Mô hình hồi quy dữ liệu bảng

Một phần của tài liệu tác động của rủi ro và hiệu quả hoạt động đến sự an toàn vốn của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50)

Mô hình tổng quát:

Trong đó:

i: Đối tượng thứ i được quan sát (đơn vị chéo thứ i) t: Thời đoạn quan sát thứ t của đơn vị chéo thứ i

: Hệ số chặn

Ảnh hưởng biên của từng biến số độc lập (Hệ số góc)

Sai số của mô hình Trong đó:

ảnh hưởng của từng đơn vị đặc thù i không thay đổi theo thời gian nhưng không quan sát được

Trang 42

những sai số còn lại chưa đưa vào mô hình

Các phương pháp ước lượng cơ bản trong Stata gồm 3 mô hình là bình phương tối thiểu thông thường (Pool OLS), các ảnh hưởng cố định (FEM) và các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Cả 3 phương pháp đều đưa biến giả là thời gian vào mô hình để kiểm soát sự thay đổi của các biến số độc lập theo thời gian. Trong khi đó đối với những yếu tố thuộc về đặc điểm của đối tượng quan sát không thay đổi theo thời gian:

- Nếu không có bất cứ sự tác động nào tới Y: sử dụng Pool OLS - Nếu có tác động tới các biến độc lập X: sử dụng FEM

- Nếu không có tác động tới các biến độc lập X: sử dụng REM

3.5.2.1 Mô hình bình phƣơng tối thiểu thông thƣờng

Việc hồi quy theo Pool OLS khiến cho mô hình gặp hiện tượng thiếu biến hay thiếu những ảnh hưởng không đổi theo thời gian của từng cá thể dẫn đến ước lượng bị chệch và không vững.

3.5.2.2 Mô hình các ảnh hƣởng cố định

FEM: xuất hiện ui là những yếu tố cố định không đổi theo thời gian. Những yếu tố này không quan sát được và nằm ở sai số, có thể tác động lên cả X và Y. Vì ui tác động tới X nên tác động tới X làm cho ước lượng bị chệch và không vững. Do vậy cần phải biến đổi phương trình để các ước lượng là không chệch và vững.

3.5.2.3 Mô hình các ảnh hƣởng ngẫu nhiên

REM: xuất hiện ui là những yếu tố cố định không đổi theo thời gian. Những yếu tố này không quan sát được và nằm ở sai số, được giả định là không tác động lên X. Vì ui không tác động tới X nên không tác động tới X. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ

được gọi là sai số kết hợp theo từng thời điểm vì vậy có thể xuất hiện hiện tượng tự tương quan ở sai số. Để xử lý vấn đề này không thể chạy Pool OLS thông thường mà phải biến đổi mô hình sau đó hồi quy theo dạng GLS để các ước lượng là không chệch và vững.

Trang 43

3.5.2 Trình tự thực hiện hồi quy

Việc thực hiện hồi quy được tiến hành theo trình tự sau: - Thống kê mô tả về giá trị

- Kiểm tra sự tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến - Chạy mô hình hồi quy FEM và REM

- Kiểm định Hausman để chọn lựa mô hình hồi quy phù hợp giữa FEM và REM + Nếu chọn mô hình FEM, sau đó phải kiểm định các khuyết tật của mô hình bao gồm kiểm định phương sai sai số thay đổi, tự tương quan ở phần dư, tương quan giữa phần dư của đơn vị chéo.

+ Nếu chọn mô hình REM, dùng kiểm định Breusch – Pagan để chọn lựa mô hình hồi quy giữa REM và Pool OLS. Nếu chọn Pool OLS phải kiểm định thêm phương sai sai số thay đổi, tự tương quan, phân phối chuẩn phần dư và hiện tượng thiếu biến.

Sau khi tiến hành qua các bước trên, kết quả sẽ chọn ra được mô hình hồi quy phù hợp.

Nội dung chương 3 đã trình bày rõ cơ sở đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu, cách thức đo lường các biến. Trong chương này cũng đã nêu ra dữ liệu nghiên cứu, cách thức xử lý và phân tích dữ liệu thông qua phương pháp và các mô hình hồi quy được tiến hành theo một trình tự thực hiện nhất định. Căn cứ theo phương pháp nghiên cứu của chương 3, kết quả của quá trình hồi quy sẽ được phân tích cụ thể trong chương 4 tiếp theo.

Trang 44

CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương 4 sẽ trình bày kết quả của mô hình nghiên cứu sau khi thực hiện trình tự hồi quy như đã nêu trong chương 3. Trước tiên nội dung chương 4 sẽ đề cập đến việc phân tích số liệu thống kê mô tả, kiểm tra ma trận hệ số tương quan và hiện tượng đa cộng tuyến. Sau đó trình bày sự kiểm định giữa các mô hình để chọn ra mô hình phù hợp và phân tích kết quả tác động của các biến theo mô hình hồi quy được chọn.

4.1 Thống kê mô tả

Bảng 4.1 Thống kê giá trị trung bình các biến quan sát từng ngân hàng BANK CAR (%) CR (%) LR (%) ER OER (%) NIM (%) ROA (%) SIZE (tỷ đồng) ACB 12,56 47,20 24,59 16,45 48,11 2,39 1,32 170.902 BID 9,90 71,48 15,91 18,36 40,81 2,75 0,89 400.375 CTG 10,52 66,13 14,62 16,57 47,64 3,40 1,03 396.604 EAB 11,07 71,00 17,10 11,33 49,83 3,01 1,15 57.173 MB 11,66 47,11 31,56 11,99 34,09 3,51 1,73 118.489 MSB 10,99 36,43 33,82 14,64 48,72 1,89 0,85 83.149 NAB 19,25 48,38 27,98 6,78 54,51 2,15 0,90 17.194 NVB 15,07 52,55 27,69 10,93 67,44 2,18 0,57 21.189 OCB 23,01 66,69 16,93 6,68 47,66 3,61 1,22 22.371 SGB 19,32 72,06 11,25 4,80 36,55 4,29 2,14 13.855 STB 10,74 59,96 17,93 9,81 48,54 3,30 1,59 129.273 TCB 13,09 44,01 26,07 13,15 40,53 2,95 1,44 129.597 VCB 10,72 60,65 28,41 13,47 36,68 2,59 1,18 351.226 VIB 13,65 49,71 24,72 13,92 53,14 2,78 0,71 67.999 VPB 15,20 53,66 20,09 13,15 54,15 3,05 1,09 74.254

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Theo như bảng 4.1, hệ số an toàn vốn trung bình của mỗi ngân hàng đều vượt trên 9%. Nếu tính trung bình toàn mẫu nghiên cứu thì theo bảng 4.3, hệ số an toàn vốn có giá trị trung bình 13,78% với độ lệch chuẩn 4,75%, giá trị lớn nhất đạt 29,81% và nhỏ nhất 8,02%. Tổng quan trong giai đoạn 2007 – 2014 cho thấy các ngân hàng đã tuân thủ chặt chẽ quy định vốn tối thiểu của NHNN là 8% có hiệu lực từ năm 2005 và 9% có hiệu lực từ 01/10/2010.

Theo thống kê của NHNN và Báo cáo tổng quan thị trường tài chính của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) năm 2013, hệ số an toàn vốn của hệ

Trang 45 thống các TCTD trong 3 năm trở lại đây 2012, 2013 và 2014 lần lượt là 13,58%, 12,8% và 12,75%. Trong bảng 4.2 thể hiện hệ số CAR trung bình của mẫu nghiên cứu trong 3 năm vừa qua lần lượt là 15,19%, 14,26% và 13,36% cao hơn mức trung bình toàn ngành và cũng đi theo xu hướng giảm dần. Bên cạnh đó bảng 4.2 cũng cho thấy hệ số an toàn vốn trung bình dao động mang đặc điểm chu kỳ, giảm dần trong 3 năm 2007 - 2009, sau đó tăng dần trong 3 năm 2010 – 2012 và đang giảm dần từ 2013 đến 2014. Sở dĩ CAR luôn có sự biến động do diễn ra trong bối cảnh ngành ngân hàng có nhiều thay đổi, ví dụ năm 2007 có tốc độ tăng trưởng vốn tự có lớn, bước nhảy về vốn tự có phải kể đến năm 2010 - 2011 là thời điểm các ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu vốn pháp định tối thiểu 3.000 tỷ đồng, qua năm 2012 với mức tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8,91%, thấp nhất trong suốt một thập kỷ đã ảnh hưởng phần nào đến hệ số an toàn vốn của ngành ngân hàng.

Bảng 4.2 Thống kê giá trị trung bình các biến quan sát hàng năm

Năm CAR (%) CR (%) LR (%) ER OER (%) NIM (%) ROA (%) SIZE (tỷ đồng) 2007 14,32 55,38 30,42 14,09 36,61 2,91 1,70 61.779 2008 14,25 56,67 25,85 11,26 49,29 2,69 1,20 73.213 2009 12,29 58,14 25,63 13,38 42,66 2,78 1,45 98.267 2010 12,80 50,98 24,89 13,81 40,89 2,83 1,62 136.992 2011 13,79 52,22 24,13 12,12 44,20 3,41 1,28 161.120 2012 15,19 59,64 18,47 10,46 53,75 3,33 0,82 167.563 2013 14,26 59,31 15,50 10,44 56,27 2,81 0,72 183.101 2014 13,36 59,39 15,73 11,53 54,15 2,63 0,70 213.246 Trung bình 13,78 56,47 22,58 12,14 47,23 2,92 1,19 136.910

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Rủi ro tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ cho vay/tổng tài sản. Theo thống kê của bảng 4.1 cho thấy mức bình quân tỷ lệ cho vay/tổng tài sản của mỗi ngân hàng khác nhau. Trong khi chỉ có 5 ngân hàng có tỷ lệ dưới 50% còn lại 10 ngân hàng tỷ lệ này vượt trên 50%. Số liệu trên bảng 4.3 thể hiện dư nợ cho vay trung bình của các ngân hàng chiếm 56,47% so với tổng tài sản, có độ lệch chuẩn 13,21%, mức cho vay thấp nhất chiếm 27,69% tổng tài sản và lớn nhất đạt đến 86,04% tổng tài sản. Như vậy bình quân giai đoạn 2007 – 2014 có hơn một nửa tổng tài sản của ngân hàng dùng vào việc cho vay và cho vay là nguồn chính tạo ra thu nhập từ lãi cho ngân hàng. Điều đó

Trang 46 khẳng định các NHTM Việt Nam có mức độ phụ thuộc cao vào hoạt động tín dụng và chất lượng tài sản ngân hàng chủ yếu phụ thuộc chất lượng các khoản cho vay.

Bảng 4.3 Thống kê mô tả các biến quan sát Biến quan sát Trung bình Độ lệch

chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất Số quan sát CAR 13,78 4,75 8,02 29,81 120 CR 56,47 13,21 27,69 86,04 120 LR 22,58 10,50 5,58 50,59 120 ER 12,14 4,78 3,18 23,86 120 OER 47,23 13,54 22,71 92,74 120 NIM 2,92 0,85 0,96 5,94 120 ROA 1,19 0,72 0,01 5,54 120 SIZE 136.910 151.217 5.240 661.132 120

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Tỷ trọng tài sản thanh khoản trong tổng tài sản thể hiện mức độ rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Số liệu từ bảng 4.3 cho thấy tỷ trọng này dao động cũng khá lớn từ mức thấp nhất 5,58% đến mức cao nhất 50,59% và trung bình toàn mẫu nghiên cứu là 22,58% với độ lệch chuẩn 10,5%. Trong bảng 4.1 với các giá trị hai cột rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản cho ta thấy phần lớn các ngân hàng có tỷ trọng cho vay/tài sản cao sẽ có tỷ trọng tài sản thanh khoản/tổng tài sản thấp, điều này gây ra rủi ro cho ngân hàng, đó là sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Theo thống kê tỷ lệ LR qua các năm ở bảng 4.2 thể hiện trung bình tỷ trọng tài sản thanh khoản/tổng tài sản của mẫu nghiên cứu có xu hướng giảm dần.

Rủi ro vốn chủ sở hữu thể hiện qua tỷ lệ tổng nợ/vốn chủ sở hữu bình quân. Theo bảng 4.3 cho thấy trong giai đoạn 2007 – 2014 ngân hàng có 1 đồng vốn chủ sở hữu thì vay nợ bình quân khoảng 12 đồng. Nếu tính bình quân hàng năm như bảng 4.2 thì tỷ lệ này không biến động nhiều qua các năm, xoay quanh 1 đồng vốn chủ sở hữu ngân hàng vay nợ 10 – 14 đồng.

Tỷ trọng chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tỷ trọng này dao động khá lớn, thấp nhất là 22,71% và mức

Trang 47 cao nhất lên tới 92,74%. Mức cao nhất này là của ngân hàng NHTM cổ phần Quốc Dân (NVB) và ngân hàng Quốc Dân cũng là ngân hàng có trung bình tỷ trọng chi phí hoạt động cao hơn các ngân hàng khác. Trung bình tỷ trọng chi phí hoạt động của các ngân hàng chiếm 47,23% tổng thu nhập hoạt động với độ lệch chuẩn 13,54%. Trong 3 năm trở lại đây 2012 – 2014, tỷ trọng bình quân này đã vượt 50% đi kèm với sự sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng thời gian qua. Căn cứ trên số liệu Báo cáo tổng quan thị trường tài chính của UBGSTCQG (2013), chiều hướng gia tăng tỷ trọng chi phí hoạt động/tổng thu nhập hoạt động của mẫu nghiên cứu cũng phù hợp với sự gia tăng chung của ngành khi tỷ trọng này của ngành là 45% trong năm 2011 nhưng đã vượt 50% kể từ năm 2012.

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) trong bảng 4.3 cho thấy đạt trung bình 2,92% với độ lệch chuẩn 0,85%. Trung bình NIM qua các năm của mẫu nghiên cứu được thể hiện qua số liệu trên bảng 4.2 với mức giảm dần từ năm 2011 đến nay, cụ thể từ 3,41% trong năm 2011 xuống còn 2,63% trong năm 2014. Xu hướng giảm sút này phù hợp với tình hình kinh doanh khó khăn của ngân hàng khi NIM của ngành theo Báo cáo của UBGSTCQG trong năm 2011 là 3,5%, năm 2012 là 3,2%, năm 2013 và 2014 là 2,8%.

Kết quả từ bảng 4.3 thể hiện tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của các ngân hàng trong thời kỳ 2007 – 2014 biến động trong khoảng 0,01% đến 5,54%, bình quân cả thời kỳ đạt 1,19%. Mẫu nghiên cứu hiện đang có ROA cao hơn so với trung bình ngành vì ROA của ngành trong năm 2009 – 2011 là 1,1%, tuy nhiên đến 2012 – 2014 ROA ngành sụt giảm một nửa chỉ còn khoảng 0,5%, trong khi mẫu nghiên cứu có ROA chênh lệch lớn hơn 0,2% - 0,3% so với trung bình ngành. Với mức ROA đang thấp đi cho thấy hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng trong giai đoạn hiện nay gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả.

Quy mô ngân hàng (SIZE) trong phần thống kê mô tả này chưa lấy giá trị logarit nhằm mục đích thể hiện giá trị tổng tài sản thực tế. Ngân hàng có quy mô trung bình 136.910 tỷ đồng với độ lệch chuẩn 151.217 tỷ đồng, xu hướng tăng dần qua các năm. Biến SIZE của các NHTM Nhà nước như BID, CTG, VCB có giá trị cao hơn rất nhiều so với các ngân hàng còn lại do các NHTM Nhà nước có giá trị tổng tài sản lớn

Trang 48 hơn vì đã được tích lũy qua thời gian hoạt động dài hơn và một phần vốn là của Nhà nước tham gia.

4.2 Ma trận hệ số tƣơng quan và đa cộng tuyến

Để xác định sự tồn tại của vấn đề đa cộng tuyến trước khi thực hiện hồi quy, ma trận hệ số tương quan giữa các biến được tính toán và trình bày trong bảng 4.4.

Bảng 4.4 Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến

CAR CR LR ER OER NIM ROA SIZE CAR 1 CR 0.1608 1 LR -0.2526 -0.6721 1 ER -0.7024 -0.2436 0.3113 1 OER 0.1658 0.0647 -0.2823 -0.2212 1 NIM 0.2646 0.4380 -0.3151 -0.2767 -0.3236 1 ROA 0.0134 -0.0415 0.2169 -0.0640 -0.7303 0.3895 1 SIZE -0.6628 0.0222 -0.1247 0.6080 -0.1394 -0.0707 -0.1558 1

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Gujarati (2004) cho rằng hệ số tương quan giữa hai biến độc lập vượt trên 0,8 thì hiện tượng đa cộng tuyến là vấn đề nghiêm trọng. Các hệ số tương quan trong bảng 4.4 đều nhỏ hơn 0,8 vì vậy có thể kết luận các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu không có tương quan cao và vấn đề đa cộng tuyến không tồn tại. Bên cạnh việc kiểm tra bằng hệ số tương quan, nhiều nghiên cứu sử dụng hệ số phóng đại VIF. Kết quả tính toán hệ số VIF được thể hiện trong bảng 4.5. Nếu VIF của một biến nào đó vượt quá 10, biến đó được xem là có tương quan mạnh, giá trị VIF càng lớn thì vấn đề cộng tuyến càng cao (Gujarati, 2004). Giá trị VIF của các biến và VIF trung bình thể hiện trong bảng 4.5 đều nhỏ hơn 3. Với hệ số phóng đại VIF giúp củng cố thêm kết luận hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến không đáng kể.

Trang 49 Kết quả từ ma trận hệ số tương quan còn miêu tả hệ số an toàn vốn có tương quan ngược với rủi ro thanh khoản (-0.2526), rủi ro vốn chủ sở hữu (-0.7024) và quy mô (-0.6628). Trong khi đó rủi ro tín dụng (0.1608), tỷ số hiệu quả hoạt động (0.1658), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (0.2646) và tỷ suất sinh lời trên tài sản (0.0134) có tương quan thuận với hệ số an toàn vốn.

Bảng 4.5 Hệ số phóng đại VIF

Biến quan sát VIF

CR 2.06 LR 2.50 ER 2.21 OER 2.86 NIM 1.72 ROA 2.67 SIZE 2.05 VIF trung bình 2.30

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Sau khi phân tích số liệu thống kê mô tả, kiểm tra các hệ số tương quan và vấn đề đa cộng tuyến, bước tiếp theo sẽ kiểm định chọn lựa mô hình hồi quy phù hợp nhất.

4.3 Kết quả nghiên cứu

Như đã trình bày ở mục 3.5.2 nên việc lựa chọn mô hình phù hợp phải được kiểm định. Để xác định chọn FEM hay REM sẽ thực hiện kiểm định Hausman.

Một phần của tài liệu tác động của rủi ro và hiệu quả hoạt động đến sự an toàn vốn của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)