Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng sinh tổng hợp protease của một số chủng bacillus (Trang 66 - 67)

Để tiến hành khảo sát ảnh hưởng của MT lên khả năng sinh tổng hợp protease của 2 chủng Bacillus: CT3, CT7, chúng tôi nuôi 2 chủng Bacillus: CT3, CT7 trên các MT khác nhau (MT3 đến MT7 như đã trình bày trong phần 2.2) theo phương pháp 2.3.6. Sau 48h, thu dịch enzyme thô (mục 2.3.7), xác định hoạt độ protease của 2 chủng theo phương pháp Anson cải tiến (mục 2.3.9). Kết quả được trình bày tại bảng 3.5 và biểu đồ 3.2.

Bảng 3.5. Ảnh hưởng của MT nuôi cấy đến hoạt độ protease của 2

chủng Bacillus

STT Môi trường Hoạt độ protease (UI/ml)

Chủng CT3 Chủng CT7 1 MT3 1,652 ± 0,01 1,543 ± 0.016 2 MT4 1,395 ± 0,015 1,442 ± 0.019 3 MT5 1.914 ± 0.017 1,789 ± 0.004 4 MT6 1,834 ± 0.004 1,73 ± 0.006 5 MT7 1,452 ± 0.041 1,331 ± 0.013

Chúng tôi nhận thấy cả 2 chủng CT3 và CT7 có hoạt độ cao nhất khi nuôi cấy trong MT5. Điều này có thể giải thích là do trong thành phần của MT5 có casein, casein đóng vai trò là chất cảm ứng sinh enzyme protease. Hơn nữa so với các MT khác, MT5 có thêm các loại khoáng là canxi (CaCl2), kẽm (ZnSO4), sắt (FeSO4.7H2O), đồng (CuSO4. 5H2O). Theo N.S. Egorov (1985), canxi có vai trò điều chỉnh pH môi trường, canxi có ảnh hưởng quan trọng đến dinh dưỡng nitơ, carbohydrate, và dinh dưỡng phospho của VSV, Zn2+tạo điều kiện thuận lợi để cắt đứt liên kết peptid. Ngoài ra các ion trên còn duy trì cấu trúc hoạt động của enzyme ở nhiệt độ cao (Kumar và Takagi, 1999).

Kết quả này cũng thống nhất với kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Uyển Thanh (2009) khi nghiên cứu về khả năng sinh tổng hợp protease từ các chủng

Bacillus phân lập từ ao cá tra.

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng sinh tổng hợp protease của một số chủng bacillus (Trang 66 - 67)