Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu tác động của rủi ro và hiệu quả hoạt động đến sự an toàn vốn của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 48 - 49)

Luận văn tiến hành nghiên cứu trên các NHTM Việt Nam, dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2006 – 2014 để phục vụ đầy đủ cho việc tính toán các biến có liên quan đến các chỉ tiêu bình quân. Tính đến hết ngày 31/12/2014 có 34 NHTM. Trong giai đoạn vừa qua có các vụ sáp nhập ngân hàng theo đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD của Chính phủ vì vậy mẫu nghiên cứu loại trừ các ngân hàng trong các vụ sáp nhập do có sự biến động về tình hình tài chính. Trong thực tế, việc ban hành những quy định mang tính bắt buộc của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (bao gồm cả các các điều chỉnh trong suốt giai đoạn nghiên cứu) và việc NHNN yêu cầu các NHTM tăng vốn điều lệ cũng tạo ra những biến động về tình hình tài chính cũng như sự khác biệt trong cách tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Tuy nhiên những quy định của NHNN áp dụng thống nhất chung cho các NHTM vì vậy tác động lên toàn bộ các ngân hàng nên sự biến động tài chính xảy ra đối với tất cả ngân hàng, trong khi các vụ sáp nhập chỉ gây ra biến động tài chính đối với những ngân hàng tiến hành sáp nhập. Do đó mẫu nghiên cứu còn lại sau khi loại trừ các NHTM sáp nhập đảm bảo tính thống nhất của dữ liệu. Bên cạnh đó có ngân hàng không công bố đầy đủ tỷ lệ an toàn vốn và các ngân hàng được thành lập sau năm 2006. Sau khi loại trừ các trường hợp trên mẫu nghiên cứu thu thập được dữ liệu của 19 NHTM cổ phần. Tuy nhiên sau khi làm sạch dữ liệu, loại bỏ các quan sát không phù hợp, tổng cộng còn 15 ngân hàng trong mẫu nghiên cứu như liệt kê tại bảng 3.2 với 120 quan sát. 4 NHTM loại bỏ ra khỏi mẫu nghiên cứu do dữ liệu có tỷ lệ an toàn vốn vượt trên 40%, điều này không đúng với thực tế vì các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao như trên đã gần như không huy động nổi tiền gửi hoặc không thể hay không muốn cho vay. Việc loại bỏ dữ liệu dị biệt như vậy giúp các kết quả ước lượng không bị chệch.

Thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến 2014, trong giai đoạn này ngành ngân hàng trải qua việc hứng chịu nhiều thăng trầm, thể hiện khả năng chống đỡ của các ngân hàng trước các rủi ro, kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng cũng bị biến động mạnh. Những sự kiện có thể điểm qua như việc Việt Nam gia nhập WTO, các quy định về vốn phải tuân thủ, bùng nổ tăng trưởng tín dụng rồi lại thắt chặt, nợ xấu gia tăng, lãi suất thay đổi, tái cấu trúc ngành ngân hàng với những làn sóng sáp nhập,… Vì

Trang 40 vậy đây là thời gian phù hợp để nghiên cứu về tình hình an toàn vốn của ngân hàng trước tác động của rủi ro và hiệu quả hoạt động.

Bảng 3.2 Danh sách các NHTM cổ phần trong mẫu nghiên cứu

STT Tên ngân hàng thƣơng mại Ký hiệu Vốn điều lệ

(Tỷ đồng)

1 NHTM cổ phần Á Châu ACB 9.377

2 NHTM cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam BID 28.112 3 NHTM cổ phần Công Thương CTG 37.234 4 NHTM cổ phần Đông Á EAB 5.000 5 NHTM cổ phần Quân Đội MB 11.256 6 NHTM cổ phần Hàng Hải MSB 8.000 7 NHTM cổ phần Nam Á NAB 3.000 8 NHTM cổ phần Quốc Dân NVB 3.010 9 NHTM cổ phần Phương Đông OCB 3.234 10 NHTM cổ phần Sài Gòn Công Thương SGB 3.080 11 NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín STB 12.425 12 NHTM cổ phần Kỹ Thương TCB 8.878 13 NHTM cổ phần Ngoại thương VCB 23.174 14 NHTM cổ phần Quốc Tế VIB 4.250 15 NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VPB 6.347 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu tác động của rủi ro và hiệu quả hoạt động đến sự an toàn vốn của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 48 - 49)