KỶ LUẬT GIA ĐÌNH VÀ TÍNH Tự GIÁC

Một phần của tài liệu Con trẻ cần gì ở cha mẹ (Trang 36 - 37)

Nuôi dưỡng con cái dựa trên nhu cầu của con không phải là phưong pháp nhu nhược buông xuôi mà ngược lại. Những bậc cha mẹ xem sự dè dặt này là “quá yêu thưong” thường dễ làm hư bọn trẻ (đặc biệt là sau khi nghe cha mẹ họ trích dẫn câu thành ngữ “Yêu cho roi vọt, ghét cho ngọt bùi” không biết bao lần.) Những bậc cha mẹ này thường kìm giữ tình cảm và hay áp đặt hình phạt vói suy nghĩ rằng điều đó sẽ làm cho bọn trẻ trở nên mạnh mẽ hon. Song, điều này sẽ dẫn đến “chiếc bẫy hình phạt”, khiến cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái chỉ xoay quanh vấn đề cách cư xử hon là tình yêu thưong mà thôi. Rõ ràng chẳng có gì là “mạnh mẽ” hay có dáng lãnh đạo khi áp đặt quyền lực lên bọn trẻ. Thay vào đó, cần thực sự khôn khéo và biết dạy con có tính kỉ luật tự giác cao thì bạn mói biết được mong muốn và giúp con thỏa mãn những nhu cầu đó.

Cũng giống như bạn sẽ thành công hon khi làm việc vói một ông sếp biết quan tâm, thông cảm và chia sẻ khó khăn, con bạn chắc chắn cũng sẽ khỏe mạnh và phát triển vưon xa hon vói nhũng nhà lãnh đạo biết đồng cảm là cha mẹ chúng. Tôi xin nhấn mạnh lại một lần

nữa rằng điều này sẽ xảy ra bỏi bạn đã tạo dựng đưực một môi trường tràn ngập tình yêu thương vô điều kiện và lòng khoan dung độ lượng trong gia đình. Con bạn sẽ hiểu đưực rằng cách cư xử đúng mực hay không đúng mực - dù rất quan trọng - cũng không phải là tất cả. Thay vào đó, mong muốn của chúng là trên hết. Và khi càng lớn, chúng càng thấu hiểu và trân trọng tình cảm đó.

Thực tế, chúng ta cũng phải thừa nhận lý do chính khiến cha mẹ chú trọng đến hành vi là sự ích kỷ của mình. Những ông bố bà mẹ hiếm khi suy nghĩ về điều này, song đó lại là sự thực. Đon giản vì họ không muốn bị vướng bận bởi những thái độ không dễ chịu - rút cuộc thì có ai thích thế đâu, đúng không bạn?

Không ai trong chúng ta muốn nghe tiếng than phiền, khóc lóc, rên rỉ, hay bất cứ những hành động trẻ con nào khác. Việc đầu tiên là chúng ta phản ứng ngay vói thái độ của con, cũng như khi chúng ta nghe tiếng ô tô phanh gấp vậy. Những lúc mệt mỏi như thế này, chúng ta không cần phải trầm trọng hóa thêm nữa. Đây là một thế giói mói vói những sức ép và áp lực mói: thêm nhiều gia đình cả bố và mẹ đều đi làm, thêm nhiều hoạt động và đòi hỏi thòi gian, thêm nhiều ảnh hưởng xấu đến con cái chúng ta hon.

Giữa bao rối loạn mà người lớn gặp phải, sẽ càng náo loạn hon khi bạn phải nghe tiếng “phanh ken két” của tính trẻ con. Tất cả khiến chúng ta chỉ muốn quát con “Im ngay” và phản đối chúng.

Nhung con chúng ta chỉ như những đứa trẻ bình thường khác, mong manh và đang trong giai đoạn phát triển nhân cách. Chúng ta cần cư xử vói con thận trọng hon cách chúng ta đối xử vói phụ tùng trong chiếc ô tô. Máy móc rồi cũng thành đống sắt vụn, nhung con cái chúng ta là những con người.

Tôi đã đưực chứng kiến những bậc cha mẹ bị suy sụp tinh thần vì quá đau buồn trước những sự lựa chọn sai lầm của bọn trẻ mới lớn. Dù bạn tin hay không thì cũng đã có những bậc cha mẹ đến gặp tôi nghẹn ngào trong nước mắt: “Tôi đã không gặp con gái tôi 5 năm rồi”, “Dường như nó luôn muốn tránh xa tôi”, “Tôi không thể hiểu nổi tại sao lại như vậy”. Lý do “Tại sao” dường như là bởi những đứa trẻ này trưởng thành từ những gia đình luôn đầy không khí của sự oán hận mà cha mẹ chúng thậm chí chẳng bao giờ ngờ tói. Chúng ta cần phải quan tâm nhiều hon nữa đến cách chúng ta đối xử vói con cái. Trước khi chúng ta có thể lập ra kỉ luật gia đình, chúng ta cần phải đạt đưực kỉ luật tự giác vói chính bản thân mình đã.

Một phần của tài liệu Con trẻ cần gì ở cha mẹ (Trang 36 - 37)