Trong rất nhiều năm, tôi đã dùng hình ảnh “bình nhiên liệu” để lí giải về những nhu cầu của một đứa trẻ. Chúng ta đang bàn tói những vấn đề thuộc phạm trù lý thuyết và khái niệm. Bởi vậy những hình dung cụ thể như vậy có thể giúp chúng ta dễ dàng nắm được những gì chúng ta đang cố gắng hiểu hơn.
Hầu hết chúng ta đều có thể hình dung được khái niệm một bình nhiên liệu. Một lúc nào đó, bạn đã từng lái một chiếc xe bị hết xăng. Chắc đó phải là một kinh nghiệm khó chịu bởi bình xăng nằm khuất một nơi nào đó và chúng ta không hề nghĩ đến nó khi đang lái xe. Tất cả những gì chúng ta biết là chúng ta đang chạy êm ru trên đường với tốc độ bốn mươi dặm một giờ thì đột nhiên chiếc xe dừng lại trên đường. Bình xăng có thể không nằm trong tầm nhìn rõ ràng của bạn, song bạn không thể đi xa nếu thiếu nó.
Tương tự như vậy, con người cũng có những “bình nhiên liệu” riêng của mình, nhiên liệu giúp họ tiến về phía trước trong cuộc đòi chính là tình yêu thương, giáo dưỡng. Bất cứ người lái xe có óc xét đoán nào cũng đều kiểm tra đồng hồ đo nhiên liệu mỗi ngày và đảm bảo rằng kim nhiên liệu chỉ gần đến vạch F (Full) là mức xăng đầy hoặc trên vạch E (Empty) là mức bình xăng rỗng. Người lái xe sẽ đổ xăng vào thời điểm thích họp để chiếc xe có thể tiếp tục chạy. Cũng giống như vậy, bạn nên chú ý tói hành vi của con cái mình mỗi ngày. Đó là thước đo chính xác nhất mức độ đầy vơi của “bình nhiên liệu” trong tâm hồn con cái bạn.
Hai điều quan trọng sẽ xảy ra khi bạn giữ cho “bình nhiên liệu” đó luôn đầy. Thứ nhất, trạng thái tình cảm của con bạn sẽ được nâng cao. Tình yêu thương mà cô bé hay cậu bé nhận được sẽ phản ánh niềm vui hay nỗi buồn, giận dữ hay êm dịu, chăm chú hay lãnh đạm nơi cô bé, cậu bé đó. Thứ hai, hành vi của con cái bạn sẽ được định đoạt bởi mức độ đầy vơi trong tình cảm mà cô bé hay cậu bé nhận được. Con cái bạn sẽ hành xử ra sao khi bị kỉ luật? Cô bé hay cậu bé sẽ ngoan ngoãn vâng lời đến đâu khi cả gia đình đi dã ngoại? Một đứa trẻ hạnh phúc về mặt tình cảm sẽ luôn xử sự đúng mực hơn trong mỗi trường họp như vậy.
“Bình nhiên liệu” của con cái bạn phải luôn đầy thì chúng mói có thể phát triển tốt nhất được trong bất cứ cảnh huống nào. Hầu hết các bậc cha mẹ thường chỉ nghĩ nhiều tói việc
kỉ luật con cái, mà điều này lại phụ thuộc chủ yếu vào mức độ đầy voi của bình tình cảm đó. Nếu bạn có thể tạo ra một môi trường linh hoạt tràn ngập tình yêu thưong vô điều kiện, trong đó con bạn nhận được sự quan tâm và chăm sóc, thì chúng sẽ phản ứng tốt hon nhiều với kỉ luật hay bất cứ biện pháp giáo dưỡng nào khác đưực áp dụng trong gia đình. Đó là lý do tại sao chúng ta coi việc thỏa mãn nhu cầu tình cảm của con cái là trọng tâm trong bốn nhu cầu cơ bản của đứa trẻ. Giáo dục con cái bằng kỉ luật, chở che và giúp con kiểm soát sự giận dữ phụ thuộc phần lớn vào tình trạng khỏe mạnh về tinh thần, tình cảm của đứa trẻ.
Xin bạn hãy luôn nhớ chúng ta cần phải học cách yêu thương. Con cái bạn chưa từng trải để có thể tự nhận biết ngay được cách bày tỏ hay khỏi xướng lòng yêu thương. Con bạn sẽ biểu hiện và trao gửi tình yêu thương theo cách chúng được nhận. Đứa trẻ không nhận được tình yêu thương cũng sẽ không biết cách cho đi tình cảm đó. Nếu đứa trẻ chỉ nhận được tình thương giói hạn hay cứng nhắc thì cũng chỉ biết cho đi thứ tình cảm tương tự. Một đứa trẻ mà bản thân chưa từng nhận được sự khoan dung sẽ không thể hiểu được điều đó. Chúng ta đã dùng hình ảnh ẩn dụ là nhiên liệu và bình xăng để nói về tình yêu thương. Song, tình yêu thương cũng giống như những hạt giống tự nảy mầm và sinh sôi vậy. Tình yêu thương bạn chia sẻ cùng con cái mình sẽ đơm hoa kết trái trong cuộc đòi con cái bạn, giúp con bạn có được những mối quan hệ đầy yêu thương trong vòng tay bè bạn và gia đình riêng của nó một ngày nào đó. Tất nhiên, điều này chỉ có thể xảy ra nếu bạn chỉ đường dẫn lối cho con.
Mỗi ngày trong cuộc sống gia đình, chúng ta cần suy nghĩ về những điều sau: Liệu ta có đang thỏa mãn được những nhu cầu của con không? Ta có thể kết luận gì từ cách cư xử của con? Liệu ta đã bày tỏ bằng chính cách cư xử của mình để con biết rằng ta yêu con biết bao hay chưa?
Chắc hẳn lúc này tôi có thể nghe thấy bạn nói “Tôi hiểu ý này rồi. Nhưng xin anh hãy nói cụ thể hơn một chút. Chính xác thì làm sao chúng tôi có thể yêu thương con cái vô điều kiện? Chúng tôi phải làm gì để tạo nên một mái ấm đầy sự khoan dung?”
Chúng ta hãy cùng cân nhắc những suy xét thực tế về việc lấp đầy nhu cầu tình cảm trong tâm hồn con cái bạn như sau.
Nêu gương yêu thương
Đây là một điều mà tất cả các bậc cha mẹ cần ghi nhớ: thay vì xem xét cách cư xử của con, trước tiến hãy bắt đầu bằng cách cư xử của chính bạn.
Xét cho cùng, chúng ta chính là những người tạo dựng và lãnh đạo trong gia đình. Chúng ta tạo không khí chung, thiết lập môi trường và những luật lệ cho gia đình mình. Cách cư xử của chúng ta cũng chính là tiền đề cho thái độ và cách cư xử của con cái.
Nhìn chung, nhiều bậc cha mẹ thường không giữ vai trò chủ động trong nuôi dưỡng, giáo dục con cái. Họ thường chờ đến lúc xảy ra vấn đề mới bắt đầu tham gia. Đây tất nhiên là cách giáo dục con cái thụ động, lối suy nghĩ kiểm soát. Chúng ta cần giống như những người làm vườn miệt mài hơn là những cảnh sát cứng nhắc. Người làm vườn bắt đầu công việc bằng việc gieo trồng những hạt giống, chăm sóc các chồi non và giúp cây trái ra hoa kết
quả.
Đó là lý do tại sao bạn không muốn sẽ trở thành một phụ huynh thụ động. Thay vào đó, hãy giữ vai trò chủ động bằng tình thương thông qua cách hành xử của chính bạn. Như chúng ta đã thấy, con trẻ của chúng ta chịu tác động của hành vi trước khi thấu hiểu sâu xa ngôn từ. Tất nhiên, chúng ta lại hoàn toàn ngược lại: bị quyết định bởi lòi nói trước nhất. Chúng ta thường có xu hướng “hành động” thông qua phát ngôn: buổi họp mặt gia đình, lên lóp, thuyết giảng đạo lý, nhắc nhở con cái các quy tắc chúng phải nhớ... Nhưng xin bạn hãy nhớ rằng, chúng ta cần làm tốt hon việc đó thông qua hành động.
Có bốn cách ứng xử cơ bản chúng ta có thể áp dụng để bày tỏ tình yêu thương vô điều kiện cho con cái mình. Chúng ta hãy cùng xem xét theo chiều sâu ba yếu tố đầu tiên. Cách hành xử thứ tư, rèn luyện con cái, sẽ được trình bày trong chương sách tiếp theo về vấn đề kỉ luật con cái.