Rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu tác động của rủi ro và hiệu quả hoạt động đến sự an toàn vốn của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 27)

Thanh khoản của ngân hàng là khả năng đáp ứng các nhu cầu tiền mặt theo kế hoạch dự kiến trước và thậm chí cả những khoản phát sinh đột xuất. Nhu cầu tiền mặt này có thể bắt nguồn từ việc khách hàng rút tiền gửi, khoản nợ đến hạn mà ngân hàng phải thanh toán và giải ngân khoản vay. Nguồn tiền mặt của ngân hàng vẫn được bổ sung từ sự gia tăng các khoản tiền gửi của khách hàng, ngân hàng đi vay, khoản trả từ những người vay, những khoản đầu tư đến hạn thu về và bán tài sản. Tuy nhiên sự khác biệt về thời điểm và giá trị của dòng tiền vào và dòng tiền ra sẽ dẫn đến thiếu hụt tiền mặt, ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, từ đó phát sinh thêm chi phí vay mượn vượt trội, sụt giảm lợi nhuận. Kết quả xấu nhất có thể dẫn đến ngân hàng rơi vào tình trạng mất hoàn toàn khả năng thanh toán (Crouhy, Galai và Mark, 2005). Tóm lại rủi ro thanh khoản phát sinh trong trường hợp ngân hàng không dự đoán được nhu cầu rút tiền của người gửi tiền và người đi vay cùng với việc ngân hàng không có khả năng tiếp cận được các nguồn tiền khác để giải quyết kịp thời nhu cầu (Al – Tamimi và Obeidat, 2013).

Các nguyên nhân dẫn đến khó khăn thanh khoản bao gồm ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn đầu tư vào các tài sản dài hạn dẫn đến mất cân xứng về ngày đáo hạn, các khoản tiền gửi rất nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất nên khi lãi suất thị trường tăng khiến nhiều khách hàng rút tiền gửi tìm kiếm cơ hội đầu tư mới hoặc do ngân hàng có chiến lược quản trị thanh khoản không phù hợp và kém hiệu quả khi thiếu dự trữ không đủ chi cho nhu cầu chi trả, các chứng khoán ngân hàng đang sở hữu có tính thanh khoản thấp…(Phan Thị Cúc, 2009)

Vấn đề thanh khoản được các ngân hàng chú ý quan tâm vì nếu ngân hàng không gia tăng được lượng tiền mặt kịp thời, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn sẽ mất đi nhiều khách hàng, tổn thất về lợi nhuận. Trong trường hợp tình trạng thiếu hụt tiền kéo dài, người gửi tiền đồng loạt rút tiền về, ngân hàng mất dần các khoản tiền gửi cũ, không thể thu hút thêm các khoản

Trang 18 tiền gửi mới do thái độ dè dặt của công chúng đối với ngân hàng. Ngân hàng xuất hiện tình trạng không có khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản với chi phí hợp lý là dấu hiệu khởi đầu cho giai đoạn khó khăn của ngân hàng (Rose và Hudgins, 2010). Tình trạng thiếu hụt thanh khoản với mức độ lớn trở thành một trong những nguyên nhân đưa đến phá sản ngân hàng.

Theo Rose và Hudgins (2010), thước đo hữu ích đối với rủi ro thanh khoản là các tỷ số:

Theo Ahmad và ctg (2009) rủi ro này được đo lường qua công thức:

Theo Al – Tamimi và Obeidat (2013):

Theo Aspal và Nazneen (2014):

Trong đó tài sản thanh khoản của ngân hàng bao gồm tiền mặt tại ngân hàng, tiền gởi của ngân hàng tại ngân hàng trung ương và tại các tổ chức tài chính tín dụng khác.

Một phần của tài liệu tác động của rủi ro và hiệu quả hoạt động đến sự an toàn vốn của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)