Giáo án bài 22 Luyện tập: Tính chất của kim loại

Một phần của tài liệu thiết kế bài luyện tập môn hóa học lớp 12 thpt theo hướng dạy học tích cực (Trang 50 - 58)

I. Chuẩn kiến thức và kỹ năng cần đạt được

1. Kiến thức

- Củng cố kiến thức về cấu tạo nguyên tử kim loại; cấu tạo đơn chất kim loại và liên kết kim loại.

- Nêu được nguyên nhân gây ra các tính chất vật lý chung và tính chất hóa học của kim loại.

2. Kỹ năng

- Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố kim loại. - Giải bài tập về kim loại:

+ Bài tập định tính: giải thích tính chất; viết PTHH dạng phân tử và ion rút gọn; nhận biết, tách các mẫu kim loại.

+ Bài tập định lượng: xác định tên kim loại; tính % khối lượng; tính nồng độ mol/lit hoặc C%.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học chủ yếu 1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp hoạt động nhóm.

GV chia lớp học thành 4 nhóm. Phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm chuẩn bị trước và sẽ trình bày trong tiết học.

Nhóm 1: Chuẩn bị nội dung luyện tập về cấu tạo và tính chất vật lý của kim loại

Soạn các câu hỏi trắc nghiệm theo từng đơn vị kiến thức:

1. Cấu tạo nguyên tử kim loại. 2. Cấu tạo đơn chất kim loại.

3. Tính chất vật lý chung của kim loại.

4. Nguyên nhân chính gây ra tính chất vật lý chung của kim loại.

5. Cấu hình electron của nguyên tử kim loại và vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn.

Nhóm 2: Chuẩn bị nội dung luyện tập về tính chất hóa học của kim loại

Soạn các câu hỏi trắc nghiệm theo từng đơn vị kiến thức:

1. Tính chất hóa học của kim loại. 2. Kim loại tác dụng với phi kim. 3. Kim loại tác dụng với axit mạnh.

4. Kim loại tác dụng với axit có tính oxi hóa mạnh. 5. Kim loại tác dụng với nước.

Nhóm 3: Chuẩn bị nội dung luyện tập về dãy điện hóa của kim loại

Soạn các câu hỏi trắc nghiệm theo từng đơn vị kiến thức:

2. Xác định trường hợp có phản ứng khi cho kim loại tác dụng với dd muối. 3. Làm sạch hoặc tách.

4. Cặp oxi hóa khử Fe2+

/Fe và Fe3+/ Fe2+.

5. Kim loại dụng với dd gồm 2 muối; xác định thứ tự xảy ra phản ứng.

Nhóm 4: Chuẩn bị nội dung luyện tập tổng hợp và các dạng toán cơ bản

Soạn các câu hỏi trắc nghiệm theo từng đơn vị kiến thức:

1. Những cái nhất trong kim loại. 2. Bài toán xác định tên kim loại. 3. Bài toán tính CM của dung dịch.

4. Bài toán tính %m của kim loại trong hỗn hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từng nhóm chuẩn bị trước ở nhà, giáo viên góp ý cho HS hoàn chỉnh file trình chiếu. Các nhóm HS phải tập dượt kĩ càng cho phần trình bày của nhóm mình.

- Nêu vấn đề. - Vấn đáp.

2. Phương tiện dạy học

- Máy tính, máy chiếu.

- Các bài trình chiếu của các nhóm HS.

III. Tiến trình bài học

Giáo án bài học này được thiết kế trên phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp hoạt động nhóm kết hợp với trò chơi. Các HS được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm được GV giao nhiệm vụ chuẩn bị trước ở nhà, soạn bài báo cáo trên Power Point, được GV góp ý, tập dượt kĩ càng để tiến hành trình bày và thi đua trả lời giữa 4 nhóm trong tiết học. GV là trọng tài chấm điểm cho các đội.

Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh

Hoạt động 1: Khởi động

- GV nêu nhiệm vụ học tập, yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị của mình, chuẩn bị sẵn sàng cho việc trình chiếu.

- Nhóm 1 thực hiện phần trình bày của nhóm mình.

- Các nhóm 2, 3, 4 phải thảo luận thống nhất chọn đáp án viết vào bảng trong vòng 10 giây đưa lên.

- GV làm trọng tài, tổng kết điểm cho các nhóm.

Câu 1.Chọn phát biểu đúng.

A. Nguyên tử kim loại thường có ít electron.

B. Bán kính nguyên tử kim loại thường nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim cùng chu kì.

C. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng.

D. A, B, C đều đúng.

Chọn C.

Câu 2.Mạng tinh thể kim loại gồm có:

A. nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân.

B. nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.

C. nguyên tử và các electron độc thân. D. ion kim loại và các electron độc thân.

Chọn B.

Câu 3. Kim loại có tính chất vật lý

chung là: A. tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim. B. tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim. C. tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh Chọn B.

kim, tính đàn hồi.

D. tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.

Câu 4.Các tính chất vật lý chung của

kim loại gây ra do (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A. có nhiều kiểu mạng tinh thể kim loại.

B. trong kim loại có các electron hoá trị.

C. trong kim loại có các electron tự do. D. các kim loại đều là chất rắn.

Chọn C.

Câu 5. Số electron lớp ngoài cùng của

các nguyên tử kim loại thuộc nhóm IIA là

A. 3. B. 2.

C. 4. D. 1.

Chọn B.

Hoạt động 2:Luyện tập về tính chất hóa học của kim loại

- Nhóm 2 thực hiện phần trình bày của nhóm mình.

- Các nhóm còn lại phải thảo luận thống nhất chọn đáp án viết vào bảng trong vòng 10 giây đưa lên.

- GV làm trọng tài, tổng kết điểm cho các nhóm.

Câu 1. Tính chất hóa học đặc trưng

của kim loại là A. tính bazơ. B. tính oxi hóa. C. tính axit.

D. tính khử.

Câu 2. Chọn phát biểu đúng.

A. Sắt cháy trong oxi dư tạo ra FeO. B. Sắt cháy trong clo tạo ra FeCl3. C. Sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo FeS2

D. A và B đúng.

Chọn B.

Câu 3. Cho dãy các kim loại: Na, Cu,

Fe, Ag, Zn. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dd HCl là

A. 5. B. 2.

C. 3. D. 4.

Chọn C.

Câu 4. Cho phản ứng:

aAl+bHNO3→cAl(NO3)3+dNO+eH2 O. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối giản. Tổng (a + b) bằng A. 5. B. 4. C. 7. D. 6. Chọn A.

Câu 5. Cho dãy các kim loại: Fe, Na,

K, Al, Ca, Cu. Số kim loại trong dãy tác dụng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường là

A. 4. B. 5. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

C. 3. D. 2.

Chọn C.

Hoạt động 4: Luyện tập về dãy điện hóa của kim loại

- Nhóm 3 thực hiện phần trình bày của nhóm mình.

nhất chọn đáp án viết vào bảng trong vòng 10 giây đưa lên.

- GV làm trọng tài, tổng kết điểm cho các nhóm.

Câu 1. Trong dãy điện hóa, cặp

Al3+/Al đứng trước cặp Fe2+/Fe. Điều này cho biết:

A. Al3+có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+

. B. Al khử mạnh hơn Fe.

C. Al có tính oxi hóa yếu hơn Fe. D. Fe khử mạnh hơn Al.

Chọn B.

Câu 2. Dung dịch FeSO4 và dung

dịch CuSO4 đều tác dụng được với

A. Ag. B. Fe.

C. Cu. D. Zn.

Chọn D.

Câu 3. Để làm sạch một mẫu thủy

ngân có lẫn kẽm, thiếc, chì người ta khuấy mẫu thủy ngân này trong A. dd CuSO4 dư.

B. dd HgSO4 dư. C. dd Pb(NO3)2 dư. D. dd ZnSO4 dư.

Chọn B.

Câu 4.Thứ tự một số cặp oxi hóa - khử

trong dãy điện hóa như sau : Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không

phản ứng với nhau là A. Cu và dd FeCl3. B. Fe và dd CuCl2. C. Fe và dd FeCl3. D. dd FeCl2 và dd CuCl2. Chọn D.

Câu 5. Khuấy bột sắt dư trong dd hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 thứ tự xảy ra phản ứng là:

A. Fe tác dụng với Ag+trước rồi mới đến Cu2+

.

B. Fe tác dụng với Cu2+trước rồi mới đến Ag+. C. Fe tác dụng đồng thời với Ag+ và Cu2+. D. không xảy ra phản ứng. Chọn A.

Hoạt động 5: Luyện tập tổng hợp và các dạng bài toán cơ bản

- Nhóm 4 thực hiện phần trình bày của nhóm mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các nhóm còn lại phải thảo luận thống nhất chọn đáp án viết vào bảng trong vòng 2 phút đưa lên.

- GV làm trọng tài, tổng kết điểm cho các nhóm.

Câu 1.Kim loại có nhiệt độ nóng chảy

thấp nhất; kim loại mềm nhất; kim loại dẫn điện tốt nhất; kim loại nhẹ nhất lần lượt là:

A. Hg; Li; Al; Li. B. Hg; Cs; Ag; Li. C. Na; Cs; Cu; Al. D. Na; Li; Au; Na.

Chọn B.

Câu 2. Hoà tan 2,52 gam một kim loại

bằng dd H2SO4 loãng dư, cô cạn dd thu được 6,84 gam muối khan. Kim

A. Mg. B. Al.

C. Zn. D. Fe.

Câu 3. Ngâm một đinh sắt sạch trong

200 ml dd CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dd rửa nhẹ làm khô nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam. Nồng độ mol/lít của dd CuSO4 đã dùng là

A. 0,25M. B. 0,40M.

C. 0,30M. D. 0,50M.

Chọn D.

Câu 4. Hoà tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn

hợp bột Al và Mg vào dd HCl thu được 1,68 lít H2 (đkc). Phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp là A. 60%. B. 40%. C. 30%. D. 80%. Chọn A. Hoạt động 6: Tổng kết, dặn dò. - GV tổng kết điểm và phát thưởng.

- Dặn dò HS làm bài tập còn lại trong SGK.

Một phần của tài liệu thiết kế bài luyện tập môn hóa học lớp 12 thpt theo hướng dạy học tích cực (Trang 50 - 58)