NamTrung tạp ngâm

Một phần của tài liệu thơ chữ hán nguyễn du thực và mộng (Trang 30 - 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2NamTrung tạp ngâm

Nam Trung tạp ngâm” gồm 40 bài thơ, sáng tác từ năm 1805 – 1812, giai

đoạn từ lúc nhà thơ được thăng hàm Đông các điện học sĩ, vào làm quan ở kinh đô Phú Xuân (gần bốn năm) đến hết thời kỳ làm Cai bạ dinh Quảng Bình (ba năm, năm tháng). Vẫn xuất hiện những bài thơ hướng nội, nhưng tập thơ này có thêm sự xuất hiện của những bài thơ cho thấy nỗi thất vọng về chốn quan trường. Quan trường đầy những rối ren, ganh đua, lòng người hiểm ác khiến nhà thơ của chúng ta luôn phải cẩn thận giữ gìn.

Năm 1802, Nguyễn Du bắt đầu ra làm quan cho nhà Nguyễn. Được thăng chức nhanh và có lúc giữ những chức vụ quan trọng trong triều đình, thế mà Nguyễn Du luôn thấy không vui, luôn phàn nàn về cảnh “không bệnh mà lưng cứ

cúi khom khom”, khi ở nhà thì đóng cửa không tiếp cả bạn quen. Thơ ông cũng cho thấy tình trạng chèn ép lẫn nhau của các quan lại trong triều đình (Tống nhân).

Làm quan đối với Nguyễn Du là chuyện cơm áo chứ không chỉ là chuyện công danh hay chuyện đạo lý, thế mà vẫn nghèo. Những năm trấn Nghệ An đói, nhà ông có “mười mặt con thơ như lá úa”. Một mình cô đơn ở chốn chân trời, thân bị một chức quan cột chặt, nhà thơ không khỏi nhớ tiếc những ngày tháng cũ. Ông lại ao ước về nhà, ăn canh rau rút, gỏi cá vược, làm bạn với hươu nai. Ông dõi mắt trông về cố quốc:

Vọng ngoại Hồng Sơn tam bách lý,

Tương tòng hà xứ vấn tiền lân. (Ngẫu đắc)

(Trông ra Hồng Sơn cách ngoài ba trăm dặm/ Biết chốn nào hỏi thăm láng giềng cũ?)

Cũng có cả những bài thơ Nguyễn Du thể hiện ước muốn được treo mũ từ quan mà ra đi, mong muốn được hưởng cuộc sống an nhàn, thanh thản (Tặng nhân). Trong một số bài khác nữa, ông vẫn cứ trở đi trở lại với cái tâm sự u uất, bế tắc của mình giống như thời ở Thái Bình và thời làm quan ở Bắc Hà.

Một phần của tài liệu thơ chữ hán nguyễn du thực và mộng (Trang 30 - 31)