Mục tiêu cơ bản của chương trình hóa học lớp 12 THPT

Một phần của tài liệu thiết kế bài luyện tập môn hóa học lớp 12 thpt theo hướng dạy học tích cực (Trang 27 - 29)

Về kiến thức

- Biết cấu tạo, tính chất của este và lipit; phản ứng xà phòng hoá; xà phòng và các chất giặt rửa.

- Hiểu thế nào là chất béo, xà phòng, chất giặt rửa tổng hợp; cách sử dụng chất béo, xà phòng và chất giặt rửa một cách hợp lí.

- Biết cấu trúc phân tử các hợp chất cacbohidrat.

- Hiểu các nhóm chức chứa trong phân tử các hợp chất monosaccarit, đisaccarit và polisaccarit tiêu biểu; từ cấu tạo của các hợp chất trên, dự đoán tính chất hoá học của chúng; từ các tính chất hoá học (tính chất nghiên cứu và các thí nghiệm) khẳng định cấu tạo của các hợp chất cacbohiđrat.

- Biết phân loại, danh pháp của amin; ứng dụng, vai trò của amino axit; khái niện về peptit, protein, enzim, axit nucleic và vai trò của chúng trong cuộc sống; cấu trúc và tính chất cơ bản của protein.

- Hiểu cấu tạo phân tử, tính chất, ứng dụng và điều chế của amin; cấu trúc và tính chất hoá học cơ bản của amino axit.

- Biết các khái niệm chung về polime; khái niệm về các loại vật liệu: chất dẻo, cao su, tơ sợi, keo dán; thành phần, tính chất của chúng.

- Hiểu phản ứng trùng hợp, trùng ngưng và nhận dạng được monome để tổng hợp polime.

- Biết vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn; tính chất và ứng dụng của hợp kim; khái niệm như: cặp oxi hoá-khử.

- Hiểu và giải thích được những tính chất vật lí, tính chất hoá học chung của kim loại: dẫn ra được thí dụ minh hoạ và viết các phương trình hoá học; ý nghĩa của dãy điện hoá của kim loại: xác định chiều của phản ứng giữa chất oxi hoá và chất khử trong hai cặp oxi hoá khử; điều kiện, bản chất của sự ăn mòn điện hoá và các biện pháp phòng chống ăn mòn kim

loại; hiểu được các phương pháp điều chế những kim loại cụ thể (kim loại có tính khử mạnh, trung bình, yếu).

- Biết vị trí, cấu hình electron nguyên tử, ứng dụng của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm và một số hợp chất quan trọng của chúng; tác hại của nước cứng và các biện pháp làm mềm nước.

- Hiểu tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm; tính chất hoá học của một số hợp chất quan trọng của natri, canxi và nhôm; phương pháp điều chế kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và nhôm; khái niệm nước cứng, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu.

- Biết cấu tạo nguyên tử, vị trí của một số kim loại chuyển tiếp trong bảng tuần hoàn. - Hiểu sự xuất hiện của một số trạng thái số oxi hoá; tính chất hoá học của một số đơn chất và hợp chất; sản xuất và ứng dụng của một số kim loại chuyển tiếp quan trọng.

- Hiểu nguyên tắc phân biệt một số chất vô cơ; cách sử dụng các loại thuốc thử thích hợp để nhận biết một số cation và anion trong dung dịch và cách nhận biết một số khí vô cơ. - Hiểu được một cách tương đối có hệ thống về vai trò của năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, lương thực, thực phẩm, may mặc, môi trường…cũng như thấy được vai trò của hoá học đối với các vấn đề:

+ Kinh tế: góp phần giải quyết vấn đề nguồn năng lượng bị cạn kiệt, nhiên liệu khan hiếm để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân loại.

+ Xã hội: góp phần giải quyết vấn đề đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân loại về lương thực, thực phẩm, may mặc và dược phẩm.

+ Môi trường: góp phần giải quyết vấn đề ảnh hưởng của các chất hoá học đến sự ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước và biện pháp bảo vệ môi trường.

Về kỹ năng

- Viết công thức cấu tạo của các hợp chất. - Viết các phương trình hoá học.

- Gọi tên thông thường, tên quốc tế các hợp chất hữu cơ. - Phân biệt một số khái niệm về chất.

- Kỹ năng quan sát, phân tích các thí nghiệm, chứng minh, so sánh, phân biệt các chất, tách các chất ra khỏi hỗn hợp cũng như kỹ năng tự tiến hành thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ hoá chất.

- Giải các bài toán về chất.

- Trên cơ sở các kiến thức đã biết về tính chất, ứng dụng, điều chế các hợp chất vô cơ và hữu cơ và kiến thức thực tiễn, học sinh biết:

+ Phát hiện một số vấn đề như: nguồn năng lượng, nhiên liệu bị cạn kiệt, tìm kiếm vật liệu mới, nhu cầu xã hội ngày càng tăng do dân số phát triển..., ô nhiễm môi trường sống.

+ Tìm những dẫn chứng cụ thể chứng tỏ rằng hoá học đã góp phần giải quyết các vấn đề trên.

+ Giải quyết một số tình huống cụ thể trong cuộc sống và học tập hoá học.

Về thái độ

- Hứng thú học tập môn hoá học.

- Ý thức tìm tòi và khám phá thế giới vật chất để tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng trong tự nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng lòng tin vào khả năng khám phá khoa học của con người.

- Xây dựng đức tính: cẩn thận, kiên nhẫn, trung thực, khoa học trong công việc. - Có tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và toàn xã hội.

- Ý thức tuyên truyền, vận động và vận dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật nói chung và hoá học nói riêng vào đời sống, sản xuất để mọi người cùng thực hiện nhằm làm tăng năng suất, chất lượng, tiết kiệm năng lượng và có hành động cụ thể, thiết thực bảo vệ môi trường sống.

Một phần của tài liệu thiết kế bài luyện tập môn hóa học lớp 12 thpt theo hướng dạy học tích cực (Trang 27 - 29)