hói của mình. Anh ta đánh phấn trên khắp phần còn lại của cơ thể. Cách sửa soạn của Chang là những tình tiết buồn cười. Tất cả những hành động đó, miêu tả một tâm lí thất thường đang ẩn chứa trong một con người bình thường. Vì quá yêu Phim, Chang không từ bỏ bất cứ một cơ hội hay một thủ đoạn nào. Tình yêu đã làm Chang quờ quạng không còn ý thức được hành động đúng - sai, tốt - xấu.

Mỗi hành động cử chỉ mang một thông điệp, một ý nghĩa nhất định. Đặt trước tình cảnh của chữ hiếu - chữ tình, Kiều cũng đắn đo, suy nghĩ cạn cùng:

Duyên hội ngộ đức cù lao

Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn[6, tr.194].

Kiều đau đáu bên lòng nghĩa tình ở vườn Thúy. Sau khi suy xét, Kiều

quyết chọn chữ hiếu. Nàng bán mình chuộc cha và em, một hành động đầy hiếu nghĩa đáng trân trọng và ca ngợi. Trong Hikayat Hang Tuah, Mak trở nên ngày càng tốt hơn dưới sự giáo dục, quản lý tốt và đức tính khiêm tốn của

Hang Tuah. Anh ấy nhận nuôi cô ta như con ruột của mình và cô ta nhanh chóng trở thành người mà Tuah yêu quý. Vì vậy, khi Tuah yêu cầu cô truyền đạt tình yêu của anh ấy đến Tun Teja, Mak đã phải đối mặt với những khủng hoảng trong cuộc đời của cô. Đồng ý làm theo là điều bất hạnh với cô, nhưng từ chối là thất vọng của người khác như cô đã nói, thậm chí cô sẽ trở thành “một biển lửa”. Sau những dằn xé trong nội tâm, Mak đã đè nén được những ích kỷ cá nhân, cảm tính để chọn cách hành động theo lí trí. Mak làm theo yêu cầu nhờ vả của Hang Tuah. Đây cũng là một hành động đền ơn thể hiện sự hiếu nghĩa, một trong những phẩm chất cao quý của thế giới con người.

Một số nhân vật anh hùng có hành động trượng phu, nghĩa hiệp theo quan điểm “kiến ngãi bất vi vô dõng dã”. Lục Vân Tiên giữa đường thấy chuyện bất bình ra tay tương trợ. Chàng đánh dẹp bọn cướp Phong Lai để cứu

Nguyệt Nga. Từ Hải cứu Kiều thoát khỏi thanh lâu. Hành động này cũng ví như tinh thần của đấng trượng phu, hiệp nghĩa.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ đông nam á (Trang 101 - 107)