Từ lý tưởng xả thân cống hiến đến thất vọng chán chường

Một phần của tài liệu thơ chữ hán nguyễn du thực và mộng (Trang 85 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Từ lý tưởng xả thân cống hiến đến thất vọng chán chường

Vào buổi bình minh của cuộc đời, chàng trai trẻ Nguyễn Du cũng từng mang trong mình lý tưởng cao đẹp của một trang nam nhi:

Tằng lăng trường kiếm ỷ thanh thiên (Khất thực)

(Kiếm dài ngạo nghễ hiên ngang như tựa trời xanh)

Đó là tư thế của một người khao khát sống, khao khát cống hiến.Với sở tài, sở học của mình, Nguyễn Du cũng muốn noi gương những bậc tiền bối, thi đỗ làm quan giúp việc triều chính. Không sôi nổi như Nguyễn Công Trứ:

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông (Đi thi tự vịnh – Nguyễn Công Trứ)

Hay:

Không công danh thà nát với cỏ cây (Phận sự làm trai- Nguyễn Công Trứ)

Nguyễn Du điềm đạm hơn: “Công danh ai dứt lối nào cho qua” (Truyện

chính cái tư thế hiên ngang “tằng lăng trường kiếm ỷ thanh thiên” đã khắc tạc vào thơ ông một quyết tâm cao độ.

Đối với các trí thức Nho học thời bấy giờ, học hành, thi cử rồi làm quan đó là con đường lập thân, là sự lựa chọn gần như là duy nhất. Trong xã hội phong kiến, nhà nho luôn luôn tự ý thức về sứ mệnh cao cả của bản thân. Công danh với họ là ý thức tham gia hoạt động chính trị xã hội, tham gia vào hoạt động cai trị, hướng đạo, dẫn dắt nhân dân để mang lại cái mà họ coi là ân huệ cho nhân dân. Nguyễn Du cũng muốn đem tài năng của mình thi thố trước hết là để lập công danh, sau nữa là để giúp đời, giúp người. Cầm trong tay cây kiếm dài, hiên ngang và ngạo nghễ, Nguyễn Du muốn ngang dọc vẫy vùng. Bầu nhiệt huyết của chàng thanh niên trong Nguyễn Du thôi thúc ông ước mơ vươn cao, muốn sánh ngang với vũ trụ.

Nhưng thời thế nhiều đổi thay, lý tưởng sống và cống hiến kia nào có được thành tựu. Lý tưởng một thời tuổi trẻ bị va chạm mạnh mẽ với bão táp thời đại. Nguyễn Du vừa được nhận một chức quan tập ấm từ người cha nuôi họ Hà, loạn lạc đã xảy ra. Phong trào Tây Sơn nổ ra. Nhà Lê sụp đổ, phơi bày tất cả những tiêu cực lớn nhỏ của một xã hội dần tiến đến thời kỳ mục ruỗng. Nguyễn Du không tài nào lường hết được những đổi thay ghê gớm của thời cuộc. Không hiểu hết tính chất của các cuộc khởi nghĩa, Nguyễn Du với tư tưởng trung quân còn định chạy theo vua Lê Chiêu Thống. Ngay trong gia đình nhà thơ khi ấy cũng đã có sự đối lập, chia cách nhất định. Anh em mỗi người một chí hướng. Người anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn và người anh cùng mẹ là Nguyễn Nễ đã lần lượt ra làm quan với nhà Tây Sơn. Nguyễn Du trôi dạt về quê vợ ở Thái Bình. Từ cuộc sống quý tộc phong lưu, Nguyễn Du bị đẩy ra giữa “gió bụi cuộc đời” (U cư II). Trong quãng thời gian ấy, nhà thơ sống nghèo túng, “ăn nhờ ở đậu”, tình cảnh chật vật. Thực tế này được phản ánh rất cụ thể trong “Thanh Hiên thi tập”.

Nguyễn Du vẫn chưa hết choáng váng trước những đổi thay dâu bể. Triều đình nhà Lê đối với đại gia đình Nguyễn Du quả có nhiều ân sủng. Nhưng trong phút chốc triều đại ấy đã chấm dứt. Chàng trai trẻ Nguyễn Du nhất thời chưa biết đặt niềm tin vào đâu. Trong khi đó, nhân dân lao động vùng Nghệ Tĩnh đã hướng lòng

về ngọn cờ khởi nghĩa của Tây Sơn. Ca dao Nghệ Tĩnh đã ghi lại thái độ ngợi ca đối với người anh hùng áo vải cờ đào:

Long lanh đá tạc bia vàng,

Rồng chầu phượng múa ngai vàng Quang Trung [15;tr.29]

Nhân dân lao động ở đây chính là những người đã từng bị áp bức khổ sở bởi quan lại, địa chủ dưới triều Lê. Khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra đồng nghĩa với việc họ sẽ có vị vua mới. Nhà Tây Sơn còn đánh tan quân Thanh xâm lược. Tuy không có khả năng đánh giá sự kiện bằng cảm quan chính trị như những tri thức Nho học nhưng một cách cảm tính những người dân chân lấm tay bùn ấy đã bắt kịp ngọn gió của thời đại. Cũng như khi xưa, họ lặn lội tìm theo ngọn cờ khởi nghĩa của Lê Lợi để chống quân Minh:

Đường đi cây cối trập trùng

Tìm đâu Bãi Tập anh hùng Lam Sơn [15;tr.29]

Đứng trước những bước ngoặt lớn của lịch sử đất nước, Nguyễn Du vẫn rất hoang mang trong việc “chọn đường”. Chí hướng nhập thế, trổ tài kinh bang tế thế và lý tưởng một thời tuổi trẻ nung nấu để phục vụ nay không biết gửi vào đâu. Triều đại trong lý tưởng cống hiến ấy nay đã thành xưa cũ. Tráng tâm lâm vào cảnh tịch mịch cộng với nỗi buồn của người lữ thứ, xa quê, Nguyễn Du khẽ buông một tiếng thở dài. Nhưng càng ngày tiếng thở dài ấy càng não ruột, xót xa.

Không thể chen vai nối gót với đời như niềm mơ ước, Nguyễn Du chán nản và bế tắc vô cùng. Nguyễn Du không phải là một nhân chứng bị động trong cuộc đời đảo điên ấy. Ông rất muốn làm một điều gì đó để đổi thay thực tại trước mắt. Bị hạn chế quan niệm chật hẹp về “trung quân”, “chính thống”, Nguyễn Du từng có ý

định chống lại Tây Sơn, nhưng không thành… Thời đại Nguyễn Du, nhìn chung, với ông là câu hỏi lớn. Câu hỏi ấy vô phương giải đáp. “Cái thời mà Nguyễn Du

ước mơ, không nói gì đến Nghiêu Thuấn, chỉ một khiêm nhường như Gia Tĩnh triều Minh với “Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng” cũng chỉ là một giấc mộng viễn vông” [2;tr.5]. Có người từ rất sớm đã tìm hướng đi đúng cho đời mình, có người loay hoay mãi mới tìm được lối đi. Nguyễn Du, theo nhận xét của nhà phê

bình văn học Hoài Thanh, thì suốt đời không tìm được. Khi Nguyễn Du ra đời thì chế độ phong kiến đã cực kỳ mục nát nhưng điều kiện lại chưa đủ để có thể chuyển qua chế độ khác. Sức quật khởi của nông dân như những đợt sóng lớn vẫn thúc đẩy xã hội Việt Nam tiến lên từng bước nhưng rốt cuộc không thoát khỏi vũng lầy phong kiến. Nói chung hoàn cảnh chưa cho phép tìm lấy một lối ra. Nguyễn Du, con em của một gia đình phong kiến, lại càng không thể tìm thấy lối ra … Những tưởng khi nhập thế sẽ làm nên sự nghiệp, sẽ giúp ích cho đời nhưng cuối cùng Nguyễn Du cũng chỉ là kẻ bị trói buộc bởi năm đấu gạo. Ông giống như một người không muốn trôi theo dòng chảy kia nhưng chẳng thể nào thoát khỏi được vòng xoáy dữ dội của nó nên đành chấp nhận. Điều đau xót nhất là khi bước chân vào nẻo thanh vân cũng là khi hoài bão, ước mơ trong ông dần nguội tắt.

Lo đời, đau đời nhưng Nguyễn Du cũng đành bất lực, nhà thơ thấm thía sâu sắc nỗi buồn của kẻ có tài nhưng vô dụng:

Bạch phát hùng tâm không đốt ta (Khai song)

(Tóc bạc rồi, dù còn có hùng tâm, nhưng chỉ còn biết than thở)

Nguyễn Du nhận ra sự khác biệt, thậm chí là đối lập giữa lý tưởng và thực tại. Thì ra kiếm dài không thể giúp gì cho trang nam tử. Nguyễn Du nhắc tới hùng tâm tráng chí nhưng với ý nghĩ thẹn thùng - một ý thức phản tỉnh sâu sắc khi nhà thơ đã nếm trải nhiều được mất ở đời. Câu thơ vì thế mang đậm ý vị cay đắng xót xa:

Liêu lạc tráng tâm hư đoản kiếm

Tiêu điều lữ muộn đối thời ca (Tạp ngâm)

(Tấm lòng hùng tráng lụi tàn làm cây đoản kiếm thành vô dụng/ Nghe khúc ca đương thời khiến cho nỗi buồn lữ khách càng thêm tiêu điều).

Lý tưởng cống hiến của nhà thơ làm sao thực hiện được khi lý tưởng ấy đặt trong sự suy vong, tan rã của thể chế phong kiến, trong sự tan tác, bi thương của bản thân và đại gia đình ông. Chạm phải những góc cạnh sắc nhọn của thực tế lịch sử, lý tưởng ấy buộc phải nhận lãnh một “số phận” ảm đạm…

Nguyễn Du đã không còn hăm hở với thế giới hiện thực nhà thơ đang sống, đang hướng tới. Rốt cuộc Nguyễn Du đã triền miên suốt đời trong một không khí buồn chán, nặng nề. Để rồi tiếng thơ ông đầy não nuột:

Sinh vị thành danh thân dĩ suy (Tự thán)

(Sống chưa làm nên danh, thân đã suy yếu) Tâm sự u uất, chán nản nhà thơ không biết tỏ bày cùng ai: Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ,

Hồng Sơn sơn hạ Quế Giang thâm (My trung mạn hứng)

(Ta có tấc lòng không biết nói cùng ai/ Dưới chân núi Hồng sông Quế sâu) Ưu tư trĩu nặng, nhà thơ càng trở nên u uẩn:

Nhất sinh u tứ vị tằng khai (Thu chí)

(Suốt đời ôm mối u sầu chưa từng gỡ ra được)

Chí không đạt, mộng không thành, hùng tâm dần nguội lạnh theo năm tháng. “Danh” chưa “thành” mà “thân” đã “suy”. Nguyễn Du hụt hẫng, thất vọng về bản thân và cả thời thế. Không khó để tìm thấy những từ ngữ mang màu sắc tiêu cực trong thơ ông: “suy” (Tự thán I, Hành lạc từ II, Phượng Hoàng lộ thượng tảo hành, Thủy Liên đạo trung tảo hành…), “tiêu điều(Xuân tiêu lữ thứ, Tạp ngâm), liêu lạc” (Tạp ngâm), … Quả là, “bản thân Nguyễn Du đã đem cái bệnh

của thời đại mình không giải quyết được, không biết cách nào mà giải quyết, tích lại thành một nỗi u uất trong tâm hồn riêng.”[12;tr.45]. Thế nên, mộng là một nhu cầu tất yếu, một động thái tinh thần không thể thiếu để nhà thơ giải toả nỗi buồn chất ngất.

Một phần của tài liệu thơ chữ hán nguyễn du thực và mộng (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)