Giáo án bài 12 Luyện tập: Cấu tạo của amin, aminoaxit và protein

Một phần của tài liệu thiết kế bài luyện tập môn hóa học lớp 12 thpt theo hướng dạy học tích cực (Trang 43 - 47)

I. Chuẩn kiến thức và kỹ năng cần đạt được

1. Kiến thức

Củng cố kiến thức về cấu tạo phân tử, tính chất của amin, aminoaxit và protein.

2. Kỹ năng

- Lập bảng tổng kết các kiến thức về cấu tạo phân tử, tính chất hóa học của amin, aminoaxit, protein.

- Viết PTHH các phản ứng của amin, aminoaxit.

- Giải bài tập liên quan đến amin, aminoaxit và protein.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học chủ yếu 1. Phương pháp dạy học

- Vấn đáp.

- Bài tập hóa học.

- Phương pháp hoạt động nhóm.

- Dặn HS đọc kỹ phần kiến thức cần nhớ trước ở nhà để trả lời câu hỏi trong giờ luyện tập.

2. Phương tiện dạy học

- Bảng hệ thống kiến thức trong chương.

- Hệ thống câu hỏi gợi mở, đào sâu kiến thức trọng tâm. - Hệ thống bài tập luyện tập.

- Phiếu học tập.

- Máy tính, máy chiếu.

Ở bài này, HS phải đọc kĩ phần “Kiến thức cần nhớ” trước ở nhà. Trong tiết học GV sẽ sử dụng hệ thống các phiếu học tập, HS sẽ tiến hành thảo luận nhóm, trình bày kết quả và tiến hành nhận xét, tranh luận dưới sự điều khiển của GV.

Nội dung Hoạt động của giáo viên và học sinh

Hoạt động 1:Ôn tập kiến thức

- GV chia HS thành 6 nhóm, cứ 2 nhóm HS thực hiện 1 phiếu học tập viết vào bảng phụ rồi từng cặp một treo lên bảng để so sánh, nhận xét.

Phiếu học tập số 1: Amin

- Khái niệm amin?Cho CTCT ví dụ về amin bậc 1, 2 và 3.

- TCHH đặc trưng của amin? Viết PTHH của metylamin lần lượt tác dụng với: HCl, dd FeCl3.

-Nhận biết 2 dd mất nhãn: etylamin và anilin.

Nhóm 1 và 4 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 1 cho kết quả như sau:

- Khi thay H của NH3 bằng gốc R ta được amin. VD: CH3NH2; (CH3)2NH; (CH3)3N

- TCHH đặc trưng của amin là tính bazơ yếu.

PTHH: CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl 3CH3NH2+3H2O+FeCl3→3CH3NH3Cl+

Fe(OH)3↓

- Dd etylamin làm quì tím hóa xanh còn dd anilin thì không (hoặc dùng dd Br2 thì anilin cho kết tủa trắng).

Phiếu học tập số 2: Aminoaxit

- CTTQ của aminoaxit? Dạng tồn tại ở điều kiện thường của aminoaxit?

- Tính chất hóa học của aminoaxit?

Nhóm 2 và 5 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 2 cho kết quả như sau:

- CTTQ: (NH2)xR(COOH)y.

- Ở điều kiện thường aminoaxit tồn tại ở dạng chất rắn kết tinh.

Lấy glixin viết PTHH minh họa. tác dụng với ancol và có phản ứng trùng ngưng: HOOC-CH2-NH2+HCl→ HOOC-CH2-NH3Cl H2NCH2COOH+KOH→ H2NCH2COOK +H2O H2NCH2COOH+C2H5OH→ H2NCH2COOC2H5 +H2O n H2NCH2COOH→(-HNCH2CO- )n+nH2O Phiếu học tập số 3:Protein

- Bằng thí nghiệm nào xác định protein được tạo nên từ các α-aminoaxit? - Cách nhận biết lòng trắng trứng? - Vai trò của protein đối với cơ thể sống?

Nhóm 4 và 6 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 3 cho kết quả như sau:

- Thủy phân đến cùng các protein thu được hổn hợp hơn α-aminoaxit.

- Khi đun nóng, lòng trắng trứng sẽ đông tụ hoặc cho lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2 sẽ tạo hợp chất màu tím xanh. - Protein là chất cơ sở tạo nên sự sống và là thức ăn quan trọng để tạo ra protein cho sinh vật.

Hoạt động 2: Luyện tập giải các bài tập cơ bản trong chương

- GV chia HS thành 5 nhóm, mỗi nhóm HS thực hiện 1 phiếu học tập viết vào bảng phụ rồi treo lên bảng để nhận xét.

Phiếu học tập số 4:Viết các đồng

phân và gọi tên amin có CTPT C3H9N.

Nhóm 1 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 4, viết vào bảng phụ rồi treo lên. - Amin bậc I:

CH3-CH2-CH2-NH2 propylamin (CH3)2CH-NH2 isopropylamin - Amin bậc II:

C2H5-NH-CH3 etylmetylamin - Amin bậc III:

(CH3)3N trimetylamin

Phiếu học tập số 5:Viết các đồng

phân và gọi tên aminoaxit có CTPT C3H7O2N.

Nhóm 2 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 5, viết vào bảng phụ rồi treo lên. CH3- CH(NH2)-COOH

axit α-aminopropanoic H2N-CH2-CH2-COOH

axit β-aminopropanoic

Phiếu học tập số 6: Trung hòa 11,8

gam một amin đơn chức, bậc một cần 100 ml dd HCl 2M. Tìm CTPT của X.

Nhóm 3 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 6, viết vào bảng phụ rồi treo lên.

R-NH2 + HCl → R-NH3Cl 0,2 mol ← 0,2mol Ta có: (R +16)*0,2 = 11,8. Suy ra R = 43 là C3H7 CTPT của X là C3H9N. Phiếu học tập số 7: Chất A có dạng

(H2N)xR(COOH)y. Biết 0,01 mol A phản ứng vừa đủ với 0,02 mol HCl hoặc 0,01 mol NaOH. Tính x, y.

Nhóm 4 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 7, viết vào bảng phụ rồi treo lên. Ta có:

x= mol H+ /mol A = 0,02/0,01 = 2. y= mol OH-/mol A= 0,01/0,01 = 1.

Phiếu học tập số 8:Khi trùng ngưng

13,1 g axit ε - aminocaproic với hiệu suất 80%, ngoài aminoaxit còn dư người ta thu được m gam polime và 1,44 g nước. Tính m.

Nhóm 5 thực hiện nội dung của phiếu học tập số 8, viết vào bảng phụ rồi treo lên. Ta có:

mpư = 13,1*80/100=10,48g.

Theo định luật bảo toàn khối lượng thì: mpư = mpolime + mnước

Vậy mpolime = 10,48-1,44=9,04 g.

Điền sản phẩm vào ô trống

Chất Amin bậc I Anilin Amino axit Protein

HCl NaOH R’OH/HCl khí Br2(dung dịch) Phản ứng màu biure Phản ứng trùng ngưng

LUYỆN TẬP: CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA AMIN,AMINO AXIT,PROTEIN

R-CH-COOH NH3Cl R-NH3Cl C6H5NH3Cl Thuỷ phân R-CH-COONa NH2 Thuỷ phân Este hoá C6H2Br3NH2 Màu tím Tạo peptit

- Chiếu bảng tổng kết kiến thức và yêu cầu HS điền thông tin.

Hoạt động 4: Dặn dò

- HS về nhà làm các bài tập còn lại trong SGK.

Một phần của tài liệu thiết kế bài luyện tập môn hóa học lớp 12 thpt theo hướng dạy học tích cực (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)