Biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu tác động của rủi ro và hiệu quả hoạt động đến sự an toàn vốn của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 43)

Theo như nghiên cứu của Abusharba và ctg (2013), Võ Hồng Đức và ctg (2014) thì hệ số CAR được tính toán theo công thức:

Các nghiên cứu khác như Wen (2009), Ahmad và các tác giả (2009), Mehranfar (2013), Bateni và các tác giả (2014),… tính toán hệ số CAR theo công thức:

Tại phần lớn các quốc gia, các ngân hàng được yêu cầu duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo hiệp ước Basel I và II là 8% để bảo vệ người gửi tiền, chống đỡ rủi ro, duy trì niềm tin của công chúng đối với ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là chỉ tiêu rất quan trọng để phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng thương mại. Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đánh giá mức độ an toàn trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại (Nguyễn Đăng Dờn, 2012)

Đối với Việt Nam, hệ số CAR hiện nay được yêu cầu duy trì tỷ lệ tối thiểu là 9% và được quy định tính toán theo Thông tư 36/2014/TT-NHNN của NHNN Việt Nam như sau:

Trong đó vốn tự có bao gồm tổng vốn cấp 1 và cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ theo quy định, tổng tài sản “Có” rủi ro là tổng giá trị các tài sản Có nội bảng được xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro.

Các NHTM Việt Nam đã tuân thủ theo cách tính toán trên kể từ khi Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN được ban hành năm 2005, do đó đảm bảo tính thống nhất trong cách tính toán của giai đoạn nghiên cứu. Vì vậy trong luận văn này hệ số an toàn vốn được xác định theo quy định của Việt Nam và dữ liệu về CAR sẽ được thu thập từ

Trang 34 báo cáo thường niên, nghị quyết đại hội cổ đông, báo cáo quản trị, bản cáo bạch của các ngân hàng trong mẫu khảo sát.

Một phần của tài liệu tác động của rủi ro và hiệu quả hoạt động đến sự an toàn vốn của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)