Giáo án bài 23 Luyện tập: Điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại

Một phần của tài liệu thiết kế bài luyện tập môn hóa học lớp 12 thpt theo hướng dạy học tích cực (Trang 58 - 63)

I. Chuẩn kiến thức và kỹ năng cần đạt được

1. Kiến thức

- Nguyên tắc điều chế kim loại và các phương pháp điều chế kim loại.

- Bản chất của sự ăn mòn kim loại, các kiểu ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn.

2. Kỹ năng

- Lựa chọn phương pháp phù hợp để điều chế kim loại từ các hợp chất. -Tính toán lượng kim loại được điều chế và các đại lượng có liên quan.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học chủ yếu 1. Phương pháp dạy học

- Phương pháp hoạt động nhóm. - Phương pháp sử dụng bài tập. - Vấn đáp.

- Nêu vấn đề.

( Dặn HS đọc kỹ trước ở nhà phần kiến thức cần nhớ trong SGK)

2. Phương tiện dạy học

- Các phiếu học tập. - 6 bảng phụ cho 6 nhóm. - 6 bút lông viết bảng.

- Máy tính, máy chiếu và hệ thống câu hỏi trắc nghiệm củng cố.

III. Tiến trình bài học

Ở bài này, HS phải đọc kĩ phần “Kiến thức cần nhớ” trước ở nhà. Trong tiết học GV sẽ sử dụng hệ thống các câu hỏi, bài tập SGK và các phiếu học tập, HS sẽ trả lời câu hỏi hoặc tiến hành thảo luận nhóm, trình bày kết quả và tiến hành nhận xét, tranh luận dưới sự điều khiển của GV.

Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh

Hoạt động 1: Ôn các kiến thức cần nhớ

- GV chia lớp thành 6 nhóm. Cứ 2 nhóm cùng hoàn thành nội dung trong một phiếu học tập, một nhóm trình bày và một nhóm bổ sung, trả lời câu hỏi thắc mắc của các bạn trong lớp.

- Thời gian cho các nhóm thảo luận là 4 phút, trình bày trước lớp là 2 phút.

Phiếu học tập số 1:

- Nguyên tắc điều chế kim loại? - Các phương pháp điều chế kim loại và phạm vi áp dụng?

- Bài tập 1 trang 103 SGK.

Nhóm 1 và 4 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 1 cho kết quả như sau:

- Nguyên tắc: khử ion kim loại thành kim loại tự do. - Phương pháp điều chế và phạm vi áp dụng: Từ K đến Al Từ Zn về sau Điện phân nóng chảy 1. Nhiệt luyện 2. Thủy luyện 3. Điện phân dd Phiếu học tập số 2:

- Ăn mòn kim loại là gì?

- Các kiểu ăn mòn kim loại đã học? - Điều kiện để có ăn mòn điện hóa học?

Nhóm 2 và 5 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 2 cho kết quả như sau:

- Ăn mòn kim loại: là sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.

- Có 2 kiểu ăn mòn đã hoc: ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học.

- Điều kiện để có ăn mòn điện hóa học là 2 điện cực phải khác chất, tiếp xúc nhau và cùng tiếp xúc với 1 dd chất điện li.

Phiếu học tập số 3: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cách chống ăn mòn kim loại?

- Cách bảo vệ vỏ tàu biển bằng phương pháp điện hóa? Giải thích.

Nhóm 4 và 6 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 3 cho kết quả như sau:

- Có 2 cách thường dùng để bảo vệ kim loại là:

+ Phương pháp bảo vệ bề mặt. + Phương pháp điện hóa.

- Gắn những khối kẽm vào vỏ tàu (phần chìm dưới nước).

- Vỏ tàu làm bằng thép (hợp kim Fe-C), khi gắn kẽm (Zn khử mạnh hơn Fe) thì kẽm sẽ bị ăn mòn trước.Sau 1 thời gian người ta thay bằng những lá kẽm mới.

Hoạt động 2: Luyện tập kỹ năng giải bài tập hóa học

- GV tổ chức các hoạt động theo phiếu học tập. Chia HS thành 6 nhóm, cứ 2 nhóm thực hiện nhiệm vụ của 1 phiếu học tập. Yêu cầu HS làm việc cá nhân trong 3 phút sau đó sẽ thảo luận nhóm để thống nhất kết quả và ghi vào bảng phụ trong 3phút. Sau khi hết giờ thảo luận, GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả, nhóm cùng chủ đề góp ý, GV chỉnh lý.

Phiếu số 4

Bài tập số 2 trang 103 SGK.

Nhóm 1 và 4 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 4 cho kết quả như sau:

- Cực âm là kim loại mạnh bị ăn mòn, xảy ra quá trình oxi hóa: M →Mn+ + ne

- Cực dương xảy ra quá trình khử.Ví dụ môi trường axit thì: 2H++2e→H2

Phiếu số 5

Bài tập số 4, 6 trang 103 SGK.

Nhóm 2 và 5 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 5 cho kết quả như sau:

dùng Zn bảo vệ được vỏ tàu.

- Đủ 3 điều kiện nên có ăn mòn điện hóa.

Phiếu số 6

Bài tập số 5 trang 103 SGK.

Nhóm 4 và 6 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 6 cho kết quả như sau:

a) Xảy ra ăn mòn hóa học: Fe + 2H+→Fe2+ + H2 b) Xảy ra ăn mòn điện hóa vì:

Fe tác dụng với Cu2+ sinh ra Cu bám trên Fe tạo thành 2 điện cực khác chất, tiếp xúc nhau và cùng tiếp xúc với dd chất điện li là H2SO4.

Hoạt động 3: Củng cố

- GV tổ chức cho HS trả lời 5 câu trắc nghiệm chiếu trên phông màn.

Câu 1: Khi để lâu trong không khí ẩm

một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình

A. Sn bị ăn mòn điện hóa. B. Fe bị ăn mòn điện hóa.

C. Fe bị ăn mòn hóa học. D. Sn bị ăn mòn hóa học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chọn B.

Câu 2: Cho các cặp kim loại nguyên

chất tiếp xúc trực tiếp với nhau : Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dd axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá hủy trước là

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Hướng dẫn: Kim loại mạnh bị ăn mòn trước.

Câu 3: Để loại bỏ kim loại Cu ra khỏi hỗn hợp bột gồm Ag và Cu, người ta ngâm hỗn hợp kim loại trên vào lượng dư dd

A. AgNO3. B. HNO3.

C. Cu(NO3)2. D. Fe(NO3)2. Chọn C.

Câu 4: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn

hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, FeO, ZnO, MgO. B. Cu, Fe, Zn, Mg.

C. Cu, Fe, Zn, MgO. D. Cu, Fe, ZnO, MgO.

Chọn C.

Câu 5: Phương pháp thích hợp điều

chế kim loại Ca từ CaCl2 là A. nhiệt phân CaCl2.

B. điện phân CaCl2 nóng chảy. C. dùng Na khử Ca2+ trong dd CaCl2. D. điện phân dd CaCl2.

Chọn B.

Hoạt động 4: Dặn dò

- HS ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.

Một phần của tài liệu thiết kế bài luyện tập môn hóa học lớp 12 thpt theo hướng dạy học tích cực (Trang 58 - 63)