Điểm nhìn trần thuật của truyện ngắn 75-95.

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn việt nam từ 1975 đến đầu thập niên 90 (Trang 102 - 108)

, Nguyễn Thị Minh Ngọ c 51T52T Trinh tiên 51T52T Nguyễn 51T66T Quang Sáng 51T66T trong 51T53T lễ trao giải thưởng đã nhận xét: Đặc điểm của 53T66TCuộc vận động sáng tác văn học Tuổi Hai Mươi 53T66Tlần này tác giả

CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRONG NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CỦA TRUYỆN NGẮN 1975

3.1. Điểm nhìn trần thuật của truyện ngắn 75-95.

53T

Điểm nhìn trần thuật là đối tượng thu hút sự chú ý của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, là vị trí của nhà văn khi kể lại câu chuyện của mình, dựng lại thế giới của mình, biểu lộ cái nhìn và quan niệm sống, quan niệm nghệ thuật của nhà văn đó.

53T

Có thể nói rằng, chính điểm nhìn trần thuật của nhà văn trong tác phẩm là một phương tiện thể hiện đắc lực tư tưởng, quan niệm nghệ thuật của tác giả. Sự lựa chọn điểm nhìn trần thuật của nhà văn quyết định một phần lớn giọng điệu, sắc thái thẩm mỹ, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.

53T

Trong truyện ngắn 75 -95, điểm nhìn trần thuật được đặt vào số phận cá nhân mỗi con người, những biến cố xã hội được đo lường từ những cuộc đời riêng. Số phận mỗi cá nhân trong những trang truyện ngắn hôm nay không chỉ là đối tượng quan sát, trần thuật của nhà văn, mỗi cá nhân còn tự quan sát mình, nhân vật nhìn vào nhau, những số phận quan sát và đối thoại với nhau. Tất cả những số phận ấy được đặt trong một cuộc đối thoại khổng lồ và bất tận - đó là "53T66Tcâu chuyện về cõi nhân sinh"53T66T, nơi bộc lộ và tìm kiếm những khía cạnh khác nhau của bản chất người. Cuộc đối thoại khổng lồ này đầy sức thuyết phục bởi nó được nói lên bằng chính sự trải nghiệm của từng số phận. Nhân vật trong truyện ngắn 75 -95 được xuất hiện nhiều dưới dạng chủ thể -nhân vật xưng PP“tôi”. Nhà văn hoá thân vào nhân vật " tôi" để trực tiếp bộc bạch, thổ lộ cảm xúc tâm trạng, ý nghĩ của mình.

53T

Bằng sự trải nghiệm của chính bản thân, nhân vật "tôi" ( 52T53TChín bỏ làm mười - 51T52TPhạm Thi Hoài51T53T), thẩm định từng tính cách người và thể hiện những cảm nhận suy ngẫm của riêng

mình. Chín người đàn ông đã đi qua cuộc đời “tôi”. Mỗi người mỗi bản tính khác nhau: người hiền lành lương thiện,53T53Tngười vui tính phù phiếm; người diện mạo đẹp nhưng đần độn, tẻ nhạt; người từng trải lịch duyệt; người đam mê lý tưởng, người phức tạp; người luôn hoài nghi phủ nhận tất cả; người là thi sỹ; người thiên về hành động, sống thực dụng... Mỗi một tính cách người đều mang lại cho " tôi" một thoáng hạnh phúc. Song những cuộc thử nghiệm lần lượt qua, cuộc hôn nhân đích thực vẫn không thành...

53T

Để tình yêu khai hoa kết quả, cần có sự đồng điệu giữa hai tâm hồn người. Chín người đàn ông đến với " tôi" chỉ là những khía cạnh khác nhau trong bản tính người. Con người thực thụ ẩn tàng trong mình tất cả các khía cạnh đó. Tùy từng hoàn cảnh, tùy lúc, tùy nơi, tùy đối tượng cụ thể mà các bản tính đó bộc lộ ... Nhân vật "tôi" chỉ nhìn thấy những khía cạnh nổi trội mà chưa cảm nhận hết những bản tính ẩn tàng. Bi kịch của “tôi” không phải là cá biệt, đó là sự ngộ nhận lầm lẫn thường có ở con người, là bi kịch giữa khả năng, sự tồn tại hữu hạn của mỗi cá nhân với những ước mơ, khát vọng của bản thân nó...

53T

Trong cuộc đối thoại khổng lồ này các nhân vật khẳng định mình bằng sự trải nghiệm của chính bản thân, bằng kinh nghiệm tâm hồn không thể thay thế. Từ trong thế giới những kinh nghiệm và cảm giác đó, nhân vật đón nhận, soi dọi lẫn nhau, mỗi một chi tiết diện mạo trong tâm hồn người này mong mỏi một sự đối thoại từ người khác.

53T

Ngôn từ dường như bất lực trong cuộc đối thoại này, những thành tố trao đổi không phải là lời nói mà chính là cái nhìn vào tâm tưởng nhau, vào số phận nhau, mọi biểu hiện lời nói trở thành một thứ thông điệp không trùng ý nghĩa. Thử đọc đoạn văn 53T66TĐối thoại 53T66Ttrong 53T66T lộ - 66TPhạm Thị Hoài53T, ta sẽ thấy rõ điều này:

53T

"53TVà câu chuyện bắt đầu thật66T.

Thế nào ? Ánh mắt người này vò sột soạt những tờ giấy trong tay người tia . Người kia bắt đầu nói 19T... 19TNgười này rót lời vào khuôn mặt đầy mong đợi của người kia ... Nhưng khuôn mặt kia làm sao háo hức mãi được . Đôi mắt anh theo dõi các lời nói, so sánh thử thách , kiểm nghiệm . A, thế là tóm được rồi, tóm được chút nào đó lắng thành một thứ âm thanh mờ đục rồi. Không , không thể dễ dàng bỏ qua . Đằng sau cái âm thanh khốn nạn ấy nhất định còn đầy những mắc mớ khác . Mau , hỏi ngay, kẻo lại bị những từ ngữ mới che lấp.

Và người này nghe sâu tận đáy lời mình giọng người kia : trịch thượng , đòi được nghe , được chú ý . Rồi mọi thứ đều đảo lộn hết. Cho đến khi người này hiểu được người kia định nói gì thì đã quá muộn . Bây giờ anh như bị thiêu thân . Miệng kẻ đối thoại mở ra đóng vào , rồi lại mở ra đóng vào , và mỗi lần như vậy lại có một cái gì đó tuôn ra , xói vào ý nghĩ người kia , khiến chúng rối loạn lên , cào cấu nhau , chỉ còn biết đoán mò . Người này buông vài lời thí điểm , dẫn giải câu cú , chỉnh ngữ điệu và hy vọng một khi nào đó chúng sẽ gặp ý nghĩ của người kia . Nhưng những lời nói bồng bềnh trong không khí, bay qua nhau và để lại cái cau mày.

Ôi giá người này biết được người kia muốn gì. Anh này thừa biết.

Rồi anh kia cũng thừa biết và đành bỏ đó 53T." [ B. 16, tr25-27 ]

53T

Một cuộc đối thoại được phát trên rất nhiều kênh, chỉ trừ kênh lời nói bằng vỏ ngữ âm trực tiếp. Điểm nhìn trần thuật có lúc là A, có lúc là B, rồi có lúc hoà lẫn vào thế giới giữa hai người, nhìn sâu vào tâm tưởng, phần hữu thức và cả phần vô thức của từng cá nhân.

53T

Ta bắt gặp những cuộc đối thoại không lời, ngoài lời như thế trong 53TKhoảng khắc của

số phận – Lê Minh53T51T53TKhuê, 51TTự biết 51T- Phan Thị Vàng Anh51T...

53T

Điểm nhìn trần thuật đặt vào từng cá nhân không mang tính chất ổn định và bất động mà nó luôn luôn dịch chuyển, biến đổi. 42T53TNgười 42T53Ttrần thuật không phát biểu xét đoán của mình bằng cách gắn nó cho nhân vật, mượn cái vỏ lời nói của nhân vật, mà để tự nhân vật lên tiếng xét đoán bằng quan niệm của riêng nó. 42T53TCấu 42T53Ttrúc hệ thống điểm nhìn này khám phá được những khía cạnh mới mẻ và nhiều khi đối lập nhau của cùng một sự kiện, hiện tượng.

53T

Cảnh người đàn bà tự nguyện chấp nhận những trận đòn dã man của chồng ( 53TChiếc thuyền ở ngoài xa - 51TNguyễn Minh Châu) 51T53Tlàm người nghệ 51T53Tsỹ 51T53Tsửng sốt, không thể tin nổi. Với mong muốn giải thoát người vợ khỏi cuộc sống địa ngục " 53Tba ngày một trận nhẹ , năm ngày một trận nặng" 53T, Đẩu - ông chánh án tĩnh - khuyên người vợ bỏ người chồng vũ phu.

53T

Người đàn bà lam lũ đã thốt lên 53TP

u

PLòng các chú tốt, nhưng các chú đâu phải người làm ăn ... cho nên các chú đâu có hiểu được cái lam lũ khó nhọc ...đám đàn bà ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba , đễ cùng làm ăn nuôi những

đứa con đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa ... Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như trên đất được" [53TB.6, trl20

53T

Cứ thế các nhân vật đối thoại với nhau để bật lên quan điểm của mình.

53T

Chúng ta hãy đọc đoạn đối thoại của hai vợ chồng trong 53TBất hạnh của tài hoa 51T- Đặng Thư Cưu :

Anh báo cho em tin vui là anh đã thành công trong việc chế tạo những chiếc mặt nạ bằng chất dẻo . Nó là đồ giả nhưng người khác không bao giờ biết. Người mang nó sẽ biểu hiện được mọi tình cảm của mình lên nét mặt

H. suy nghĩ một lúc : - Em thấy anh làm rất khéo . Anh nên sản xuất nhiều , biết đâu sẽ có người mua . Chúng ta sẽ giải quyết được một số chi phí thiếu hụt trong gia đình .

- Để anh nghĩ kỹ coi. Nó sẽ rất nguy hiểm nếu người ta dùng nó vào mục đích xấu xa . Người ta sẽ hóa trang bằng chính những tác phẩm của anh . Lúc ấy không còn nhận ra đâu là thật, đâu là giả . Mọi cái sẽ rối tung lên .

H. cười: - Theo em người ta không cần đến những chiếc mặt nạ của anh đâu . Cuộc đời vốn là những lớp giả tạo nối tiếp nhau . Có thêm những chiếc mặt nạ mọi việc sẽ đơn giản hơn . Anh không có tội lỗi gì khi đưa thêm cái giả vào một dòng đời, vốn là giả tạo.

Anh rùng mình . Nhận xét của vợ anh không sai nhưng nó toát ra một sự lạnh lùng tàn nhẫn . Bất giác anh nhìn sâu vào mắt H. Những tia sáng trong vắt đến ngây thơ vẫn lấp lánh . Anh không tìm ra một chút u ám gợn đục nào trong mắt cô : - Có thật là em nghĩ về cuộc đời một cách buông trôi đến thế sao ?

H. ôm chầm lấy anh : - Anh hãy nghe lời em . Không có sự thật nào mạnh hơn cuộc sống của từng cá nhân. Mọi cái đều giả dối. Chính em , mặc dù yêu anh từ ngày còn học chung trường nhưng đôi lúc em không còn tin ở em . Có thể 56Tem 56Tcũng giả dối luôn . Anh đừng ngạc nhiên khi em thổ lộ điều đó .

Anh bàng hoàng ngơ ngác ... Anh không có cảm giác vợ anh phản bội, nhưng cô đang lột trần các lớp vỏ một cách thản nhiên ác độc . Thẫn thờ anh liệng chiếc mặt nạ lên mặt bàn . Anh nghe một cơn đau lạ lùng nhói lên làm tìm anh thắt lại 53T."[B.8, tr89,90 ]

53T

Các nhân vật đối thoại với nhau, thể hiện những điểm riêng biệt trong cách nhìn nhận và đánh giá của cá nhân mình. Điều đáng nói là tất cả những khía cạnh ấy tồn tại đồng đẳng, mỗi quan niệm mang sức nặng cá nhân và không có khía cạnh thống lĩnh chủ yếu, không có quan niệm chi phối toàn bộ. Chúng ta hãy cùng nghe những các nhân vật trong 52T53TGiọt máu -

51T52T

Nguyễn Huy 51T53TThiệpnói về chữ nghĩa văn chương:

53T

Phạm Ngọc Liên trên giường hấp hối đòi ăn cơm rau muống chấm tương cà, nhưng khi con trai mang đến, chỉ ăn được thìa canh rồi xua đi bảo: 53TP

P

Chẳng ra gì, chữ mới cần”53T. Nói xong tắt thở

53T

Phạm Ngọc Gia: " 53TTôi thấy văn chương có cái gì từa tựa lẽ phải. Muốn cho cháu học thầy là vì thế" .

53T

Đồ Ngoạn 53T."Bác ơi , chữ nghĩa nó ghê gớm lắm. Nó là ma đấy. Yếu bống vía là nó ám mình, nó làm thê thảm đau đớn mới thôi'" .

53T

Đoạn đối thoại giữa ông Bình Chi và Phạm Ngọc Gia là một minh chứng khá thú vị cho cuộc hội thoại đồng đẳng các quan niệm:

53T

Ông Bình Chi bảo: " 53TVăn chương có nhiều thứ lắm. Có thứ văn chương hành nghề kiếm sống . Có thứ văn chương sửa mình . Có thứ văn chương trốn đời trốn việc . Lại có thứ văn chương làm loạn" .

53T

Ông Gia bảo: “53TTôi hiểu rồi. Tôi làm nghề đồ tề, tôi biết. Củng như thịt mông , thịt thủ, thịt sấn , thịt đợi. Nhưng cũng là thịt cả thôi” .

53T

Ông Bình Chi bảo: " 53TĐúng đấy! Thế ông định cho cháu học thứ văn chương nào ?"

53T

Ông Gia bảo: " 53TTôi suy rằng thịt đợi là thứ vừa phải, nhiều người mua , chẳng bao giờ ế. Vậy có thứ văn chương nào tương tự thế không , chỉ vừa phải, nhiều người theo thì cho cháu học'" .

53T

Ông Bình Chi bảo: P

P53T

Tôi hiểu rồi. Đấy là thứ văn chương học để làm quan”.

53T

53T

Cảm nhận của nhân vật cuối cùng: " 53TThằng bé mơ hồ hiểu rằng học đòi văn chương là nó bước vào một cõi mà ở đấy nó không thể nương tựa vào bất cứ cái gì ngoài bản thân nó"

[53TB.41, tr150, 151]

53T

Cái “53Tnghiệp chướng” 53Tcủa dòng họ Phạm được nhìn nhận dưới nhiều góc độ như thế. Và mỗi cách đánh giá, mỗi góc độ tiếp cận đều tỏ ra đúng.

53T

Sự dịch chuyển biến động của điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm là một trong những yếu tố góp phần "lạ hoa" những điều quen thuộc, soi dọi nó dưới những góc độ khác nhau, với những điều mang 53Tý53Tnghĩa sâu sắc dưới cái vỏ bề ngoài vô lý vô nghĩa.

53T

Những đối thoại, những quan niệm, những cái nhìn về văn chương trên đây thực chất là một cuộc “phân tích ẩn” những khía cạnh khác nhau của văn chương. Đó chính là sự phân tích và đánh giá của cõi đời, một sự đánh giá phức tạp, có khi mâu thuẫn chứ không đơn điệu và thống nhất theo một quan điểm nhất định.

53T

Sự dịch chuyển góc độ của điểm nhìn trần thuật cũng đồng thời tạo nên những sắc thái mới, những giọng điệu mới, khiến tác phẩm trở nên có một chiều sâu ý nghĩa phong phú, mới mẻ.

53T

Những nhân vật của 51T53TNguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài51T53T... vừa quen vừa lạ trong tính cách và diện mạo của mình. Không nhân vật nào giống nhân vật nào, mọi cố gắng phân tích hệ thống nhân vật của tác phẩm trên một quan điểm thống nhất đều bộc lộ những khiên cưỡng không thể tránh khỏi. Bản thân hành vi và những trải nghiệm tâm hồn của nhân vật hàm chứa tính chất đa nghĩa. Nhân vật sử dụng chính cuộc đời và số phận của mình để giải thích biện minh cho những hành vi cùng những cảm nhận suy ngẫm của mình.

53T

Tiếng nói, điểm nhìn của nhà văn không mang tính chất P

P53T

trung tính” 53Tmà có lúc đồng nhất với tiếng nói của nhân vật, có lúc là sự tổng hợp của tất cả tiếng nói trong tác phẩm. Một đôi khi trong tác phẩm không hiện diện nhà văn như một cá thể người trần thuật mà chỉ hoàn toàn là tiếng nói của nhân vật, cách nhìn của nhân vật.

53T

Tính chất phức điệu, đa nghĩa của tác phẩm được tiếp nhận và định hình bởi người đọc. Những mặt tương đồng gọi được tiếng nói đồng cảm, những mặt khác biệt, trái ngược tìm kiếm những đối thoại. Điều này lý giải một phần sự phức tạp trong cách đánh giá cùng

những cuộc tranh cãi chung quanh 51T53Tcác tác 51T53Tphẩm 51T53Tcủa các 51T53Tnhà văn: 51T53TNguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh , 51T57T51T57TLại Văn51T57T51T57TLong, Phạm Thị Hoài...

53T

Khơi gợi sự đối thoại từ phía người tiếp nhận, các tác giả truyện ngắn đưa ra nhiều kết cục khác nhau cho một tác phẩm hoặc bỏ lửng kết cục để

53T

người đọc chọn lựa, suy ngẫm ... Mỗi kiểu tính cách, mỗi một cuộc đối thoại sẽ chọn một trong những kết cục khác nhau đó. Tác phẩm văn học giống như cuộc đời, tan loãng vào trong nhận thức của mỗi cá nhân, không có kết cục rõ ràng, dứt khoát và cụ thể cho cái dòng chảy muôn đời là sự sinh tồn bất diệt của con người.

Một phần của tài liệu đặc trưng truyện ngắn việt nam từ 1975 đến đầu thập niên 90 (Trang 102 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)