Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu thiết kế bài luyện tập môn hóa học lớp 12 thpt theo hướng dạy học tích cực (Trang 97 - 127)

3.5.1. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm

- Xét về tỉ lệ HS yếu – kém, trung bình, khá – giỏi: Qua kết quả thu được ở trên, ta thấy tỉ

lệ HS bị điểm yếu – kém ở các lớp thực nghiệm luôn thấp hơn lớp đối chứng; ngược lại tỉ lệ HS đạt điểm khá – giỏi ở các lớp thực nghiệm luôn cao hơn các lớp đối chứng.

- Xét đồ thị đường lũy tích: Qua các đồ thị trình bày ở phần trên, ta thấy đồ thị đường lũy

tích của các lớp thực nghiệm đều nằm về phía bên phải và phía dưới so với các lớp đối chứng.

- Xét các giá trị tham số đặc trưng: Qua kết quả thu được ở trên, ta thấy giá trị điểm trung

bình cộng của lớp thực nghiệm luôn lớn hơn lớp đối chứng, đồng thời các giá trị khác như độ lệch tiêu chuẩn, hệ số biến thiên và sai số đều nhỏ hơn.

- Xét kết quả kiểm định giả thuyết thống kê: Qua 3 kết quả đã xét ở trên, ta có thể kết

luận kết quả học tập ở các lớp thực nghiệm đều cao hơn các lớp đối chứng. Các kết quả kiểm định giả thuyết thống kê đều cho ta thấy t > tα.

Vậy, kết quả đó có được chính là do hiệu quả của các giáo án thiết kế theo hướng dạy học tích cực đã áp dụng ở lớp thực nghiệm chứ không phải do ngẫu nhiên. Từ đó ta thấy được độ tin cậy về tính hiệu quả và tính khả thi cao của các giáo án này. Nếu các giáo án này được sử dụng rộng rãi sẽ cho kết quả cao hơn sử dụng các phương pháp truyền thống.

3.5.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Qua quan sát các giờ dạy, chúng tôi nhận thấy HS ở các lớp thực nghiệm luôn hăng hái tham gia thảo luận cũng như phát biểu chính kiến của mình, các em thể hiện sự tập trung chú ý bài học, sự quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ học tập, muốn được chia sẻ những thông tin, kiến thức mình có, học tập hứng thú hơn, nắm vững các kiến thức liên quan tốt hơn nhiều so với HS ở các lớp đối chứng.

Các GV tham gia thực nghiệm là thầy Đặng Xuân Huy, thầy Văn Công Thìn, cô Nguyễn Thị Thanh Thúy và các thầy cô dự giờ như cô Nguyễn Thi Thảo, thầy Nguyễn Xuân Sơn cho rằng việc sử dụng các giáo án theo hướng dạy học tích cực có tác dụng rất tốt trong dạy học, không những gây hứng thú cho HS mà còn gây hứng thú với cả GV, nhất là các giáo án được thiết kế theo kiểu trò chơi thì không khí vô cùng sôi nỗi nhưng không kém hiệu quả.Tuy nhiên, việc dạy các giáo án thực nghiệm này đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn so với việc dạy học thông thường và GV còn có thể gặp khó khăn về trang, thiết bị … để phục vụ việc dạy học.

Tóm tắt chương 3

Để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của các giáo án đã thiết kế ở chương 2 chúng tôi đã chọn thực nghiệm 5/11 giáo án với 5 cặp lớp TN - ĐC với tổng số 330 HS do 4 thầy cô có thâm niên công tác từ 10 năm trở lên tham gia dạy thực nghiệm:

- Số bài học đã được tiến hành thực nghiệm : 5 - Số trường đã tham gia thực nghiệm : 3 - Số lớp đã tham gia thực nghiệm : 10 - Số HS đã tham gia thực nghiệm : 330 - Số GV đã tham gia dạy thực nghiệm : 4 - Tổng số bài kiểm tra đã chấm : 1650

Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi đã tiến hành xử lí số liệu, tính toán các tham số đặc trưng và tiến hành kiểm định giả thuyết thống kê và tiến hành phân tích các kết quả.

Các kết quả kiểm định giả thuyết thống kê đều cho thấy t > tα nên kết quả học tập ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở lớp đối chứng và kết quả này có được là do hiệu quả của việc sử dụng giáo án theo hướng dạy học tích cực chứ không phải do ngẫu nhiên.

Qua quan sát các giờ dạy, chúng tôi nhận thấy HS ở các lớp thực nghiệm luôn hăng hái tham gia thảo luận cũng như phát biểu chính kiến của mình, các em thể hiện sự tập trung chú ý bài học, sự quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ học tập, muốn được chia sẻ những thông tin, kiến thức mình có, học tập hứng thú hơn, nắm vững các kiến thức liên quan tốt hơn nhiều so với HS ở các lớp đối chứng.

Các GV tham gia thực nghiệm là thầy Đặng Xuân Huy, thầy Văn Công Thìn, cô Nguyễn Thị Thanh Thúy và các thầy cô dự giờ như cô Nguyễn Thị Thảo, thầy Nguyễn Xuân Sơn cho rằng việc sử dụng các giáo án theo hướng dạy học tích cực có tác dụng rất tốt trong dạy học, không những gây hứng thú cho HS mà còn gây hứng thú với cả GV, nhất là các giáo án được thiết kế theo kiểu trò chơi thì không khí vô cùng sôi nổi hiệu quả thấy rõ. Tuy nhiên, việc dạy các giáo án thực nghiệm này đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn so với việc dạy học thông thường và GV còn có thể gặp khó khăn về trang, thiết bị … để phục vụ việc dạy học.

Như vậy, kết quả thực nghiệm đã chứng minh các giáo án mà chúng tôi thiết kế đã gây hứng thú, phát huy được tính tích cực của HS, nâng cao chất lượng dạy học và khẳng định được tính khả thi của các giáo án này.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ mục đích và nhiệm vụ mà đề tài đã đề ra, trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề sau:

1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài

- Quá trình dạy học.

- Những nhiệm vụ trí - đức - dục của môn hóa học ở trường phổ thông. - Phương pháp dạy học tích cực.

- Phân biệt bài ôn tập và bài luyện tập môn hóa học ở trường THPT.

1.2. Điều tra thực trạng

Điều tra việc dạy bài luyện tập môn hóa học của 134 GV thuộc các trường THPT của tỉnh BR-VT qua đó nhận thấy GV chưa chú trọng đầu tư về đổi mới phương pháp dạy học khi dạy học các bài luyện tập nên hiệu quả dạy học chưa cao.

1.3. Nghiên cứu mục tiêu cơ bản và cấu trúc chương trình của môn hóa học lớp 12

chương trình chuẩn.

1.4. Nghiên cứu và đề xuất các định hướng khi thiết kế các bài luyện tập theo

hướng dạy học tích cực

- Nội dung phải chính xác, khoa học.

- Đảm bảo các mục tiêu và trọng tâm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình.

- Phối hợp linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và vận dụng các kỹ thuật dạy học để tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển được năng lực tự học của HS.

- Tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả.

- Phù hợp với trình độ HS và điều kiện học tập hiện có.

1.5. Đề xuất qui trình thiết kế giáo án các bài luyện tập theo hướng dạy học tích

cực

- Bước 1 : Xác định mục tiêu bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng.

- Bước 2 : Nghiên cứu SGK và tài liệu liên quan để hiểu chính xác, đầy đủ nội dung bài học, xác định trình tự lôgic của bài học.

- Bước 3 : Tìm hiểu trình độ HS, dự kiến những tình huống có thể nảy sinh và phương án giải quyết, xem xét cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có.

- Bước 4 : Lựa chọn PPDH ; phương tiện, thiết bị dạy học và hình thức kiểm tra, đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực tự học.

- Bước 5 : Thiết kế bài giảng : Thiết kế kịch bản, hệ thống các câu hỏi, các bài tập, các phiếu học tập, các thí nghiệm, tranh ảnh hoặc video…

- Bước 6 : Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các đồng nghiệp. - Bước 7 : Hoàn chỉnh giáo án.

1.6. Thiết kế 11 giáo án luyện tập thuộc chương trình hóa học lớp 12 THPT theo

hướng dạy học tích cực.

1.7. Tiến hành thực nghiệm sư phạm, xử lí số liệu và rút ra kết luận

Chúng tôi đã TNSP 5/11 giáo án đã thiết kế trên tổng số 330 HS thuộc 10 lớp 12 với 5 cặp lớp TN - ĐC luân phiên tráo đổi qua các tiết dạy. Kết quả thực nghiệm đã chứng minh các giáo án mà chúng tôi thiết kế đã gây hứng thú, phát huy được tính tích cực của HS, nâng cao chất lượng dạy học và khẳng định được tính khả thi của các giáo án này.

Tóm lại, chúng tôi đã hoàn thành được những nhiệm vụ của đề tài. Những giáo án được thiết kế có thể làm tài liệu tham khảo, giúp các thầy cô giáo nâng cao hơn nữa hiệu quả giảng dạy.

2. Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu, để người GV hóa học đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới cách dạy học bài luyện tập nói riêng theo hướng dạy học tích cực thuận lợi nhất, chúng tôi xin đề xuất các vấn đề sau:

2.1. Đối với giáo viên

- Giáo viên cần phải thích ứng với những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ của mình, nhiệt tình với công cuộc đổi mới giáo dục của nước nhà.

- Đầu tư tìm hiểu, nghiên cứu nhiều về phương pháp dạy học tích cực.

- Biết lựa chọn một số kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp để áp dụng vào dạy học theo chuẩn chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học.

- Ý thức được tầm quan trọng của các bài luyện tập, đầu tư thời gian, công sức cho việc soạn giảng các bài luyện tập.

- Biết khắc phục khó khăn và tích cực khai thác công nghệ thông tin vào dạy học. - Động viên, khích lệ, tạo sự hứng thú, say mê học tập môn Hóa học cho HS.

2.2. Đối với học sinh

- Cần giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập.

- Có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và của lớp. - Chuẩn bị tốt các nhiệm vụ mà GV đã giao cho cá nhân, cho nhóm. - Tích cực tham gia vào các hoạt động học tập diễn ra trong tiết học. - Kiên trì, quyết tâm để dần thích nghi với phương pháp học tích cực. - Rèn luyện và dần nâng cao kỹ năng tự học.

2.3. Đối với các nhà quản lý giáo dục

- Khuyến khích, động viên GV và HS đổi mới phương pháp theo hướng dạy học tích cực.

- Tạo điều kiện về cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ đắc lực cho việc dạy học được linh hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy học hợp tác.

- Tổ chức hội thảo, chuyên đề về dạy học tích cực để GV có dịp trao đổi, học hỏi lẫn nhau.

- Tổ chức ngoại khóa, đố vui…cho HS nhằm phát huy tính tích cực học tập nơi HS.

3. Hướng phát triển của đề tài

Từ những kết quả đã đạt được của luận văn, chúng tôi sẽ phát triển đề tài theo những hướng sau:

- Hoàn thiện các giáo án đã thiết kế và tiến hành thiết kế thêm các giáo án là các bài luyện tập trong chương trình hóa học lớp 11 và lớp 10 (cơ bản).

- Thiết kế các giáo án thuộc các kiểu bài dạy học khác, sử dụng thêm nhiều hình thức tổ chức dạy học khác.

Từ đó dần dần hoàn thành một ngân hàng giáo án được thiết kế theo hướng dạy học tích cực.

Hãy phấn đấu để trong mỗi tiết học ở trường phổ thông, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơntrên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập.

Trên đây là tất cả những công việc chúng tôi đã làm để hoàn thành luận văn. Chúng tôi hi vọng rằng công trình này có thể đóng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng các

giờ luyện tập và quá trình dạy học bộ môn hóa học ở trường THPT. Chúng tôi rất mong nhận được những nhận xét đánh giá và góp ý của các chuyên gia, các thầy cô và các bạn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát triển tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá

trình dạy học, Vụ Giáo viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Đinh Quang Báo (1998), Tự học, tự đào tạo tư tưởng chiến lược trong phát triển giáo

dục Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

3. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

4. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

5. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

6. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

7. Trịnh Văn Biều (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường THPT môn hoá học, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

8. Trịnh Văn Biều (2009), Một số vấn đề cơ bản về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập , Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

9. Ban từ điển (2008), Từ điển hóa học Anh-Việt, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Tài liệu tập huấn GV dạy học, kiểm tra đánh giá theo

chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông.

11. Nguyễn Hải Châu, Vũ Anh Tuấn (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục

Trung học phổ thông, Nxb Giáo dục.

12. Hoàng Chúng ( 1983), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục.

13.Nguyễn Đức Chuy (chủ biên), Đỗ Thị Hải, Nguyễn Thị Hương (2008), Câu hỏi trắc

nghiệm nhiều lựa chọn, Nxb Giáo dục.

14. Đỗ Mạnh Cường (2008), Giáo trình ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học, NXB Đại học Quốc gia TP. HCM.

15. Nguyễn Cương (1995), Phương tiện kỹ thuật và đồ dùng dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông và đại học,

Nxb Giáo dục.

18. Phạm Bích Đào, Phạm Đình Hiến, Phạm Văn Hoan, Nguyễn Thị Thanh Thúy (2009),

Trắc nghiệm Hóa học, Nxb Giáo dục.

19. Lê Văn Hảo (2005), Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá trong dạy và học, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.

20. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2001), Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội.

21. Phạm Văn Hoan (2002), Tuyển tập các bài tập Hóa học trung học phổ thông, Nxb Giáo dục.

22. Quách Tuấn Ngọc (2005), Vấn đề đổi mới phương pháp dạy và học, Báo cáo về ICT in Education.

23. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập, Nxb ĐHSP.

24. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan

trọng trong chương trình – sách giáo khoa hóa học phổ thông, Bộ môn PPGD Khoa hóa

học Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.

25.Hoàng Phê (chủ biên), Bùi khắc Việt, Chu Bích Thu (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà nội.

26. Nguyễn Ngọc Quang (1986), Lý luận dạy học đại cương, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 27. Bùi Thọ Thanh (2006), Tin học ứng dụng trong hóa học, Tài liệu môn học, Đại học Sư

phạm TP Hồ Chí Minh.

28. Nguyễn Trọng Thọ (2002), Ứng dụng tin học trong dạy học hóa học, Nxb Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh.

29. Lê Trọng Tín (1998), Phương pháp dạy học môn hóa học ở trường phổ thông trung học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. Lê Trọng Tín (2006), Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học, Tài

Một phần của tài liệu thiết kế bài luyện tập môn hóa học lớp 12 thpt theo hướng dạy học tích cực (Trang 97 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)