7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Hiện thực đời sống bản thân
Hiện thực đời sống bản thân Nguyễn Du là một chuỗi những điều bất như ý. Thời đại nhiều phen thay đổi sơn hà, bản thân Nguyễn Du dở dang thư kiếm, nghề văn nghề võ đều không thành:
Bản vô văn tự năng tăng mệnh, Hà sự kiền khôn thác đố nhân? Thư kiếm vô thành sinh kế xúc
Xuân thu đại tự bạch đầu tân. (Tự thán II)
(Vốn chẳng có văn chương có thể ghét số mệnh/ Thì sao trời đất lại ghét lầm người (làm văn chương)?/ Thư (văn) kiếm (võ) đều không thành, sinh kế bức bách/ Xuân thu lần lữa qua, đầu bạc thêm)
Nguyễn Du “trôi giạt” giữa “gió bụi cuộc đời” suốt mười năm. Trong quãng thời gian ấy, nhà thơ sống nghèo túng, “ăn nhờ ở đậu”, tình cảnh chật vật:
Hồng Lĩnh vô gia huynh đệ tán,
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên. (Quỳnh Hải nguyên tiêu)
(Chốn non Hồng không còn nhà, anh em tan tác/ Đầu bạc nhiều giận nỗi ngày tháng trôi)
Nguyễn Du tự ví mình là ngọn cỏ bồng đứt gốc, mặc cho những đưa đẩy của cuộc thế:
Hành cước vô căn nhiệm chuyển bồng,
Giang nam giang bắc nhất nang không. (Mạn hứng II)
(Như ngọn cỏ bồng không rễ tha hồ chuyển dời, tôi đi/ Hết phía nam sông đến phía bắc sông với một chiếc túi rỗng)
Chính ông cũng không có câu trả lời cho đích đến của cuộc đời mình: Đoạn bồng nhất phiến tây phong cấp,
(Một nhánh cỏ bồng đứt gốc trước gió tây thổi gấp/Cuối cùng sẽ trôi giạt về đâu?)
Nguyễn Du là chứng nhân của một giai đoạn lịch sử đầy ba động, vừa là nạn nhân của hoàn cảnh ấy. Nguyễn Du cũng là một con người của đời thường với những nỗi lo rất đời thường, đó là chuyện cơm áo, là bệnh tật và đói rét. Nguyễn Du luôn phải đối diện với cái nghèo, với cảnh nghèo:
Tảo hàn dĩ giác vô y khổ (Thu dạ II)
(Rét sớm mới biết cái khổ không áo)
Cuộc sống của nhà thơ hết sức đơn sơ, tạm bợ: Không ốc lậu tà nguyệt,
Chiếu ngã đan thường y. (Ký mộng)
(Nhà trống lọt trăng tà/ Chiếu vào chiếc áo đơn của ta)
Viết về cảnh sống vất vả của bản thân, Nguyễn Du không hề giấu giếm: Môn yểm tà phi nhất viện bần. (U cư I)
(Cửa che xiêu vẹo, một gian nhà nghèo)
Và dường như, vì chán nản, ông còn cố tình nói quá lên về hoàn cảnh của mình:
Hoại bích nguyệt minh bàn tích dịch,
Hoang trì thủy hạc xuất hà ma. (U cư II)
(Vách mục trăng dọi rắn mối leo/ Ao hoang nước cạn ếch nhái bò ra)
Phế táo tụ hà ma,
Thâm đường xuất khâu dận (Bất mị)
(Bếp hoang cóc nhái tụ lại/Nhà tối giun bò ra)
Về ở Hồng Lĩnh khoảng sáu năm nhưng trong thời gian này, Nguyễn Du chỉ được an ủi phần nào về tinh thần, còn về sinh kế ông vẫn không thể nào xoay sở được. Vẫn nghèo, vẫn đau ốm liên miên như khi ở Thái Bình, thậm chí không có tiền uống thuốc:
Đa bệnh đa sầu khí bất thư,
(Nhiều bệnh nhiều sầu thần khí không thư thái / Mười tuần nằm co trong nhà bên sông Quế)
Hoặc:
Xuân hàn hạ thử cố tương xâm,
Nhất ngọa Hồng Sơn tuế nguyệt thâm. Minh kính hiểu hàn khai lão sấu,
Sài phi dạ tĩnh bế thân ngâm. (Ngọa bệnh II)
(Xuân lạnh hè nóng cứ xâm phạm nhau/ Vừa về nằm bệnh ở non Hồng thế mà
đã nhiều năm tháng/ Buổi sáng lạnh soi gương sáng thấy mình già và gầy/ Cửa sài đóng kín trong đêm vắng nằm rên than)
Con người ấy tóc bạc phơ trước gió chiều:
Sinh vị thành danh thân dĩ suy,
Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy. (Tự thán I )
(Sống chưa làm nên danh, thân đã suy yếu/Tóc bạc phơ phơ, gió chiều thổi) Nguyễn Du bạc tóc từ rất sớm. Ngay ở tuổi “tam thập nhi lập” mà đã:
Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy (Tự thán I)
(Tóc bạc phơ phơ, gió chiều thổi)
Hình ảnh con người bạc tóc xuất hiện 58 lần trong suốt ba tập thơ [58; tr.78]. Nguyễn Du không ngừng nhắc đến “bạch phát” (tóc bạc), “bạch đầu” (đầu bạc):
Bạch đầu đa hận tuế thời thiên (Quỳnh Hải nguyên tiêu)
(Đầu bạc nhiều giận nỗi ngày tháng trôi).
Tiêu tiêu bạch phát ký nhân gia (U cư II)
(Đầu bạc phơ phơ ở nhờ nhà người).
Bạch phát hùng tâm không đốt ta (Khai song)
(Tóc bạc rồi, dù còn có hùng tâm nhưng chỉ còn biết than thở)
Bạch phát tiêu ma bần sĩ khí (Tặng Thực Đình)
(Tóc bạc làm tiêu ma chí khí kẻ sĩ nghèo)
Tuổi cao tóc bạc là chuyện đương nhiên nhưng tuổi mới trên dưới ba mươi mà tóc bạc thì thật hiếm thấy. Tóc bạc đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực nơi tâm hồn
nhà thơ. Tóc bạc là hệ quả của bao nhiêu nghĩ suy, trăn trở nơi thi nhân. Nguyễn Du cảm thấy “sĩ khí”" và “hùng tâm” của bản thân đang bị “tiêu ma” bởi màu trắng đáng sợ nơi mái đầu. Cuộc đời với ông dường như đã đến lúc tàn, lúc vãn. Nỗi niềm sầu bi tràn ngập lòng:
Tráng sĩ bạch đầu bi hướng thiên
Hùng tâm sinh kế lưỡng mang nhiên (Tạp thi I)
(Người tráng sĩ đầu bạc bi thương nhìn trời/ Hùng tâm và sinh kế, cả hai đều mờ mịt)
Trong thơ cổ điển Việt Nam, không ít nhà thơ từng nói về tóc bạc, về nỗi lo sợ tuổi già. Nhưng Nguyễn Du nói đến tóc bạc như một nỗi ám ảnh, nói bằng niềm bi thương, miễn cưỡng lẫn khiếp sợ. Nhà thơ không có được cái khẩu khí ung dung như Nguyễn Trãi:
Lòng một tấc son còn nhớ chúa
Tóc hai phần bạc bởi thương thu (Trần tình, bài 7-Nguyễn Trãi)
Hay:
Âu thì tóc đã bạc mười phân (Bảo kính cảnh giới, bài 38-Nguyễn Trãi)
Nguyễn Trãi nói về chuyện bạc tóc với giọng điệu khá nhẹ nhàng, cũng có thể hiểu là cái gật gù, hài lòng của một người đã phụng sự tốt sự nghiệp của nước nhà. Nguyễn Trãi lui về với suối rừng, chấp nhận tuổi già như một điều hiển nhiên. Còn Nguyễn Du buộc phải đối diện với tuổi già dẫu rằng còn bao nhiêu dự định chưa thành. Những nỗi uất hận không nói được thành lời, những mối thương cảm trải mãi không dứt… Tất cả những điều đó tụ lại, ẩn vào sâu thẳm trái tim thi nhân, để rồi theo thời gian nó hiện thành “phơ phơ tóc bạc”…
Cùng với nỗi lo âu tuổi già, ám ảnh cái chết, Nguyễn Du thường bị bệnh tật viếng thăm. Bệnh tật làm con người héo mòn dần, sinh khí tổn hao:
Trường đồ nhật mộ tân du thiểu,
Nhất thất xuân hàn cựu bệnh đa. (U cư II)
Lại không phải bệnh một ngày một bữa mà là bệnh kéo dài hàng mấy tháng, có khi hàng mấy năm:
Tam xuân tích bệnh bần vô dược,
Táp tải phù sinh hoạn hữu thân. (Mạn hứng I)
(Bệnh đã ba năm, nghèo không thuốc/Cuộc phù sinh ba mươi năm có mối lo vì có thân)
Có khi thân bệnh, ông nằm trong nhà vắng mà “Suốt ngày bếp không đỏ lửa” (Tạp ngâm). Bệnh nhiều, do nghèo không có tiền lo thang thuốc nên bệnh càng dai dẳng thêm. Trong thơ bệnh được nhắc đến khá nhiều lần: bệnh cũ (U cư II), bệnh
lâu ngày (Xuân dạ), bệnh không thuốc (Mạn hứng)… Nhà thơ đau ốm liên miên mặc dù không nói rõ bệnh gì, chỉ biết là bệnh cũ và lâu ngày. Phải chăng những căn bệnh kia đã trở thành cố hữu nơi thi nhân, nó cũng không phải là bệnh “xoàng” mà
đã là “tâm bệnh”. “Thời thế đổi thay, lòng người dâu bể, bản thân không làm được gì, nghèo đói cứ triền miên… làm sao con người có thể khỏe mạnh về mặt tinh thần được?” [58;tr.55]. Phải thở cái không khí ngột ngạt của thời đại ấy làm sao con người dứt bệnh được. Thành ra bệnh cứ tái đi tái lại:
Tái bệnh thượng tu điều nhiếp lực (Khai song)
(Bệnh tái phát nên phải gắng sức điều trị)
Khi bệnh tật, con người thường lo sợ, bi quan nên sự mỏi mệt càng tăng thêm. Dũng khí để chống chọi bệnh tật, nghị lực để vượt qua khó khăn ngày một bị hao mòn. Nguyễn Du từ “nằm dưỡng bệnh” (Tạp thi I) đến “nằm rên rĩ” (Ngoạ bệnh II) rồi nhận ra “tấm thân đầy bệnh tật”:
Chẩm bạn thúc thư phù bệnh cốt (Tạp ngâm II)
(Cạnh gối có bó sách để nâng đỡ bộ xương bệnh)
Cảnh ngộ nhà thơ cũng cùng chung âm hưởng với thời đại: Hắc dạ thiều quang hà xứ tầm?
Tiểu song khai xứ liễu âm âm. Giang hồ bệnh đáo kinh thời cửu,
(Đêm tối đen, tìm đâu ánh sáng mùa xuân?/ Trước song cửa sổ mở chỉ thấy bóng liễu âm u/ Trong chốn giang hồ bệnh đến đã lâu ngày/ Mùa xuân theo mưa gió mà chìm trong đêm sâu)
Có thể nói hoàn cảnh Nguyễn Du lúc này thật muôn phần thương cảm. Ngay cả khi làm quan, Nguyễn Du cũng không giúp đỡ được cho cuộc mưu sinh của gia đình là mấy. Ông vẫn nghèo:
Thập khẩu hài nhi thái sắc đồng, (Ngẫu hứng IV)
(Mười miệng trẻ đói mặt cùng xanh như rau) Hay:
Thập khẩu đề cơ Hoành Lĩnh bắc,
Nhất thân ngọa bệnh đế thành đông. (Ngẫu đề)
(Mười miệng kêu đói ở phía bắc Hoành sơn/ Một thân nằm bệnh ở phía đông Hoàng thành)
Không ngại ngần, Nguyễn Du nói về tình cảnh chật vật của gia đình. Đời sống vợ con (ba bà vợ và hàng chục đứa con) thực sự là một gánh nặng đối với Nguyễn Du. Càng cay đắng hơn khi bản thân Nguyễn Du đã không giúp gì được cho nhân dân mà lại còn nhận sự giúp đỡ từ họ - những người dân mà cảnh tình cũng không khá hơn nhà thơ mấy:
Cơ hàn bất giác thụ nhân liên (Khất thực)
(Không dè đói rét phải nhận lòng thương hại của người)
Về điểm này, Nguyễn Du gặp gỡ Nguyễn Khuyến. Nguyễn Khuyến thẹn khi nhận sự giúp đỡ của bà con lối xóm. Nguyễn Khuyến biết rõ: “tặng thịt cho ta
không phải vì sợ ta, mà thương ta bụng đói”, nhưng trong lòng ông dậy lên bao ý
nghĩ chua chát:
Bất thực linh nhân cơ Thực chi linh nhân nhục Bất thực linh nhân bì
(Không ăn thì người bị đói/ Ăn vào thì người bị nhục/ Không ăn thì người bị gầy/ Ăn vào thì ra con người tục)
Đường công danh của Nguyễn Du thì cứ mãi lận đận. Thân đang giữ một chức quan, Nguyễn Du không hề lấy làm vinh dự, thỏa chí, tự hào mà chỉ thấy gò bó, không an. Chốn quan trường dường như là sợi dây ràng buộc nhà thơ với những li loạn của cuộc đời:
Lục xích câu mi trường dịch dịch
Tứ thời phao trịch thái thông thông (Ngẫu hứng II)
(Tấm thân sáu thước bị câu thúc cứ phải phục dịch mãi mãi/Bốn mùa như thoi đưa rất là nhanh)
Lục lục công danh nhất phiến trần. (An Huy đạo trung)
(Theo đuổi công danh tầm thường trong đám bụi trần)
Càng dấn thân vào con đường công danh, con người càng xa rời chính mình, càng biến chất:
Thanh sam tẩu biến hồng trần lộ,
Viên hạc hà tòng nhận cựu lân (Đồng Lư lộ thượng dao kiến Sài Sơn).
(Chiếc áo xanh đi khắp đường bụi hồng/ Con vượn, con hạc làm sao mà nhận ra người láng giềng cũ?)
Và đôi lúc Nguyễn Du nhận thấy đường công danh thật đã đi vào ngõ cụt, đã cùng đường:
Sinh bình văn thái tàn lung phượng,
Phù thế công danh tẩu hác xà. (Tống Nguyễn Sĩ Hữu nam qui)
(Văn chương tôi lúc bình sinh như chim phượng phải nằm trong lồng nát/ Công danh bác trong phù thế như rắn chạy về nấp trong hang)
Với Nguyễn Du, mọi ngả đường đều khép lại với ông. Bản thân nhà thơ càng buồn và thất vọng về chính mình. Xác thân kia đã lắm héo hon, nhiều mỏi mệt:
Trú cửu thanh sơn vị yếm nhân.
(Ở đây lâu rồi mà núi xanh chưa chán người/ Đáng buồn nhất là người du khách nơi chân trời đã mỏi)
Năm tháng trôi, hùng tâm tráng chí đã nguội lạnh dần với gió bụi, tóc bạc, nghèo đói và bệnh tật. Còn gì xúc động hơn hình ảnh con người trẻ tuổi, chí lớn không thành, kiếm cung lỡ bước, đèn sách dở dang… ngày lại ngày tóc trắng phủ dần và một màu xám xịt giăng phủ tương lai. Đó chính là hiện thực bản thân Nguyễn Du.