Luận văn đã chọn lựa sử dụng mô hình REM để xác định các yếu tố thuộc về rủi ro và hiệu quả hoạt động ảnh hưởng đến CAR. Kết quả ước tính về tác động của từng yếu tố được tổng hợp tại bảng 4.8
Bảng 4.8 Kết quả ƣớc tính các yếu tố ảnh hƣởng đến CAR theo mô hình REM
Biến độc lập Hệ số Giá trị z Mức ý nghĩa
Hằng số 0.6159 7.29 0.000*** CR -0.0544 -1.69 0.090* LR -0.1176 -3.20 0.001*** ER -0.0039 -4.73 0.000*** OER -0.0247 -0.80 0.423 NIM 1.0040 2.73 0.006* ROA -0.6206 -1.17 0.369 SIZE -0.0212 -5.23 0.000*** R2 0.4736 Prob(Chi2) 0.0000
Trang 51
Nguồn: Theo tính toán của tác giả
Ghi chú: * có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, ** có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và *** có ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Từ kết quả trên phương trình hồi quy được viết như sau:
CAR = 0.6159 – 0.0544*CR – 0.1176*LR – 0.0039*ER – 0.0247*OER + 1.0040*NIM – 0.6206*ROA – 0.0212*SIZE
Quan sát kết quả ước lượng mô hình, giá trị Prob(Chi2) < 0.05 chứng tỏ ít nhất có một hệ số hồi quy khác 0. Hệ số R2 là 0.4736 có nghĩa rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro vốn chủ sở hữu, tỷ số hiệu quả hoạt động, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản và quy mô đã giải thích được 47.36% sự thay đổi của hệ số an toàn vốn.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro vốn chủ sở hữu và quy mô ngân hàng có tác động âm lên CAR của ngân hàng. Trong khi tỷ lệ thu nhập lãi cận biên có tác động dương lên CAR. Tỷ số hiệu quả hoạt động và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản tác động không có ý nghĩa lên CAR. Việc giải thích ý nghĩa của từng biến số sẽ được phân tích cụ thể dưới đây.