Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu tác động của rủi ro và hiệu quả hoạt động đến sự an toàn vốn của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41)

Căn cứ trên nền tảng lý thuyết có liên quan và tham khảo các công trình nghiên cứu, luận văn đã chọn ra hai nhóm chính tác động lên CAR là nhóm rủi ro và nhóm hiệu quả hoạt động đồng thời kết hợp có điều chỉnh mô hình của Wen (2009), Mehranfar (2013), Aspal và Nazneen (2014), mô hình nghiên cứu được xây dựng cụ thể như sau:

CARit = α + β1CRit + β2LRit + β3ERit + β4OERit + β5NIMit + β6ROAit + β7SIZEit + vit 3.3 Cách đo lƣờng các biến

Mô hình nghiên cứu gồm 1 biến phụ thuộc là tỷ lệ an toàn vốn (CAR) và 7 biến độc lập gồm rủi ro tín dụng (CR), rủi ro thanh khoản (LR), rủi ro vốn chủ sở hữu (ER), tỷ số hiệu quả hoạt động (OER), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và quy mô (SIZE).

Trang 33

3.3.1 Biến phụ thuộc

Theo như nghiên cứu của Abusharba và ctg (2013), Võ Hồng Đức và ctg (2014) thì hệ số CAR được tính toán theo công thức:

Các nghiên cứu khác như Wen (2009), Ahmad và các tác giả (2009), Mehranfar (2013), Bateni và các tác giả (2014),… tính toán hệ số CAR theo công thức:

Tại phần lớn các quốc gia, các ngân hàng được yêu cầu duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo hiệp ước Basel I và II là 8% để bảo vệ người gửi tiền, chống đỡ rủi ro, duy trì niềm tin của công chúng đối với ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là chỉ tiêu rất quan trọng để phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng thương mại. Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại (Nguyễn Đăng Dờn, 2012)

Đối với Việt Nam, hệ số CAR hiện nay được yêu cầu duy trì tỷ lệ tối thiểu là 9% và được quy định tính toán theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN của NHNN Việt Nam như sau:

Trong đó vốn tự có bao gồm tổng vốn cấp 1 và cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ theo quy định, tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị các tài sản Có nội bảng được xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro.

Các NHTM Việt Nam đã tuân thủ theo cách tính toán trên kể từ khi Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN được ban hành năm 2005, do đó đảm bảo tính thống nhất trong cách tính toán của giai đoạn nghiên cứu. Vì vậy trong luận văn này hệ số an toàn vốn được xác định theo quy định của Việt Nam và dữ liệu về CAR sẽ được thu thập từ

Trang 34 báo cáo thường niên, nghị quyết đại hội cổ đông, báo cáo quản trị, bản cáo bạch của các ngân hàng trong mẫu khảo sát.

3.3.2 Biến độc lập 3.3.2.1 Rủi ro tín dụng 3.3.2.1 Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng trong nghiên cứu này được đo lường như sau:

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tổng tài sản, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao (Phan Thị Cúc, 2009). De Bondt và Prast (2000), Al-Sabbagh (2004), Võ Hồng Đức và ctg (2013), Mehranfar (2013) cũng sử dụng tỷ lệ này trong nghiên cứu của mình và cho rằng tỷ lệ này càng cao, rủi ro ngân hàng sẽ càng gia tăng. Số liệu về cho vay và tổng tài sản được thu thập từ bảng CĐKT.

3.3.2.2 Rủi ro thanh khoản

Aspal và Nazneen (2014) đã xem xét tính thanh khoản của ngân hàng bằng tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng tài sản. Trong đó tài sản có tính thanh khoản gồm tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng trung ương, tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng. Kế thừa nghiên cứu này, luận văn cũng xác định rủi ro thanh khoản như sau:

Tỷ lệ tài sản thanh khoản/tổng tài sản cao cho thấy khả năng vững vàng hơn trong việc giải quyết nghĩa vụ thanh toán nợ, đặc biệt nghĩa vụ đối với người gửi tiền. Dữ liệu về tài sản thanh khoản và tổng tài sản được tính toán từ bảng CĐKT.

3.3.2.3 Rủi ro vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của một ngân hàng thương mại đóng vai trò cốt lõi trong việc duy trì các hoạt động thường nhật và đảm bảo cho ngân hàng khả năng phát triển lâu dài. Mỗi ngân hàng đều bắt đầu một số lượng vốn do các cổ đông đóng góp và tiếp theo sẽ huy động vốn từ công chúng để tạo đòn bẩy cho hoạt động (Rose và Hudgins, 2010). Nếu đòn bẩy tăng cao đồng nghĩa với lượng vốn chủ sở hữu ít thì khi thua lỗ

Trang 35 xảy ra vốn chủ sở hữu không thể bù đắp nổi, vì vậy rủi ro vốn chủ sở hữu được thể hiện qua hệ số đòn bẩy. Căn cứ theo nghiên cứu của Admad và ctg (2009), Wen (2009), Büyükşalvarcı và Abdioğli (2011), Raharjo và ctg (2014), hệ số đòn bẩy là tương quan giữa vốn chủ sở hữu và nợ, do đó rủi ro vốn chủ sở hữu trong luận văn được đo lường bằng tỷ lệ giữa tổng nợ/vốn chủ sở hữu.

Tỷ lệ ER càng cao cho thấy rủi ro của cổ đông càng gia tăng. Số liệu tính toán ER được thu thập từ Bảng cân đối kế toán của các ngân hàng trong đó vốn chủ sở hữu lấy bình quân để xét giá trị vốn chủ sở hữu tham gia trong kỳ kinh doanh, hạn chế sự tăng giảm đột biến mang tính chất thời điểm.

3.3.2.4 Tỷ số hiệu quả hoạt động

Trong các nghiên cứu của Mehranfar (2013), Aspal và Nazneen (2014), Nuviyanti và Anggono (2014) đều xác định tỷ số hiệu quả hoạt động là tỷ lệ giữa chi phí và thu nhập hoạt động. Chỉ tiêu này giúp đánh giá tình hình và mức độ hiệu quả hoạt động ngân hàng. Với chiến lược tối đa hóa lợi nhuận và giá trị ròng, nhiều ngân hàng đã nhận ra sự cần thiết của việc nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng (Rose và Hudgins, 2010). Điều này có nghĩa là nên làm giảm các chi phí hoạt động, sử dụng chi phí hợp lý mới mang lại tính hiệu quả và thước đo tỷ số hiệu quả hoạt động được dùng để phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng.

Theo tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s, chi phí hoạt động hay chi phí ngoài lãi bao gồm chi phí nhân viên, chi phí quản lý, khấu hao và các chi phí khác. Thu nhập hoạt động bao gồm thu nhập thuần từ lãi và các khoản ngoài lãi. Cách phân loại chi phí hoạt động và thu nhập hoạt động theo chuẩn mực kế toán của Việt Nam cũng phù hợp theo Moody’s. Vì vậy cách tính toán OER trong nghiên cứu này dựa trên:

- Chi phí hoạt động bao gồm các khoản chính như chi nộp thuế, phí và lệ phí, chi phí cho nhân viên, khấu hao tài sản, quản lý công vụ, bảo hiểm và hoạt động khác.

Trang 36 - Thu nhập hoạt động bao gồm thu từ lãi thuần, dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán, góp vốn, mua cổ phần và các hoạt động khác.

Các số liệu để tính toán tỷ số này được thu thập từ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

3.3.2.5 Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên là một trong những chỉ tiêu đo lường tính hiệu quả đồng thời thể hiện khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Rose và Hudgins, 2010). Các nghiên cứu Ahmad và ctg (2009), Wen (2009), Büyükşalvarcı và Abdioğli (2011), Nuviyanti và Anggono (2014), Raharjo và ctg (2014) đo lường tỷ lệ này như sau:

Nguồn thu chính của ngân hàng là thu lãi từ tài sản sinh lãi, chủ yếu từ các khoản cho vay chiếm phần lớn, tiếp theo là thu lãi từ chứng khoán, tiền gửi hưởng lãi tại ngân hàng khác và các nghiệp vụ tín dụng khác. Đối với chi lãi thì khoản mục chi phí quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng lớn là trả lãi tiền gửi. Riêng tổngtài sản sinh lãi được hiểu bao gồm những tài sản tạo ra chủ yếu nguồn thu cho ngân hàng và chủ yếu là khoản mục cho vay và đầu tư (Rose và Hudgins, 2010). Luận văn này cũng sử dụng công thức trên để xác định tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Các số liệu về Thu lãi, Chi lãi và Tổng tài sản sinh lãi thu thập trên Báo cáo kết quả HĐKD và Bảng CĐKT.

3.3.2.6 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản bình quân của một ngân hàng.

Ý nghĩa của tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, qua đó đánh giá chất lượng tài sản trong ngân hàng. Ngân hàng nào có tỷ suất ROA cao chứng tỏ ngân hàng đó có chính sách kinh doanh và đầu tư hiệu quả (Nguyễn Đăng Dờn, 2009). Tài sản của ngân hàng có thể tăng giảm trong năm nên để đánh giá ROA cần xét giá trị tài sản bình quân tham gia trong kỳ

Trang 37 kinh doanh. Trong nghiên cứu của Admad và ctg (2009) cũng sử dụng cách tính trên để xác định ROA. Thông tin về lợi nhuận sau thuế tìm thấy ở Báo cáo kết quả HĐKD và tổng tài sản tìm thấy ở Bảng CĐKT.

3.3.2.7 Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng được đo lường bởi logarit tự nhiên của tổng tài sản, vì tổng tài sản có giá trị lớn hơn rất nhiều so với các biến khác nên việc sử dụng logarit sẽ khiến cho biến quy mô trở nên tương đồng với độ lớn của các biến còn lại (Bateni và ctg, 2014). Theo Frees (2009) khi phân tích biến tài sản, việc sử dụng giá trị logarit của tài sản rất phổ biến, sự chuyển đổi sang logarit vẫn duy trì thứ tự giá trị đồng thời giúp chuyển các giá trị lớn về phân phối chuẩn. Bởi vì đối với giá trị tài sản ngân hàng có xu hướng tăng dần nên sẽ dẫn đến phân phối bị lệch nếu để nguyên giá trị tài sản mà không chuyển đổi thành logarit. Hầu hết các nghiên cứu như Al-Sabbagh (2004), Ahmad và ctg (2009), Wen (2009), Büyükşalvarcı và Abdioğli (2011), Võ Hồng Đức và ctg (2014), Raharjo và các tác giả (2014) đều đo lường biến quy mô như sau:

Trang 38

Bảng 3.1 Mô tả các biến đo lƣờng đƣợc sử dụng trong nghiên cứu

STT Tên

biến Định nghĩa Đo lƣờng Nguồn dữ liệu

Dấu kỳ vọng Biến phụ thuộc 1 CAR Hệ số an toàn vốn

Báo cáo thường niên Nghị quyết ĐHCĐ Bản cáo bạch Biến giải thích 1 CR Rủi ro tín dụng Bảng CĐKT + 2 LR Rủi ro thanh khoản Bảng CĐKT + 3 ER Rủi ro vốn chủ sở hữu Bảng CĐKT - 4 OER Tỷ số hiệu quả hoạt động

Báo cáo kết quả

HĐKD - 5 NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Báo cáo kết quả HĐKD và Bảng CĐKT + 6 ROA Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản

Báo cáo kết quả HĐKD và Bảng CĐKT

+

7 SIZE Quy mô

Trang 39

3.4 Dữ liệu nghiên cứu

Luận văn tiến hành nghiên cứu trên các NHTM Việt Nam, dữ liệu thu thập trong giai đoạn 2006 – 2014 để phục vụ đầy đủ cho việc tính toán các biến có liên quan đến các chỉ tiêu bình quân. Tính đến hết ngày 31/12/2014 có 34 NHTM. Trong giai đoạn vừa qua có các vụ sáp nhập ngân hàng theo đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD của Chính phủ vì vậy mẫu nghiên cứu loại trừ các ngân hàng trong các vụ sáp nhập do có sự biến động về tình hình tài chính. Trong thực tế, việc ban hành những quy định mang tính bắt buộc của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (bao gồm cả các các điều chỉnh trong suốt giai đoạn nghiên cứu) và việc NHNN yêu cầu các NHTM tăng vốn điều lệ cũng tạo ra những biến động về tình hình tài chính cũng như sự khác biệt trong cách tính tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Tuy nhiên những quy định của NHNN áp dụng thống nhất chung cho các NHTM vì vậy tác động lên toàn bộ các ngân hàng nên sự biến động tài chính xảy ra đối với tất cả ngân hàng, trong khi các vụ sáp nhập chỉ gây ra biến động tài chính đối với những ngân hàng tiến hành sáp nhập. Do đó mẫu nghiên cứu còn lại sau khi loại trừ các NHTM sáp nhập đảm bảo tính thống nhất của dữ liệu. Bên cạnh đó có ngân hàng không công bố đầy đủ tỷ lệ an toàn vốn và các ngân hàng được thành lập sau năm 2006. Sau khi loại trừ các trường hợp trên mẫu nghiên cứu thu thập được dữ liệu của 19 NHTM cổ phần. Tuy nhiên sau khi làm sạch dữ liệu, loại bỏ các quan sát không phù hợp, tổng cộng còn 15 ngân hàng trong mẫu nghiên cứu như liệt kê tại bảng 3.2 với 120 quan sát. 4 NHTM loại bỏ ra khỏi mẫu nghiên cứu do dữ liệu có tỷ lệ an toàn vốn vượt trên 40%, điều này không đúng với thực tế vì các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao như trên đã gần như không huy động nổi tiền gửi hoặc không thể hay không muốn cho vay. Việc loại bỏ dữ liệu dị biệt như vậy giúp các kết quả ước lượng không bị chệch.

Thời gian nghiên cứu từ năm 2006 đến 2014, trong giai đoạn này ngành ngân hàng trải qua việc hứng chịu nhiều thăng trầm, thể hiện khả năng chống đỡ của các ngân hàng trước các rủi ro, kết quả kinh doanh của ngành ngân hàng cũng bị biến động mạnh. Những sự kiện có thể điểm qua như việc Việt Nam gia nhập WTO, các quy định về vốn phải tuân thủ, bùng nổ tăng trưởng tín dụng rồi lại thắt chặt, nợ xấu gia tăng, lãi suất thay đổi, tái cấu trúc ngành ngân hàng với những làn sóng sáp nhập,… Vì

Trang 40 vậy đây là thời gian phù hợp để nghiên cứu về tình hình an toàn vốn của ngân hàng trước tác động của rủi ro và hiệu quả hoạt động.

Bảng 3.2 Danh sách các NHTM cổ phần trong mẫu nghiên cứu

STT Tên ngân hàng thƣơng mại Ký hiệu Vốn điều lệ

(Tỷ đồng)

1 NHTM cổ phần Á Châu ACB 9.377

2 NHTM cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam BID 28.112 3 NHTM cổ phần Công Thương CTG 37.234 4 NHTM cổ phần Đông Á EAB 5.000 5 NHTM cổ phần Quân Đội MB 11.256 6 NHTM cổ phần Hàng Hải MSB 8.000 7 NHTM cổ phần Nam Á NAB 3.000 8 NHTM cổ phần Quốc Dân NVB 3.010 9 NHTM cổ phần Phương Đông OCB 3.234 10 NHTM cổ phần Sài Gòn Công Thương SGB 3.080 11 NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín STB 12.425 12 NHTM cổ phần Kỹ Thương TCB 8.878 13 NHTM cổ phần Ngoại thương VCB 23.174 14 NHTM cổ phần Quốc Tế VIB 4.250 15 NHTM cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng VPB 6.347 Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo 2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

3.5 Phân tích dữ liệu 3.5.1 Dữ liệu bảng 3.5.1 Dữ liệu bảng

Dữ liệu liên quan đến các biến số của mô hình nghiên cứu được nhập liệu và tính toán bằng Excel sau đó sắp xếp theo cấu trúc dữ liệu bảng cân bằng. Dữ liệu bảng

Trang 41 là dữ liệu kết hợp giữa dữ liệu chéo và dữ liệu theo thời gian. Các dữ liệu chéo của từng đối tượng sẽ được đo lặp theo từng thời điểm khác nhau. Loại dữ liệu này vừa phân tích được đối tượng theo không gian và thời gian. Theo Baltagi (2001), dữ liệu bảng có các ưu điểm hơn dữ liệu chéo và dữ liệu theo thời gian như có nhiều thông tin, thể hiện được sự biến động, ít cộng tuyến hơn giữa các biến số, phù hợp hơn cho việc nghiên cứu các mô hình hành vi phức tạp. Việc ước lượng bằng dữ liệu bảng có thể đáng tin cậy hơn, xem xét được tính dị biệt trong từng cá thể bằng cách xem xét các biến số có tính đặc thù, đồng thời phát hiện và đo lường tốt hơn những ảnh hưởng mang tính đặc thù mà không quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy hay dữ liệu chéo không gian thuần túy. Tóm lại ưu điểm nổi bật đó là dữ liệu bảng làm tăng kích thước mẫu một cách đáng kể, phù hợp hơn để nghiên cứu những thay đổi xảy ra liên tục và những mô hình hành vi phức tạp hơn.

Nghiên cứu của luận văn sử dụng phần mềm Stata 13 để phân tích dữ liệu bảng.

Một phần của tài liệu tác động của rủi ro và hiệu quả hoạt động đến sự an toàn vốn của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)