Giáo án bài 4 Luyện tập: Este và chất béo

Một phần của tài liệu thiết kế bài luyện tập môn hóa học lớp 12 thpt theo hướng dạy học tích cực (Trang 31)

I. Chuẩn kiến thức và kỹ năng cần đạt được

1. Kiến thức

Củng cố kiến thức về thành phần, cấu tạo, phân loại và tính chất của este và chất béo.

2. Kỹ năng

- Viết PTHH mô tả tính chất hóa học của este, chất béo.

- Giải bài tập xác định công thức este, tính toán các giá trị của este, chất béo theo PTHH và hiệu suất phản ứng.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học chủ yếu 1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp hoạt động nhóm. - Vấn đáp.

2. Phương tiện dạy học

- Giáo án điện tử dưới hình thức một trò chơi. - Máy tính, máy chiếu.

- Bảng tên các đội chơi có tay cầm để các đội giơ bảng giành quyền trả lời. - Phần thưởng.

III. Tiến trình bài học

Ở bài này chúng tôi thiết kế giáo án dưới dạng trò chơi bao gồm 3 vòng thi: Khởi động, Tăng tốc và Về đích. Các em HS trong lớp được chia thành 4 nhóm (4 đội chơi) tham gia các vòng thi theo sự điều khiển của GV. GV là người điều khiển và làm trọng tài.

Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh

Hoạt động 1: Khởi động

- GV cho HS ngồi theo 4 nhóm.

LUẬT CHƠI

Ô chữ gồm 10 hàng ngang, trả lời đúng mỗi hàng ngang được 10 điểm.Nếu sai, các đội khác được dành quyền trả lời.

Có 1 cụm từ hàng dọc thuộc các ô được đánh dấu màu đỏ chứa từ khóa ô chữ.Các đội được dành quyền trả lời hàng dọc:

-Trong khoảng từ 1 đến 5 từ hàng ngang được mở: đúng được 30 điểm;

-Trong khoảng từ 6 đến 8 từ hàng ngang được mở: đúng được 20 điểm;

-Trong khoảng từ 9 đến 10 từ hàng ngang được mở: đúng được 10 điểm;

Trả lời sai từ hàng dọc sẽ bị dừng cuộc chơi.

? ? ? ? ? ? ? ? 6 2 8 4 5 1 7 3 9 ? 10 ? RESET KHÓA

- GV cho hiện ô chữ còn trống lên bảng cho HS quan sát.

- Mỗi đội lần lượt chọn và trả lời các ô chữ bất kỳ theo hàng ngang. X U C T A C E T Y L A X D O N G P H C H A T B E I T N T A T A N C H 0 G X E G D U E A N M T H O I O M T H U A N N T H U C A N T R I O L E V I N Y L A T H ? ? ? ? ? ? ? ? 6 2 8 4 5 1 7 3 9 ? 10 ? RESET xµ phßng hãa I KHÓA Hoạt động 2: Tăng tốc

- GV tổng kết điểm của các đội sau vòng 1, loại 1 đội có điểm thấp nhất.

- HS bốc thăm, thảo luận nhóm, trình bày bài làm vào bảng phụ: H-COO-CH2-CH2-CH3 H-COO-CH(CH3)-CH3 CH3-COO-CH2-CH3 CH3-CH2-COO-CH3

- HS bốc thăm, thảo luận nhóm, trình bày bài làm vào bảng phụ:

CH3COOC2H5+NaOH→ CH3COONa +

C2H5OH

HCOOCH=CH2 + NaOH →HCOONa+CH3CHO

HCOOC6H5+2NaOH→HCOONa+C6H5ONa+H2O

- HS viết CTCT 6 trieste vào bảng phụ.

Hoạt động 3: Về đích

- GV tổng kết điểm của các đội sau vòng 2, loại 1 đội có điểm thấp nhất. Phổ biến tiếp luật chơi ở vòng 3.

LUẬT CHƠI

Vòng 3 gồm 4 câu hỏi, mỗi đội cử 2

người lên bốc thăm và tiến hành giải luôn trên bảng.

Mỗi câu đúng được 50 điểm.

Hai đội bị loại được thảo luận, góp ý và được cộng điểm nếu góp ý đúng.

Câu 1. Thủy phân 8,8g este đơn chức, mạch hở

X với 100ml dd KOH 1M (vừa đủ) thu được 4,6g ancol Y. Tìm tên của X.

- HS cử đại diện, bốc thăm, trình bày bài làm vào bảng phụ:

nX = nY= nKOH=0,1 mol.

MX = (8,8/0,1)= 88 là C4H8O2. MY= (4,6/0,1) = 46 là C2H5OH. Vậy X là CH3COOC2H5 (etylaxetat).

Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 3,7g một este đơn

chức X thu được 3,36 lit CO2(đkc) và 2,7g nước.Tìm CTPT của X.

- HS cử đại diện, bốc thăm, trình bày bài làm vào bảng phụ:

nCO2 = nH2O = 0,15 mol nên X có dạng CnH2nO2.

Sơ đồ pư cháy : CnH2nO2 →nCO2

(0,15/n) ← 0,15 Ta có: (14n + 32)*(0,15/n) =3,7. Suy ra n = 3 và X là C3H6O2.

Câu 3. Xà phòng hoá hoàn toàn 17,24 gam chất béo cần vừa đủ 0,06 mol NaOH. Cô cạn dd sau phản ứng thu được bao nhiêu gam xà phòng?

- HS cử đại diện, bốc thăm, trình bày bài làm vào bảng phụ:

(RCOO)3C3H5+3NaOH→3RCOONa+C3H5(OH) 3

0,06 …..………→ 0,02 17,24g + 0,06*40 = mxp + 0,02*92 Vậy khối lượng xà phòng = 17,8 gam.

Câu 4. Xà phòng hóa 8,8 gam etylaxetat bằng 200 ml dd NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dd thu được chất rắn khan có khối lượng bao nhiêu?

- HS cử đại diện, bốc thăm, trình bày bài làm vào bảng phụ:

0,1 0,3

CH3COOC2H5+NaOH→ CH3COONa + C2H5OH

0,1 0,1 0,1

Chất rắn gồm: NaOH dư 0,2 mol và CH3COONa 0,1 mol.

mrắn = 40*0,2 + 82*0,1=16,2g.

Hoạt động 4: Tổng kết và dặn dò

- GV tổng kết điểm, xếp loại và khen thưởng cho các nhóm.

- Dặn HS về nhà làm các bài tập còn lại trong SGK.

2.5.2. Giáo án bài 7. Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat I. Chuẩn kiến thức và kỹ năng cần đạt được

1. Kiến thức

Củng cố kiến thức:

- Cấu tạo các loại cacbohiđrat điển hình.

- Các tính chất hóa học đặc trưng của các loại cacbohđrat và mối quan hệ giữa các hợp chất đó.

2. Kỹ năng

- Suy luận tính chất các dạng cabohiđrat từ cấu trúc phân tử; đặc biệt là từ các nhóm chức suy ra tính chất hóa học đặc trưng.

- Giải bài tập liên quan đến cacbohiđrat.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học chủ yếu 1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp hoạt động nhóm.

Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm như sau:

Nhóm 1: Chuẩn bị (sưu tầm hoặc sáng tạo) 4 câu hỏi lý thuyết (tự luận hoặc trắc nghiệm) và

Nhóm 2: Chuẩn bị (sưu tầm hoặc sáng tạo) 4 câu hỏi lý thuyết (tự luận hoặc trắc nghiệm) và 1 bài tập tự luận có nội dung về đisaccarit.

Nhóm 3: Chuẩn bị (sưu tầm hoặc sáng tạo) 4 câu hỏi lý thuyết (tự luận hoặc trắc nghiệm) và

1 bài tập tự luận có nội dung về polisaccarit.

Nhóm 4: Chuẩn bị (sưu tầm hoặc sáng tạo) 4 câu hỏi lý thuyết (tự luận hoặc trắc nghiệm) và

1 bài tập tự luận có nội dung tổng hợp về cacbohidrat.

Từng nhóm chuẩn bị trước ở nhà, giáo viên góp ý cho HS hoàn chỉnh bài trình chiếu. Các nhóm HS phải tập dượt kĩ càng cho phần trình bày của nhóm mình.

2. Phương tiện dạy học - Máy tính, máy chiếu.

- Bài trình chiếu do các nhóm HS chuẩn bị.

III. Tiến trình bài học

Giáo án bài học này được thiết kế trên phương pháp dạy học chủ yếu là phương pháp hoạt động nhóm kết hợp với trò chơi. Các HS được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm được GV giao nhiệm vụ chuẩn bị trước ở nhà, soạn bài báo cáo trên Power Point, được GV góp ý, tập dượt kĩ càng để tiến hành trình bày và thi đua trả lời giữa 4 nhóm trong tiết học. GV là trọng tài chấm điểm cho các đội.

Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh

Hoạt động 1: Khởi động

- GV nêu nhiệm vụ học tập, yêu cầu HS xem lại phần chuẩn bị của mình, chuẩn bị sẵn sàng cho việc trình chiếu.

Hoạt động 2:Luyện tập hệ thống kiến thức về monosaccarit

- Nhóm 1 thực hiện phần trình bày của nhóm mình.

- Các nhóm còn lại phải thảo luận thống nhất chọn đáp án viết vào bảng trong vòng 10 giây đưa lên.

- GV làm trọng tài, tổng kết điểm cho các nhóm.

của glucozơ có nhiều nhóm OH, người ta cho dd glucozơ phản ứng với

A. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. B. AgNO3 trong dd NH3, đun nóng. C. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. D. kim loại Na.

Đáp án: C.

Câu 2: Hai chất đồng phân của nhau là

A. glucozơ và mantozơ. B. fructozơ và glucozơ. C. fructozơ và mantozơ. D. saccarozơ và glucozơ.

Đáp án: B.

Câu 3:Thuốc thử để phân biệt glucozơ

và fructozơ là A. Cu(OH)2 B. dd brom. C. AgNO3/NH3. D. Na. Đáp án: B.

Câu 4: Khi lên men 360 gam glucozơ

với hiệu suất 100%, khối lượng ancol etylic thu được là

A. 184 gam. B. 276 gam. C. 92 gam. D. 138 gam.

- HS: trình bày bài giải ngắn gọn:

Cứ 180g glucozơ tạo ra 92 g C2H5OH Vậy 369g G sẽ tạo ra 184g C2H5OH Đáp án: A.

Câu 5: Đun nóng dd chứa 27 gam

glucozơ với AgNO3 trong dd NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là bao nhiêu?

- HS trình bày bài giải ngắn gọn: Cứ 180g glucozơ tạo ra 216g bạc Vậy 27g glucozơ tạo ra m g bạc. ĐS: mAg=32,4g.

- Nhóm 2 thực hiện phần trình bày của nhóm mình.

- Các nhóm còn lại phải thảo luận thống nhất chọn đáp án viết vào bảng trong vòng 10 giây đưa lên.

- GV làm trọng tài, tổng kết điểm cho các nhóm.

Câu 1.Saccarozơ là loại đường có

nhiều trong A. quả nho chín. B. mật ong.

C. nước ép cây mía. D. nước cốt dừa.

Đáp án: C.

Câu 2. Khi thủy phân saccarozơ thì thu

được A. ancol etylic. B. glucozơ và fructozơ. C. glucozơ. D. fructozơ. Đáp án: B.

Câu 3. Trong số các chất: fructozơ,

saccarozơ, glucozơ, xenlulozơ và mantozơ. Có bao nhiêu chất thuộc loại đisaccarit?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Đáp án: B.

Câu 4. Saccarozơ và glucozơ đều có

A. phản ứng với AgNO3 trong dd NH3, đun nóng.

B. phản ứng với dd NaCl.

thường tạo thành dd xanh lam. D. phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit.

Câu 5: Muốn có 2610 gam glucozơ thì

khối lượng saccarozơ cần đem thuỷ phân hoàn toàn là bao nhiêu?

- HS trình bày bài giải ngắn gọn: Cứ 342g saccarozơ tạo ra 180g G Vậy ? g saccarozơ tạo ra 2610g G ĐS: 4959 g.

Hoạt động 4: Luyện tập hệ thống kiến thức về polisaccarit

- Nhóm 3 thực hiện phần trình bày của nhóm mình.

- Các nhóm còn lại phải thảo luận thống nhất chọn đáp án viết vào bảng trong vòng 10 giây đưa lên.

- GV làm trọng tài, tổng kết điểm cho các nhóm.

Câu 1. Thành phần chính trong nguyên

liệu bông, đay, gai là A. glucozo.

B. xenlulozơ. C. fructozơ. D. tinh bột.

Đáp án: B.

Câu 2: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

Tinh bột → X → Y → axit axetic

X và Y lần lượt là:

A. ancol etylic, anđehit axetic. B. glucozơ, etylaxetat.

C. glucozơ, ancol etylic. D. glucozơ, anđehit axetic.

Câu 3. Công thức nào sau đây là của xenlulozơ? A. [C6H7O2(OH)3]n. B. [C6H8O2(OH)3]n. C. [C6H7O3(OH)3]n. D. [C6H5O2(OH)3]n. Đáp án: A.

Câu 4. Phân tử khối trung bình của

xenlulozơ là 1620000. Giá trị n trong công thức (C6H10O5)n là

A. 10.000. B. 8.000.

C. 9.000. D. 7.000.

Đáp án: A.

Câu 5. Từ 100 kg loại gạo chứa 80%

tinh bột thể điều chế được bao nhiêu lít dd ancol etylic 450. Biết hiệu suất điều chế là 80% và ancol etylic nguyên chất có D = 0,8 g/ml.

- HS trình bày bài giải ngắn gọn: mTB = 100*80/100=80kg

Cứ 162n g TB tạo ra 92n g etanol Vậy 80 kg TB tạo ra ? g etanol Vì H=80% nên:

metanol= (80*92n/162n)*(80/100)=36,35kg Vetanol = m/D = 36,35/0,8 = 45,43 lit. Vdd = 45,43*(100/45)= 100,96 lit.

Hoạt động 5: Luyện tập tổng hợp về cacbohidrat (Củng cố)

- Nhóm 4 thực hiện phần trình bày của nhóm mình.

- Các nhóm còn lại phải thảo luận thống nhất chọn đáp án viết vào bảng trong vòng 10 giây đưa lên.

- GV làm trọng tài, tổng kết điểm cho các nhóm.

Câu 1. Cho các dd sau: saccarozơ,

glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol

etylic, axetilen, fructozơ. Số lượng dd có thể tham gia phản ứng tráng bạc là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

Câu 2. Cho dãy các chất: glucozơ,

xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng thủy phân là

A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.

Đáp án: A.

Câu 3. Cho dãy các chất: glucozơ,

xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất có dd hòa tan được Cu(OH)2 tạo dd màu xanh lam là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Đáp án: A. Câu 4.Cacbohiđrat là A. hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m. B. hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật. C. hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m.

D. hợp chất chứa nhiều nhóm -OH và nhóm - CHO.

Đáp án: C.

Câu 5.Tính khối lượng HNO3 cần để

điều chế 103,95 kg xenlulozơ trinitrat với hiệu suất 80%.

- HS trình bày bài giải ngắn gọn:

Sơ đồ: 3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n 3n x 63 --- 297n

? 103,95 kg Vì H =80% nên: m = 82,69 kg

- GV tổng kết điểm, xếp hạng và phát thưởng cho các tổ.

- GV dặn HS về nhà hoàn thành các bài tập 4, 5, 6 trong SGK.

- Ôn bài chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

2.5.3. Giáo án bài 12. Luyện tập: Cấu tạo của amin, aminoaxit và protein I. Chuẩn kiến thức và kỹ năng cần đạt được I. Chuẩn kiến thức và kỹ năng cần đạt được

1. Kiến thức

Củng cố kiến thức về cấu tạo phân tử, tính chất của amin, aminoaxit và protein.

2. Kỹ năng

- Lập bảng tổng kết các kiến thức về cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của amin, aminoaxit, protein.

- Viết PTHH các phản ứng của amin, aminoaxit.

- Giải bài tập liên quan đến amin, aminoaxit và protein.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học chủ yếu 1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp.

- Bài tập hóa học.

- Phương pháp hoạt động nhóm.

- Dặn HS đọc kỹ phần kiến thức cần nhớ trước ở nhà để trả lời câu hỏi trong giờ luyện tập.

2. Phương tiện dạy học

- Bảng hệ thống kiến thức trong chương.

- Hệ thống câu hỏi gợi mở, đào sâu kiến thức trọng tâm. - Hệ thống bài tập luyện tập.

- Phiếu học tập.

- Máy tính, máy chiếu.

Ở bài này, HS phải đọc kĩ phần “Kiến thức cần nhớ” trước ở nhà. Trong tiết học GV sẽ sử dụng hệ thống các phiếu học tập, HS sẽ tiến hành thảo luận nhóm, trình bày kết quả và tiến hành nhận xét, tranh luận dưới sự điều khiển của GV.

Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh

Hoạt động 1:Ôn tập kiến thức

- GV chia HS thành 6 nhóm, cứ 2 nhóm HS thực hiện 1 phiếu học tập viết vào bảng phụ rồi từng cặp một treo lên bảng để so sánh, nhận xét.

Phiếu học tập số 1: Amin

- Khái niệm amin?Cho CTCT ví dụ về amin bậc 1, 2 và 3.

- TCHH đặc trưng của amin? Viết PTHH của metylamin lần lượt tác dụng với: HCl, dd FeCl3.

-Nhận biết 2 dd mất nhãn: etylamin và anilin.

Nhóm 1 và 4 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 1 cho kết quả như sau:

- Khi thay H của NH3 bằng gốc R ta được amin. VD: CH3NH2; (CH3)2NH; (CH3)3N

- TCHH đặc trưng của amin là tính bazơ yếu.

PTHH: CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl 3CH3NH2+3H2O+FeCl3→3CH3NH3Cl+

Fe(OH)3↓

- Dd etylamin làm quì tím hóa xanh còn dd anilin thì không (hoặc dùng dd Br2 thì anilin cho kết tủa trắng).

Phiếu học tập số 2: Aminoaxit

- CTTQ của aminoaxit? Dạng tồn tại ở điều kiện thường của aminoaxit?

- Tính chất hóa học của aminoaxit?

Nhóm 2 và 5 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 2 cho kết quả như sau:

- CTTQ: (NH2)xR(COOH)y.

- Ở điều kiện thường aminoaxit tồn tại ở dạng chất rắn kết tinh.

Lấy glixin viết PTHH minh họa. tác dụng với ancol và có phản ứng trùng ngưng: HOOC-CH2-NH2+HCl→

Một phần của tài liệu thiết kế bài luyện tập môn hóa học lớp 12 thpt theo hướng dạy học tích cực (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)