Cuộc đời Nguyễn Du

Một phần của tài liệu thơ chữ hán nguyễn du thực và mộng (Trang 25 - 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2.Cuộc đời Nguyễn Du

Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh năm 1766 (có chỗ ghi 1765 ) niên hiệu là Cảnh Hưng thứ 26 đời vua Lê Hiển Tôn. Ông là con thứ bảy của Xuân quận công Nguyễn Nghiễm. Thời niên thiếu, Nguyễn Du sống ở Thăng Long. Tuy đỗ thấp (thi hương ở Sơn Nam, đỗ tam trường), nhưng ông là người thông minh, học rộng, thông hiểu cả tam giáo: Nho, Phật, Đạo. Cảnh sống sung túc từ thuở bé mau chóng chấm dứt trước những biến động của xã hội và gia đình. Năm Nguyễn Du mười tuổi, cha ông qua đời. Ba năm sau, mẹ Nguyễn Du cũng mất, bỏ lại ông và bốn anh em, chưa một ai đến tuổi trưởng thành. Mồ côi cả cha lẫn mẹ, anh em Nguyễn Du phải đến nương nhờ ở nhà anh cả khác mẹ là Nguyễn Khản. Chiến tranh loạn lạc xảy ra, bản thân Nguyễn Du cũng trôi dạt, “mười năm gió bụi” với biết bao nỗi niềm.

Ông tận mắt chứng kiến cảnh “thay đổi sơn hà”, gia đình ly tán, anh em lưu lạc mỗi người một nơi. Khi Quang Trung tiến quân ra Bắc, Nguyễn Du từng chạy theo vua Lê Chiêu Thống nhưng không kịp. Bản thân ông cũng từng có lúc đau khổ gần như tuyệt vọng: trôi dạt từ đầu sông đến cuối bể, cơm không đủ ăn, ốm không thuốc uống. Nhưng cũng chính những bước đường thương đau ấy đã giúp ông thật sự có dịp hiểu biết quần chúng, sống gần quần chúng - ngọn nguồn của mọi giá trị tinh thần cao quý của dân tộc.

Theo Lê Chiêu Thống nhưng không kịp, Nguyễn Du một mình trở về quê vợ ở Quỳnh Côi, tỉnh Sơn Nam (Thái Bình) sống nhờ nhà người anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn. Đoàn Nguyễn Tuấn lúc này đã ra cộng tác với Tây Sơn. Trong thời gian ở Thái Bình, gia phả chép rằng “Ông tập hợp hào mục, tính việc phục quốc nhưng chí

không thành”. Khi người vợ họ Đoàn mất, ông về quê Hà Tĩnh làm “người đi săn ở

núi Hồng” ( Hồng Sơn Liệp Hộ ), “người câu cá ở biển Nam” ( Nam Hải điếu đồ ).

Năm 1796 ông có ý định vào Nam giúp Nguyễn Ánh nhưng bị trấn tướng của Tây Sơn ở Nghệ An là Nguyễn Thận bắt giam. Vì Nguyễn Nễ – anh trai Nguyễn Du - là bạn thân của Nguyễn Thận, lúc này đã ra cộng tác với triều Tây Sơn nên Nguyễn Du được tha. Từ đó, Nguyễn Du về ở hẳn ở làng Tiên Điền một thời gian dài. Đây là những năm Nguyễn Du ở “dưới chân núi Hồng”. Cảnh sống không khá hơn trước đó là mấy bởi lẽ dinh cơ nhà họ Nguyễn ở Tiên Điền đã bị quân Tây Sơn phá sạch.

Trước sự đổi thay của thời cuộc, tuy Nguyễn Du có chán chường, đôi khi gần như tuyệt vọng, song ông vẫn nhìn thẳng vào thực tế, không quay lưng lại với cuộc đời như nhiều người cùng thời với ông (Nguyễn Gia Thiều thì giả điên, Nguyễn Hành thì suốt đời ôm ấp tâm sự hoài Lê, Phạm Thái ngang tàng nhưng cuối đời lại phải mượn cửa Thiền làm nơi giải thoát…)

Năm 1802, Gia Long lật đổ triều đại Tây Sơn. Tháng 8 năm ấy, Nguyễn Du được bổ nhiệm làm tri huyện Phù Dung, phủ Khoái Châu, trấn Sơn Nam. Từ đó, Nguyễn Du được giữ nhiều chức vụ khác nhau trong triều. Năm 1813, Nguyễn Du được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Phái bộ đi sứ của nước ta sang Trung Quốc năm đó gồm 27 người. Trong đó, Nguyễn Du làm chánh sứ, Thiêm sự bộ Lại Trần Văn Đại Và Thiêm sự bộ Lễ Nguyễn Văn Phong làm phó sứ. Phái bộ bắt đầu lên đường ở Phú Xuân vào khoảng giữa tháng 2 năm 1813. Hoàn thành chuyến đi sứ, Nguyễn Du trở về Nam Quan vào ngày 29 tháng 3 năm 1814. Trong thời gian đi sứ này, Nguyễn Du đã sáng tác tập thơ “Bắc

hành tạp lục”. Và đúng như Nguyễn Lộc nhận định: “Khi có dịp đi sứ Trung Quốc, nhà thơ tìm thấy một nguồn đề tài vô tận để nói những điều mình muốn nói…

[25;tr.320]

Năm 1820, Minh Mệnh lên ngôi, định cử ông làm Chánh sứ đi Trung Quốc lần nữa nhưng chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất đột ngột vào ngày 10 tháng 8 năm Đinh Thìn.

được ” rồi mất, không trối lại điều gì. Ông ra đi trong nỗi niềm u uất? Ông ra đi với nỗi lòng đau xót? Ông lặng lẽ lìa đời khi vẫn còn đó “một tấc lòng không biết nói cùng ai” (Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ - Mi trung mạn hứng)

Người đọc bao thế hệ sau mãi còn nhức nhối vì lẽ đó. Là cả một câu chuyện dài đầy biến cố, cuộc đời Nguyễn Du là những quan sát, nghĩ suy, chiêm nghiệm không ngừng để rồi lắng đọng lại thành những trang thơ bất hũ với thời gian. Với mong muốn được tìm hiểu và cảm thông “khối sầu mộng” của thi nhân, người viết xin được lật lại những trang thơ chữ Hán, soi rõ những phần tâm tình còn khuất lấp nơi Tố Như.

Một phần của tài liệu thơ chữ hán nguyễn du thực và mộng (Trang 25 - 27)