thông
Tôi đã từng nghe câu chuyện kể về một người đàn ông độc thân. Ông mua một chú chim hoàng yến về để trang hoàng cho phòng khách nhà mình bằng màu sắc và những âm thanh êm dịu từ chú chim. Từ trong chiếc lồng, chim hoàng yến cất tiếng hát vang suốt ngày. Những thanh âm êm ái mang đến niềm vui lớn cho người chủ.
Một ngày, người đàn ông chợt có ý nghĩ muốn cho chú chim nhỏ của ông đưực hưởng chút không khí trong lành. Ông mang chiếc lồng nhỏ ra sau vườn và treo lên một nhành cây. Ban đầu, chú chim hoàng yến chỉ yên lặng, thái độ đầy nghi hoặc trước môi trường mói xung quanh. Song, chỉ vài phút sau, chú cất tiếng hót líu lo, một vài chú chim khác đã đậu lại gần chú. Hầu hết các bạn chim này đều là chim sẻ và chúng cũng hòa cùng hoàng yến vói tiếng hót xoàng xĩnh của mình.
Từ đó, người đàn ông có thói quen mói. Mỗi sáng sớm ông lại mang chú chim bé nhỏ của mình ra vườn sau hít thở không khí trong lành trong khi ông làm việc. Song, chỉ không lâu sau đó, ông đã sớm nhận ra một điều đáng thất vọng ở chú chim nhỏ của mình. Những bài ca du dưong của chim hoàng yến đã không còn. Chú chim nhỏ giờ đây chỉ kêu những tiếng tầm thường, chói tai như lũ chim sẻ. Chim hoàng yến đã ở quá lâu giữa bầy chim sẻ và quạ, tiếng hát của chú đã trở nên thô và không còn hấp dẫn nữa.
Là bậc cha mẹ, chúng ta có thể dự cảm được cái ngày khi những “chim hoàng yến” nhỏ của chúng ta lần đầu tiếp xúc vói “bầy chim sẻ”. Bé con mói chỉ chập chững vào đòi của chúng ta ngoan ngoãn biết nghe lòi, trọn vẹn trong vòng tay che chở của cha mẹ và bằng lòng vói những đồ choi giản đcm mà cha mẹ đang cho hay là một chưong trình truyền hình, hay video được thiết kế riêng cho lứa tuổi đó. Sự thơ ngây đáng yêu không tì vết của em bé như bài ca của chim hoàng yến. Nhưng chúng ta đều biết khoảng thời gian đó sẽ không tồn tại mãi mãi. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ không còn có thể giám sát mỗi khoảnh khắc trong cuộc sống của con cái chúng ta nữa.
Nuôi dạy con cái là việc chấp nhận rằng một ngày nào đó chúng ta phải để con cái ròi khỏi tầm tay; ngay cả chim hoàng yến cuối cùng cũng phải ròi khỏi tổ bay đi và ca bài hát riêng của nó. Con cái chúng ta sẽ tiếp xúc vói nhiều nguồn ảnh hưởng khác nhau. Một số những ảnh hưởng như nhà trường, câu lạc bộ hướng đạo hay cung thiếu nhi sẽ có những ảnh hưởng tuyệt vòi và thậm chí là cần thiết. Rốt cuộc thì con cái chúng ta sẽ không thể nào trở thành những cá nhân hoàn thiện và khỏe mạnh nếu không tham gia vào những mối quan hệ xã hội và tập thể với những đóng góp khác biệt.
Song không phải lúc nào cũng là những ảnh hưởng tích cực. Như thể lũ quạ và bầy chim sẻ giờ đây đang thống trị “thế giói âm thanh”. Chúng ta quan sát thế giói và tự hỏi làm sao mà những điều thiêng liêng đang trở nên tục tĩu đến vậy. Nền văn hóa ngày càng ưong ngạnh và nổi loạn đang tìm cách lấn sâu vào tận phòng khách và gây tổn hại đến con cái chúng ta.
Một cuộc điều tra do Trung tâm Truyền thông và Công luận tại Mỹ tiến hành đã so sánh quan điểm của các nhà sản xuất và kịch bản Hollywood vói những người Mỹ về một số vấn đề. Sau đây là kết quả:
• Ngoại tình: 85% người Mỹ cho rằng điều này không đúng vói họ; chỉ 49% người xem
truyền hình đồng tình vói quan điểm này.
• Nạo phá thai: 59% dân số Mỹ cho rằng điều này có thể được phép; con số này là 97% ở
Hollywood.
• Không tham gia tôn giáo: 4% người Mỹ bình thường, 45% người xem truyền hình.
Các cuộc nghiên cứu càng ngày càng cho chúng ta thấy rằng truyền hình thực sự đang nhào nặn con trẻ của chúng ta. Chẳng hạn, trẻ em xem ti vi ít nhất ba tiếng một ngày thường dễ dàng có hành động bạo lực hon. Các nhà khoa học xã hội đã kết luận có “hiệu ứng tê cóng”, trong đó bất cứ điều gì lặp đi lặp lại cũng sẽ trở nên ít gây shock hon và dễ
đưực chấp nhận hon. Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Effective Cỉinical
Practice (Điều trị hiệu quả bệnh lãnh cảm) của Mỹ xuất bản một nghiên cứu cho thấy
những trẻ em vị thành niên không xem phim hạng rO thường có xu hướng hút thuốc và uống rưựu ít hon 1/3 lần so vói nhũng trẻ không bị cấm đoán.
Vậy liệu đó có phải là câu trả lòi? Chỉ đon thuần ngăn chặn con cái chúng ta tiếp xúc vói thế giói càng nhiều càng tốt? Liệu điều này có nghĩa là chúng ta chỉ cần rút ti vi, trò choi điện tử và mối quan hệ vói bất cứ ai nhúng chân vào những dòng nước tôi đen của nền văn hóa này chăng?
Chắc chắn rằng phải có những cách làm khác tích cực hon. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải bằng cách nào đó hòa nhập vào nền văn hóa này, đại diện cho một thế lực tinh thần mói thay thế cho thế lực bóng tối bao quanh chúng ta. Đây là những đứa con quý giá và chúng ta mong con cái mình sẽ trở thành những con người thông thái, chín chắn và đức hạnh. Vậy làm sao chúng ta có thể đối phó thật thông minh vói con quái vật truyền thông? Lại một lần nữa, câu trả lòi có thể được tóm gọn trong hai từ: rèn luyện. Chúng ta không thể điều chỉnh mọi thông tin con cái chúng ta tiếp nhận hàng ngày, song điều chúng ta có thể hướng dẫn và rèn luyện con cái để con trẻ có thể tự mình quyết định điều gì nên trân trọng và điều gì nên loại bỏ.