Tài tử giai nhân

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ đông nam á (Trang 77 - 81)

Tài tử giai nhân chỉ nhân vật nam và nữ, kẻ có tài, người có sắc. Kiểu nhân vật này hiện rõ trong hai tác phẩm Tum TiêuTruyện Kiều. Đây là những nhân vật khẳng định phong thái của truyện thơ trong nền văn học viết. Lối xây dựng nhân vật vừa có tính cổ điển vừa mang chất hiện đại. Nguyễn Du viết:

Người quốc sắc, kẻ thiên tài

Tình trong như đã mặt ngoài còn e[6, tr.171].

Câu thơ trên có thể bao quát cái duyên gặp gỡ của các nhân vật tài tử - giai nhân.

Nhân vật tài tử không ra trận chiến đấu như người anh hùng, không chuyên võ nghệ chỉ giỏi văn chương. Họ không phải kiểu người hành động mà là kiểu người chuẩn bị hành động mà thôi. Kim Trọng và chàng Tumthuộc kiểu nhân vật này. Kẻ giỏi văn, người yêu ca hát, kể chuyện. Cả hai gặp nhau ở cái ngoại hình đẹp đẽ, hào hoa và một tính cách khá là lãng mạn. Kim Trọng

là người thông minh, có tài văn chương:

Nền phú hậu bậc tài danh

Văn chương nếp đất, thông minh tính trời[6, tr.170].

Trong tình yêu, chàng Kim không hề thiếu sự đam mê, nhưng chàng không đủ táo bạo để biến niềm đam mê thành hành động cụ thể nhằm đạt tới đích. Vì phải lòng Kiều sau lần gặp mặt đầu tiên, chàng đã tiếp cận đối tượng bằng cách "lấy điều du học hỏi thuê" ngôi nhà ngay sau nhà họ Vương, đã kiên nhẫn chờ thời cơ suốt hai tháng ròng. Nhưng cũng chỉ đến thế. Khi nhà họ Vương gặp họa, Kim Trọng vì phải về Liêu Dương chịu tang chú nên đã không cứu được người yêu. Chàng đã vật mình than khóc đau đớn, đã luôn nhớ tới Kiều suốt mười lăm năm Kiềulưu lạc, cái đó có thể ghi nhận một tấm lòng chung tình. Đến cuối tác phẩm, Kim Trọng có một kết cục an toàn, không sóng gió.

Đến Tum, chàng táo bạo hơn Kim. Với tài năng ca hát, Tum được vua mời về hoàng cung để phục vụ. Tài năng của Tum có cơ hội được bộc lộ và cống hiến cho triều đình. Vì tình yêu sét đánh với nàng Tiêu, Tumđã cởi áo cà sa gửi lại cho nhà chùa để xin hoàn tục. Oan nghiệt đến với chàng trai trẻ, tài năng từ đấy. Tum bất chấp mọi thứ để đến được với tình yêu của nàng Tiêu.

Đây là điểm khác biệt của Tum với Kim Trọng. Tum thông minh và tài năng và hết lòng với tình yêu. Chàng không nghe theo lời khuyên của Sư cụ về thời gian hoàn tục, nài nỉ xin hoàn tục sớm để chạy theo tiếng gọi con tim. Chàng tạ từ mẹ già để lên đường cũng vì tiếng gọi tình yêu. Chàng liều lĩnh hát bài ca về mối tình của mình và Tiêu trước mặt vua mà không chút đắn đo, sợ hãi. Tình yêu cuồng nhiệt đắm say đã làm cho Tum quá đau khổ, quá ghen tuông, quá tuyệt vọng nên đã buông lỏng mình, mất tỉnh táo để đến nổi quên cả sắc chỉ vua ban và bị bọn Orơchun giết chết một cách có thể nói là dại dột. Một kết cục bi thảm cho mối tình của một nhân vật tài tử. Hành động của Tum nếu nhìn sơ khởi thì chàng là kẻ si tình quá độ, nhưng nếu đánh giá đúng mức để tìm ra ý nghĩa đích thực thì đây là tấm gương tố cáo xã hội một cách mạnh mẽ và sâu sắc. Không đánh lại bằng gươm đao, cái chết của Tum là một cú chống trả quyết liệt lại các thế lực tàn ác của xã hội phong kiến.

Giai nhân là nhân vật được xây dựng đi đôi với nhân vật tài tử. Nếu nhân vật tài tử có tài, thì giai nhân là người phụ nữ có sắc đẹp. Kiều là người phụ nữ đẹp:

Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc dành đòi một tài đành họa hai.

Hành động bán mình chuộc cha thể hiện Kiều là người con chí hiếu. Kiều xoay sở để chống lại xã hội phong kiến bằng nhiều cách. Trước tiên, trong tình yêu nam nữ, nàng:

Cửa ngoài vội vã rèm the

Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình[7, tr.55]. Nàng dám lén lút gia đình sang nhà Kim Trọng để tình tự và thề nguyền. Đây là một hành động chống đối lễ giáo gia phong của xã hội phong kiến hết sức táo bạo và mạnh mẽ. Khi bị Hoạn Thư ghen, phải chọn một là quay về lầu xanh, hai là phép gia hình, thì nàng đã chọn cách chịu roi đòn

đánh đập chứ không chịu về lại lầu xanh. Khi bị Hồ Tôn Hiếnlừa giết Từ Hải, bắt nàng hầu hạ thì nàng đã chọn cách nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn chứ không chịu nhục. Những hành động đó nói lên bản chất cao đẹp của nàng Kiều. “Tài hoa mệnh bạc”, số phận đã không may mắn với người phụ nữ tài năng, đẹp người đẹp nết như Kiều. Mặc dù nàng đã dùng hết sức lực của mình để vùng vẫy, chống đỡ nhưng vẫn không sao thoát ra được vũng lầy tối tăm, ô trọc của cuộc đời. Nàng là nạn nhân tiêu biểu trong vô vàn những nạn nhân khác của chế độ xã hội phong kiến. Như vậy, khi tiếp nhận Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn Du đã có sự sáng tạo độc đáo từ hình thức biểu đạt của tác phẩm cho đến cách thức miêu tả nhân vật. Điều này làm cho nhân vật sinh động hơn, hấp dẫn hơn, mang đậm bản sắc dân tộc hơn khi sống trong môi trường mới.

Nếu Kiều tuân theo lễ giáo, chọn chữ hiếu mà bỏ chữ tình, còn nàng

Tiêu xinh đẹp thì say đắm với mối tình đầu đời. Trong Tum Tiêu cũng là một nữ nạn nhân điển hình của xã hội phong kiến. Nàng là con của bà Phăn, một phụ nữ góa bụa ở huyện Tbôông-Khmum. Sống trong xã hội phong kiến nhưng Tiêu hành động như một con người trong xã hội hiện đại. Tiêu giống nàng Kiều ở một đặc điểm là dám lén lút gia đình hẹn hò, tình tự, yêu đương với Tum. Nhưng Kiềuthì chỉ dừng lại ở mức tình tự, hẹn thề còn nàng Tiêu thì không chỉ tình tự mà còn trao thân cho người mình yêu:

Đêm ập tới căn buồng hạnh phúc Áp bên nhau da thịt căng tràn Ôi muôn kiếp làm sao quên được

Khi dâng nhau trái cấm trời ban[33, tr.236].

Quả thật táo bạo và lãng mạn. Nàng Tiêu đã phá bỏ lề lối của xã hội phong kiến áp lên số phận người phụ nữ trong chuyện hôn nhân gia đình. Hành động này của Tiêu là bài ca tự do trong tình yêu đôi lứa. Tiêu vì hiếu

thảo nên khi nghe mẹ bệnh nàng đã quay về để chăm sóc mẹ. Không ngờ lần này nàng bị mẹ lừa về để gả cho Mơn Nguôn. Đau đớn xót xa đến cùng cực, dường như làm cho Tiêukhông còn lối thoát. Chưa hết, khi Tumchết vì bị mẹ và quan Orơchun hại, Tiêu tự tử theo chồng để bảo vệ tới cùng tình yêu mà mình đã lựa chọn. Đằng sau cái chết của Tiêu là sự lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo, hung ác của xã hội phong kiến, cái mà hàng ngày, hàng giờ đè nặng lên số phận của từng con người, đặc biệt là người phụ nữ. TumTiêu là hai nhân vật thể hiện sâu sắc nhất mâu thuẫn giữa tình yêu hồn nhiên vô tư và những lề lối, khuôn phép xã hội. Tiêu là nhân vật đáng thương nhất trong toàn tác phẩm. Từ một thiếu nữ xinh đẹp, con nhà giàu, bị ràng buộc bởi những phong tục tập quán phong kiến khắt khe. Nàng có nhiều điều kiện để đạt danh vọng giàu sang tuyệt đỉnh, ấy vậy mà Tiêu đã vươn lên trở thành một con người biết coi trọng tình yêu, vô tư, không vụ lợi. Nàng đã tự sát theo chồng để giữ trọn tình yêu của mình. Nhân vật trong Tum Tiêubị chia xẻ bởi những mâu thuẫn. TumTiêu chứa đựng trong mình một cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống lại các thế lực hà khắc của lễ giáo phong kiến. Họ là những nhân vật mang màu sắc bấp bênh, trong lòng không có một phút nghỉ ngơi thanh thản.

Như vậy, có thể thấy rằng những mối tình của cặp đôi giai nhân tài tử thường không có một kết cục tốt đẹp.

Một phần của tài liệu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện thơ đông nam á (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)