I. Chuẩn kiến thức và kỹ năng cần đạt được
1. Kiến thức
Củng cố kiến thức nhận biết một số ion trong dung dịch và một số chất khí.
2. Kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng làm bài tập nhận biết
II. Phương pháp và phương tiện dạy học chủ yếu 1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp hoạt động nhóm. - Phương pháp trực quan.
- Dạy học bằng các hoạt động. - Phương pháp sử dụng bài tập.
( Dặn HS đọc kỹ trước ở nhà phần kiến thức cần nhớ trong SGK)
- Các phiếu học tập:
- Các bộ dụng cụ và hóa chất thí nghiệm kiểm chứng cho các bài tập 2,3,4 trang 180 SGK:
+ Bộ 1 (cho bài tập 2/180 SGK): 5 ống nghiệm đựng lần lượt các dung dịch NH4Cl; FeCl2; AlCl3; MgCl2; CuCl2 có dán nhãn và bình đựng dung dịch NaOH có ống nhỏ giọt.
Phiếu học tập số 1:
1. Điền thông tin vào bảng sau:
NHẬN BIẾT MỘT SỐ CATION
Cation Thuốc thử Hiện tượng Giải thích
Ba2+ Fe2+ Fe3+ Al3+ Cu2+ 2. Làm bài tập 2/180 SGK. Phiếu học tập số 2:
1. Điền thông tin vào bảng sau:
NHẬN BIẾT MỘT SỐ ANION
Anion Thuốc thử Hiện tượng Giải thích
NO3- SO42- CO32- Cl- 2. Làm bài tập 3,4/180 SGK. Phiếu học tập số 3:
1. Điền thông tin vào bảng sau:
NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ
Khí Mùi Thuốc thử Hiện tượng, giải thích
SO2
CO2
NH3
H2S
+ Bộ 2 (cho bài tập 3/180 SGK): 4 ống nghiệm đựng lần lượt các dung dịch NaCl; Na2CO3; KHSO4; CH3NH2 có dán nhãn và giấy quì tím.
+ Bộ 3 (cho bài tập 4/180 SGK): 2 ống nghiệm đựng lần lượt các dung dịch (NH4)2S, (NH4)2SO4 có dán nhãn và bình đựng dung dịch HCl có ống nhỏ giọt.
III. Tiến trình bài học
Ở bài học này HS cần đọc kĩ phần “Kiến thức cần nhớ”trong SGK trước ở nhà. GV sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập, phiếu học tập và các bộ dụng cụ, hóa chất cho các bài tập thực nghiệm nhằm ôn kiến thức và rèn kỹ năng cho HS.
Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
- GV chia HS thành 6 nhóm, cứ 2 nhóm thực hiện nhiệm vụ của 1 phiếu học tập. Yêu cầu HS thảo luận nhóm để thống nhất kết quả và ghi vào bảng phụ trong 3-4 phút.
- Sau khi hết giờ thảo luận, GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả, nhóm cùng chủ đề góp ý, GV chỉnh lý.
Phiếu học tập số 1:
1. Điền thông tin vào bảng sau: NHẬN BIẾT MỘT SỐ CATION
Cation Thuốc thử Hiện tượng Giải thích
Ba2+ Fe2+ Fe3+ Al3+ Cu2+ 2. Làm bài tập 2/180 SGK.
Nhóm 1 và 4 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 1 cho kết quả như sau:
1. Điền thông tin vào bảng như bảng 8.1 trong SGK.
2. Chọn D.
NaOH nhỏ từ từ NH4Cl Sủi bọt khí mùi khai
FeCl2 Kết tủa trắng xanh để lâu hóa nâu
AlCl3 Kết tủa keo tan trong NaOH dư
MgCl2 Kết tủa trắng
- GV yêu cầu HS lên làm TN kiểm chứng.
Phiếu học tập số 2:
1. Điền thông tin vào bảng sau: NHẬN BIẾT MỘT SỐ ANION
Anion Thuốc thử Hiện tượng Giải thích
NO3- SO42-
CO32-
Cl-
2. Làm bài tập 3,4/180 SGK.
Nhóm 2 và 5 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 2 cho kết quả như sau:
1. Điền thông tin vào bảng như bảng 8.2 trong SGK
2. Làm bài tập 3,4/180 SGK +Bài tập 3/180 SGK:
Quì tím NaCl Không đổi màu Na2CO3 Hóa xanh
KHSO4 Hóa đỏ CH3NH2 Hóa xanh Ta chọn B.
- GV yêu cầu HS lên làm TN kiểm chứng. + Bài tập 4/180 SGK:
Nhỏ dd HCl vào 2 mẩu thử, mẩu sủi bọt khí mùi trứng ung là (NH4)2S.
- GV yêu cầu HS lên làm TN kiểm chứng.
Phiếu học tập số 3:
1. Điền thông tin vào bảng sau:
NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ
Khí Mùi Thuốc thử Hiện tượng, giải thích SO2 CO2 NH3 H2S 2. Làm bài tập 5/180 SGK
Nhóm 4 và 6 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 3 cho kết quả như sau:
1. Điền thông tin vào bảng như bảng 8.3 SGK.
2. Làm bài tập 5/180 SGK
- Cho hỗn hợp khí qua nước brom, thấy nước brom nhạt màu chứng tỏ có SO2
SO2+Br2+2H2O → H2SO4+2HBr - Khí đi ra dẫn tiếp vào dung dịch nước vôi trong thấy kết tủa chứng tỏ có CO2
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O - Khí thoát ra sau cùng đốt cháy chứng tỏ có H2
2H2 + O2 → 2H2O
Hoạt động 2: Củng cố
Câu 1:Để phân biệt CO2 và SO2chỉ
cần dùng thuốc thử là A. dd Ba(OH)2. B. CaO. C. dd NaOH. D. nước brom. Chọn D.
Câu 2:Để nhận biết ion NO3-người ta
thường dùng Cu và dd H2SO4 loãng và đun nóng, bởi vì
A. tạo ra khí có màu nâu B. tạo ra dd có màu vàng. C. tạo ra kết tủa có màu vàng.
D. tạo dd màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.
Chọn D.
Câu 3: Có 4 dd là: NaOH, H2SO4,
HCl, Na2CO3. Chỉ dùng một hóa chất để nhận biết thì dùng chất nào trong số các chất cho dưới đây?
A. dd HNO3. B. dd KOH. C. dd BaCl2. D. dd NaCl.
Câu 4: Có 5 dd riêng rẽ, mỗi dd chứa một cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+(nồng độ khoảng 0,1M). Dùng dd NaOH cho lần lượt vào từng dd trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dd?
A. 2 dd. B. 3 dd. C. 1 dd. D. 5 dd.
Chọn D.
Hoạt động 3: Dặn dò
- HS xem trước chương 9: đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK.
Tóm tắt chương 2
Trong chương 2 chúng tôi đã:
1. Trình bày tổng quan về chương trình môn hóa học lớp 12 THPT gồm: - Mục tiêu cơ bản của chương trình.
- Cấu trúc chương trình.
2. Nghiên cứu các định hướng khi thiết kế các bài luyện tập môn hóa học theo hướng dạy học tích cực, đó là:
- Nội dung phải chính xác, khoa học.
- Đảm bảo các mục tiêu và trọng tâm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình.
- Phối hợp linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và vận dụng các kỹ
thuật dạy học để tăng cường tính tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển được năng lực tự học của HS.
- Tăng cường sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học, đặc biệt chú trọng ứng dụng
công nghệ thông tin một cách hiệu quả.
- Phù hợp với trình độ HS và điều kiện học tập hiện có.
3. Lựa chọn được các phương pháp dạy học có nhiều tiềm năng trong việc phát huy tính tích cực của HS khi dạy bài luyện tập:
- Phương pháp trực quan. - Phương pháp sử dụng bài tập. - Dạy học nêu vấn đề. - Dạy học bằng trò chơi. - Phương pháp hoạt động nhóm. - Vấn đáp.
4. Đề xuất qui trình thiết kế giáo án các bài luyện tập theo hướng dạy học tích cực gồm 7 bước:
- Bước 1 : Xác định mục tiêu bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Bước 2 : Nghiên cứu SGK và tài liệu liên quan để hiểu chính xác, đầy đủ nội dung
bài học, xác định trình tự lôgic của bài học.
- Bước 3 : Tìm hiểu trình độ HS, dự kiến những tình huống có thể nảy sinh và phương án giải quyết, xem xét cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện có.
- Bước 4 : Lựa chọn PPDH ; phương tiện, thiết bị dạy học và hình thức kiểm tra, đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và phát triển năng lực tự học.
- Bước 5 : Thiết kế bài giảng : Thiết kế kịch bản, hệ thống các câu hỏi, các bài tập, các phiếu học tập, các thí nghiệm, tranh ảnh hoặc video…
- Bước 6 : Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các đồng nghiệp.
- Bước 7 : Hoàn chỉnh giáo án.
5. Dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng cũng như đặc điểm nội dung của từng bài, trình độ học sinh và cơ sở vật chất hiện có của nhà trường tôi đã lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp nhất và đã thiết kế được 11 giáo án luyện tập thuộc chương trình hóa học 12 THPT có tác dụng phát huy tính tích cực học tập của HS.
Với các giáo án đã thiết kế, các bài luyện tập đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, đầy đủ nội dung, chính xác khoa học và đặc biệt đã hoạt động hóa được HS, HS tự giác, tích cực học tập hào hứng và đạt hiệu quả cao.
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM