DẠY CÁCH TÌM HlỂư

Một phần của tài liệu Con trẻ cần gì ở cha mẹ (Trang 107 - 109)

Có nhiều điều chúng ta cần ghi nhớ khi hướng dẫn con trẻ những bài học đầu tiên và tiếp tục vói những thử thách tại trường học.

Điều đầu tiên mà các bậc phụ huynh cần nhớ trong suốt thòi thơ ấu là khuyến khích con trẻ tìm hiểu những bài học cơ bản về cuộc sống. Chúng luôn khao khát học hỏi. Chỉ bằng cách đơn giản là ngắm con bạn chơi, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy, mỗi khoảnh khắc vui đùa hàm chứa một sự thử nghiệm, nỗ lực khám phá những điều mói mẻ. Đứa trẻ sẽ phản ánh lại bất cứ một kích thích nào vói đôi mắt mở to và hai tai dỏng lên chăm chú sẵn sàng tiếp nhận thông tin. Chúng ta cần hiểu rằng trẻ nhỏ thường hành động theo những sự kích thích bên trong. Tất cả những điều chúng ta cần làm là khuyến khích chúng một cách hiệu quả và tích cực.

Điều thứ hai là một đứa trẻ thường cư xử tốt nhất vào thời điểm thích họp khi các nhu cầu tình cảm của chúng được đáp ứng, nói cách khác là khi chúng cảm thấy an toàn và được yêu thương. Một số phụ huynh nóng lòng dạy con họ cách đọc hay viết các con số. Họ trở nên quá sa đà vào việc giáo dục theo cách đó mà quên rằng, đứa trẻ cần tình thương yêu của cha mẹ, hơn là cần những thông tin mà họ cung cấp, đặc biệt khi chúng phải đối diện vói những thử thách khó khăn. Con bạn sẽ nghĩ, điều gì xảy ra nếu chúng không thể vượt qua? Liệu rằng cha mẹ có còn yêu thương chúng như trước? Hãy thường xuyên quan tâm tói nhu cầu tình cảm đó của con bạn. Và tôi tin rằng, chúng sẽ phản ứng tích cực lại những gì bạn dạy bảo.

Điều thứ ba, mục tiêu lớn nhất của việc giáo dục con cái chính là việc chúng ta hướng con trẻ từ việc chịu sự quản lý của bố mẹ chuyển sang sự tự chủ của bản thân. Bài học lớn nhất là tinh thần trách nhiệm. Hãy luôn ghi nhớ rằng hai người không thể chịu trách nhiệm về cùng một thứ trong cùng một thòi điểm. Các ông bố, đặc biệt là các bà mẹ, có xu hướng lo lắng thái quá về việc liệu con mình có hoàn thành bài tập về nhà hay không. Họ sẽ luôn quanh quẩn bên đứa trẻ, kiểm tra từng tờ giấy, kiểm tra xem mỗi quyển sách hay cái bút chì có được sắp xếp thích họp trong balô của trẻ hay không.

Bài tập ở trường và sự sẵn sàng

Hãy ghi nhớ nguyên tắc vàng này, bạn sẽ luôn thấy nó thật hữu ích: Trẻ càng nhỏ tuổi càng có nhiều dam mê khám phá. Sự thôi thúc dường như đã có sẵn trong mỗi đứa trẻ. Trong những tháng đầu tiên, con bạn sẽ học những điều mói từng phút từng giây, háo hức đón nhận từng cảm giác và thông tin từ đôi mắt, đôi tai, khẩu vị, mùi hương. Đối vói từng giai đoạn, trẻ có những cách tiếp nhận thông tin khác nhau. Việc duy nhất bạn cần làm là đảm bảo chắc chắn con bạn đang ở vào thòi điểm thích họp nhất cho việc khám phá. Để làm được điều này, hãy đáp ứng đủ nhu cầu tình cảm của con bạn, bởi, một đứa trẻ đang thiếu thốn tình thương sẽ chưa thể sẵn sang cho việc khám phá và học hỏi. Bởi có nhiều mức độ sẵn sàng về nhận thức khác nhau, có những mức độ chín muồi về cảm xúc mà chúng ta phải bắt kịp. Bạn biết đấy, điều này không chỉ đơn giản là việc tiếp thu thông tin

mói, trẻ nhỏ cần sẵn sàng cho việc điều tiết cảm xúc, kiềm chế sự căng thẳng, duy trì trạng thái thăng bằng trong thế giói nhỏ bé luôn luôn biến đổi của chúng. Hãy đáp ứng đầy đủ những nhu cầu tinh thần của con bạn trước khi chúng sẵn sàng cho việc đáp ứng khao khát tìm hiểu của mình.

Dĩ nhiên, tiếp theo đây chúng ta không thể bỏ qua vấn đề bài tập ở trường. Trong những năm tháng con đi học, bài tập về nhà trở thành mối bận tâm phổ biến ở các bậc phụ huynh: Làm sao để tôi có thể chắc chắn là con tôi đã làm hết bài tập về nhà được giao? Lúc này, chúng ta, những người trưởng thành, cần phải hiểu đưực bản chất tự nhiên của việc hoàn thành các trách nhiệm trong cuộc sống. Chúng ta có trách nhiệm hoàn thành các phần việc tại văn phòng, nấu nướng, dọn dẹp ở nhà, chúng ta lúc nào cũng có vô số nghĩa vụ và trách nhiệm khác cần phải thực hiện. Chúng ta luôn hi vọng hoàn thành những trách nhiệm ấy. Nhưng những đứa trẻ thì chưa đạt đến sự chín muồi ấy, hon nữa, chúng chưa học được bài học về sự trưởng thành. Do đó, rất nhiều đứa trẻ trì hoãn, quên làm bài tập về nhà, hay trở nên xao lãng hon khi chúng về tói nhà. Trẻ nhỏ cũng mệt mỏi, sau một ngày làm việc, giống như chúng ta vậy.

Nguyên tắc vàng trong mọi tình huống:

“Hai con người không thể cùng lúc chịu trách nhiệm về cùng một thứ”.

Tất nhiên, thật không dễ đứng yên khi nhìn con bạn bỏ quên nét chấm khi viết chữ “i” hay quên gạch ngang khi viết chữ “t”. Nhung bạn không thể can thiệp bằng cách làm hộ bài tập cho con, bởi vì như vậy, bạn sẽ lấy đi của con bạn một cơ hội học hỏi mà đáng lẽ bé phải tự trải nghiệm. Hãy nhớ, con bạn đang phát triển từ sự kiểm soát của bố mẹ để đạt tói sự tự chủ cá nhân. Thiếu sự kiểm soát và quản lý của cha mẹ trong giai đoạn đầu có thể làm chậm quá trình đó, khiến cho con bạn trở nên ngây ngô, vì vậy hãy ở bên con và để mắt tói chúng ít hơn mỗi ngày, dần dần con bạn sẽ tự chịu trách nhiệm nhiều hơn, để chúng vấp ngã và tự đứng vững.

Nếu bạn muốn tạo động lực cho con bạn một cách lành mạnh và tích cực, hãy luôn ghi nhớ:

Khi đứa trẻ bước đầu thực hiện nhiệm vụ của mình, nghĩa là con bạn đang nhận lấy trách nhiệm. Khi con bạn đã nhận lấy trách nhệm, trẻ sẽ có động lực.

Sẽ đến một giai đoạn mà việc hoàn thành bài tập về nhà trở thành một vấn đề, giai đoạn đặc biệt đó được gọi là giai đoạn thiếu niên. Khi đó, bạn cần lưu ý, bài tập về nhà không chỉ là trách nhiệm phải hoàn thành của con bạn mà còn mang lại bài học về sự trưởng thành cho chúng. Vậy chúng ta phải làm gì? Bạn có thể đề nghị giúp trẻ làm bài tập về nhà, miễn là sự giúp đỡ ấy không có nghĩa là bạn làm bài hộ con. Giả sử nếu con bạn đang phải đánh vật vói một khái niệm về toán học, bạn có thể tìm giúp trẻ xem khái niệm đó được giải thích ở phần nào trong sách giáo khoa và động viên trẻ nghiên cứu lại. Đừng bao giờ mắc sai lầm bằng cách ngồi kè kè bên trẻ hàng ngày mỗi khi chúng làm bài tập. Chúng sẽ không thể làm được, hay không thể tập trung nếu không có bạn ở bên.

bạn mà hãy để trẻ chủ động hơn cũng như chuẩn bị tinh thần cho việc điểm số ở trường giảm sút và hi vọng việc này chỉ là tạm thòi. Nhưng đổi lại, con bạn học được bài học về tự chịu trách nhiệm. Đôi khi chúng ta phải rất khó khăn để rút ra những bài học quan trọng. Học cách tự chủ là việc con bạn phải học, và cần học cho tốt. Hãy ghi nhớ: đừng nóng lòng đốt cháy giai đoạn chỉ để giảm bớt sự lo lắng của bạn.

Một phần của tài liệu Con trẻ cần gì ở cha mẹ (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)