, Nguyễn Thị Minh Ngọ c 51T52T Trinh tiên 51T52T Nguyễn 51T66T Quang Sáng 51T66T trong 51T53T lễ trao giải thưởng đã nhận xét: Đặc điểm của 53T66TCuộc vận động sáng tác văn học Tuổi Hai Mươi 53T66Tlần này tác giả
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRONG NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN CỦA TRUYỆN NGẮN 1975
3.5. Giọng điệu nghệ thuật trong truyện ngắn 75-
53T
Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả. Sự chuyển dịch linh hoạt điểm nhìn trần thuật trong truyện ngắn 75-95 làm thay đổi mối quan hệ giữa nhà văn và nhân vật trong tác phẩm, từ đó kéo theo sự thay đổi giọng điệu trần thuật trong bút pháp miêu tả của nhà văn .
53T
Phần lớn truyện ngắn giai đoạn này được tạo dựng, kể lại bằng chủ thể "tôi". Người trần thuật - nhà văn đã hoá thân hòa tan trong ngôi thứ nhất để bộc lộ cái nhìn tự sự đối với cuộc đời. Hoặc giả nhà văn đứng vai người trần thuật thì người đối diện thường có mối quan hệ bạn bè gần cận với nhà văn. Nhân vật kể lại cuộc đời mình, giãi bày những cảm xúc suy tư, bộc lộ niềm day dứt trăn trở, đón chờ ở nhà văn một sự đồng cảm, đồng tình, một thái độ phân bình, chia xẻ .
"Kiểu giao tiếp mới bao giờ cũng đẻ ra những hình thức sinh hoạt ngữ ngôn mới, những thể loại ngữ ngôn mới, sự chuyển nghĩa hoặc hủy bỏ một số hình thức cũ" 53T[A.23,tr. 167]. Và chính hình thức sinh hoạt ngữ ngôn mới này đã tạo nên tính chất đa giọng điệu trong truyện ngắn 75 - 95.
53T
Cảm nhận đầu tiên về một hình thức ngữ ngôn mới trong truyện ngắn giai đoạn này là tính chất thế sự đậm đặc, xu hướng đời thường hóa những biến động xã hội và cảm nhận cá nhân của con người thể hiện qua giọng kể chuvện của nhà văn. Nhà văn kể câu chuyện của mình một cách bình thường hơn, giọng kể răn dạy được thay thế53T53Tbằng lời kể tự nhiên, nhuần nhị trong những chiêm nghiệm sâu sắc về cõi đời.
53T
Chiến tranh với độ lùi nhất định về thời gian, được cảm nhận với cái nhìn toàn vẹn sâu sắc hơn và được thể hiện bằng giọng nói bình dị giàu triết lý dân gian hơn. Người nông dân đi khai hoang trong vùng đồi tử sỹ nói về mảnh đất quê hương mình: “53TĐất sông bằng cốt nhục của tổ tiên ông bà, cha mẹ gửi lại. Còn đất trong vùng cỏ lau kia lại còn được tưới bón bằng cốt nhục anh em bộ đội giải phóng”53T. Người lính ngụy hỏi: “53TCòn cốt nhục đám chúng tôi họ có thắp hương không ?”. “ Bảo thằng Mỹ nó thắp hương cho. Nhưng thằng Mỹ
không còn ở đây nữa thì tôi cũng thắp. Cả các anh cũng tưới bón cho hòn đất...”(Cỏ lau).
53T
Cuộc đối thoại về chiến tranh, về những kẻ tử thù đã ngã xuống trong cuộc giao tranh một mất một còn được thực hiện thông qua một nhân tố trung gian tồn tại vĩnh hằng: hòn đất. Máu xương người đổ xuống trong chiến ttanh, dù bên này hay bên kia, đều tưới bón cho hòn đất, đều mang lại “cái được" cho nhận thức về cuộc đời. Ngôn ngữ trong cuộc nói chuyện này được chắt lọc từ53T53Tnhận thức của người nông dân, với cách đánh giá nhìn nhận dân gian, cụ thể hoá những triết lý cao xa vào những hiện tượng hết sức gần gũi, bình dị trong đời sống.
53T
Với 51T53TNguyễn Minh Châu 51T53Tngôn từ53T53Tnghệ thuật thường mang đậm chất "chi phối ngầm" của quan niệm nghệ thuật tác giả. Những giọng nói, những quan điểm khác tranh cãi, đối chọi nhau trên cái nền chung là giọng trần thuật cố gắng khách quan của tác giả. Mỗi cảnh vật, mỗi hành động đều gợi lên sự đánh giá so sánh đối chiếu trong ý thức của người kể chuyện. Tâm huyết của nhà văn trào ra đầu ngọn bút, không thể giấu được : “53TChúng tôi phóng đi trên con đường quân sự chiến lược vắng heo hút, những cao điểm ngày xưa lính Mỹ đóng phủ đầy mây trắng, vài vệt đất đỏ ối, vài chiếc lô cốt xi măng giữa lưng chừng trời, giải đường băng như một vệt tông đơ dụi một nhắt thẳng lên đỉnh, núi đứng núi ngồi tràn ra tận hai bên mép cỏ đường cái giải nhựa, tất cả trùm kín trong một màu cỏ lau mới mọc xanh mơn mởn, nơi nào ngày xưa người lính vô danh đã từng nín thở bấu chặt mười ngón tay vào vách đá leo lên, ở hẻm núi nào, ở chân điểm cao nào, như một con cầy, con cáo, người lính náu kín mình rình giặc, chịu đói chịu rét, vào quãng những năm nào đến với họ được một phong thư nhàu nát của một người vợ, một đứa con nhỏ gửi đi từ Hà Nam Ninh, từ Thái Bình, từ Nghệ Tĩnh, từ Cao Bằng Lạng Sơn... Ai suốt đời đã nằm lại ? Ai chiến thắng trở về quê hương ngoài Bắc như một người khách lạ, sau mười năm cầm súng ở chiến trường ?30T...” 30T52T(Cỏ lau).
53T
Có một thái độ, một tình cảm của tác giả ẩn giấu trong ngôn ngữ miêu tả. Tình cảm ấy ở đây là sự bênh vực, nỗi xúc động, những hồi tưởng sâu sắc về người lính và những hy sinh của họ qua một thời chiến tranh đạn lửa. Như vậy trong tác phẩm xuất hiện tình cảm chính, cảm hứng chủ đạo hướng dẫn sự cảm nhận của người đọc thông qua giọng trần thuật và sắc điệu của ngôn từ 53T53Tnghệ thuật.
53T
Trong 52T53TNgười đàn bà trên chuyến tàu tốc hành52T53T, ngay từ đầu, thiện cảm nơi bạn đọc đã được khơi gợi bởi lời văn miêu tả của tác giả về Quỳ : "53TNgười nữ quân y ấy có một giọng
nói nghe đầm ấm, và cũng như thân hình chị, giọng nói cũng uyển chuyển. Khuôn mặt hơi gầy không đẹp lắm nhưng theo tôi rất thông minh, và đặc biệt ngoài trẻ con ra tôi chưa hề được gặp một khuôn mặt người lớn nào lại cứ luôn luôn thay đổi sắc thái như vậy53T...". Nét đẹp trí tuệ và cảm xúc phong phú trong tâm hồn Quỳ được bộc lộ qua giọng nói đầm ấm, nét thông minh, khuôn mặt sống động. Dáng vẻ, phong thái này còn xuất hiện nhiều lần: “53Tnét mặt đầy thông minh trở nên đượm buồn ... ngừng một lát người nữ bệnh nhân lại nói tiếp bằng một giọng rất buồn ... Quỳ thở dài rất khẽ ... khuôn mặt mỗi lúc càng trở nên buồn bã ... Thật khó diễn tả chính xác cái nét buồn trên khuân mặt Quỳ lúc bây giờ 17T...”. Vẻ 17T53Tđẹp trí tuệ của Quỳ rõ dần qua những dòng suy tư và hiển hiện qua một loạt từ chỉ trạng thái: 53Tnghĩ, hiểu, tự hỏi, khám phá, sực tỉnh, tìm ra, nhận ra53T... được lặp lại không dưới 25 lần trong những trang truyện. Người đọc như bị cuốn hút theo những hồi ức và suy ngẫm của Quỳ, rồi cùng tác giả dấy lên niềm cảm mến, yêu thương qua những lời bình: "53TTôi nghĩ ... trên đời này khó có ai hiểu rõ mình cặn kẽ như chị... Người đàn bà này, từ những năm kháng chiến ở trong rừng đã tìm ra chân lý: trong cõi đời chỉ có những con người chứ không có ai là thần thánh cả, thế vậy mà khi quyết định đem đời mình gắn bó với Ph., chị vẫn muốn làm một thánh nhân. Nhưng chính vì thế mà chị lại càng là một người của cõi đời và khiến cho tôi càng thêm kính trọng chị..."
53T
Trong khi kể lại “53Tnhững điều trông thấy” 51TNguyễn Minh Châu 51T53Tluôn bày tỏ 53T"nỗi đau đớn lòng". 53TĐó là nét nổi bật in đậm trong sáng tác của nhà văn.
53T
Kể lại câu chuyện đứa con chối từ người mẹ quê mùa, 51T53TNguyễn Minh Châu 51T53Tkhông nén nổi lời than : “53THỡi trời đất, đã có ai trên đời này nhìn thấy đứa con đang ngửi giọt nước mắt của người mẹ ?... Tôi cảm thấy lòng mình bị tổn thương nặng nề, và hình như cả con người tôi tự nhiên bị ngập chìm trong lo âu, một nỗi lo âu sao mà lớn lao và đầy khắc khoải về con người53T...” (52T53TMùa trái cóc ở miền Nam 52T53T). Lý giải hành động phản bội của Quang, nhà văn rạch ròi phán quyết: “53TSự phản bội của hắn nằm ngay trong tính cách của hắn. Đấy là tính cách một con người luôn tìm cách thỏa mãn mọi thèm khát được sống sung sướng, được ăn ngon mặc đẹp, được mọi người chung quanh chiều chuộng và tôn kính53T...” ( 52T53TCơn giông )
53T
Truyện ngắn 51T53TNguyễn Minh Châu 51T53Thầu như không có kiểu kết thúc mở, khép lại những câu chuyện đời nhà văn đều bày tỏ thái độ hoặc dẫn dắt bạn đọc hướng đến một cách cảm nhận và biểu thị thái độ đối với cuộc đời, với một số phận người. Trong41T53TSắm vai41T53T, nhà văn thể
hiện thái độ của mình qua niềm tin của nhân vật “tôi”: “53TTôi tin, với tuổi đời của anh, anh sẽ có cách bàn bạc với chị ấy. Anh chẳng đã từng nói với tôi, tình yêu và gia đình dạy cho người ta biết thu xếp một cách sống liên hiệp là gì ? Nhưng tôi tin, dứt khoát từ nay anh sẽ không chịu "sắm vai" nữa! Cuộc sống gia đình chứ đâu có phải là sân khấu ?”.
53T
Kết thúc truyện 53TChiếc thuyền ở ngoài xa53T, nhà văn nói rõ quan niệm của mình về cái đẹp: "53TTấm ảnh của tôi được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật ... tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kỹ, tôii vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng và nếu nhìn lâu hơn bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng 53Tvì 53Tkéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân dậm trên mặt đất chắc chắn, hoà lẫn trong đám đông...".
53T
Với 53TPhiên chợ Giát53T, đọng lại trong người đọc là cảm nhận sâu sắc về số phận con người trong chi tiết nghệ thuật cuối cùng: Con Khoang đen 53T"trong đêm khuya khoắt lão đã đích thân dắt vào trong tận rừng sâu, rồi lại còn phải dùng roi vọt đánh đập vô càng tàn nhẫn để xua nó đi về với cuộc sống tự do", 53Tlại trở về với lão, "53Tcon vật ngước cặp mắt đầy nhẫn nhục và sầu não lên nhìn lão Khùng. Đó là cái nhìn của một sinh vật tự nguyện chấp nhận số phận. Đứng lặng thinh bên chiếc xe chất đầy củi mà lão đã thay nó toát mồ hôi một mình kéo về được đến đây, lão Khùng cũng chả biết nói gì với con vật, lại càng không thể trách móc lão chỉ đưa mắt nhìn người bạn đời làm ăn thân thiết bằng cái nhìn cũng đầy sầu não và phiền muộn 53T...". Cứ như thế, đọc truyện ngắn 51T53TNguyễn Minh Châu51T53T, cảm xúc và tâm thế người đọc được định hướng ngay từ đầu và được dẫn dắt trong suốt quá tình phát triển của câu chuyện .
53T
Truyện ngắn 51T53Tcủa các 51T53Tnhà văn 51T53TNguyễn Thị Ấm50T51T, 50T51TNguyễn Bảo Chân, Nguyễn Thị Thu Huệ, Trầm Hương, Lê Minh Khuê, Nguyễn Kiên, Phan Thị Thanh Nhàn, Phạm Thị Ngọc Liên51T53T... đều có một giọng điệu tương tự như vậy. Chất trữ tình thấm đậm trong các trang truyện tạo nên chất thơ trong thể loại truyện ngắn 75- 95.
53T
Qua những trang văn, ta bắt gặp những dòng cảm xúc tuôn trào: 53T“Tại sao chiều nay hình bóng anh lại xuất hiện, khuấy lên miền dĩ vãng đã ngủ yên từ lâu lắm rồi ?... Có gì thắt lại trong ngực, mình lảo đảo trước vầng ánh sáng kỳ ảo của ký ức vừa chợt chói chang
trước mắt...” (Người đàn bà trên sân ga); “Anh ở đâu ? Sao tôi nhớ anh thế này ? Bao
nhiêu năm, tôi sống và hiểu rằng, chẳng bao giờ tôi gặp được người đàn ông nào thay thế được anh trong tâm tính tôi. Sương nhẹ buông. Trong gió có mùi tanh nồng nồng của biển. Có mùi mặn mặn của muối. Tôi thấy nóng bừng người vì nhớ anh. Tôi đã sống trong một
năm không có mùa đông” (Mùa đông ấm áp 53T); 53T“Anh nhắm mắt lại, ghì chặt cô trong tay, trái tim anh đau nhói... Cô dựa vào anh, tin cậy. Cảm giác hạnh phúc đầy ứ trong trái tim
cô. Nhạc Chopin trong quán vẫn êm êm trôi xuôi...” (Hoa oải hương)53T... Trong những truyện ngắn này chủ thể sáng tạo đã hóa thân vào nhân vật trữ tình, trực tiếp bày tỏ những cảm xúc suy tư, nỗi niềm tâm sự.
53T
Cùng hòa âm trong giọng trần thuật mang đậm sắc thái chủ quan, song phong cách ngôn từ trong truyện ngắn của 51T53TPhạm Thị Hoài51T53Tmang sắc thái riêng biệt: chất nghị luận đan xen với tính châm biếm, chế diễu : 53T"Những người đàn ông đầu tiên trong cuộc đời không hạnh phúc của tôi nhỏ nhắn, hiền lành, nét mặt lương thiện. Đấy là một sự lương thiện dễ bắt gặp trong mọi thời buổi, chủ yếu ở những người sống liên tục không gián đoạn trong một môi trường sạch sẽ... Dường như đó là loại lòng tốt bẩm sinh, do trời phú và được trời bảo vệ 53T... ; 53TNgười thứ hai vui tính và phù phiếm, con đẻ của những thành phố chưa trải qua giai đoạn khủng hoảng tinh thần đặc trưng cho xã hội văn minh... Nói chung, anh chẳng chú tâm vào điều gì kể cả tình yêu. Khó có thể đặt lòng tin vào một người như thế…; Người thứ năm là người lý tưởng chủ nghĩa. Anh thuộc loại đàn ông sinh ra không phải cho đàn bà, tiền bạc hay lạc thú, khiến tôi tò mò ... ; Người thứ chín là con người của hành động, lầm lì, táo bạo, thực dụng. Anh thông minh, được giáo dục tử tế và cũng nhạy cảm, đủ để hiểu giá trị thực của những hoạt động phi vật chất, như chữ nghĩa, mơ mộng bói toán hay tình yêu và chọn cho mình một con đường phù hợp với dòng máu tỉnh táo và quyết đoán, không tin ai, không phó thác mình cho ai, bắt cuộc sống phải uốn theo tay mình 53T..." 52T53T(Chín bỏ làm mười52T53T) !; 53T"Chồng tôi, kẻ bịp bợm vĩ đại có bộ mặt thản nhiên và trái tim đau đớn, đã qua đời…; Trở trêu thay, nhận thức là con dao hai lưỡi53T. 53TLúc tôi bắt gặp hạnh phúc, cảm giác mà đa số chúng tôi chỉ nghe tên mà không biết mặt, cũng là lúc mà tôi hiểu ra điều mà năm năm sống bên chồng tôi đã không đủ tình yêu để cảm nhận: anh ấy không thuộc về tôi.
Anh có thể chu đáo hơn thế nhiều lần ... tất cả giản dị là để được yên thân ..." (Hoa sữa )53T! Lời văn phân tích với giọng điệu châm biếm, chế diễu được Phạm Thị Hoài sử dụng như một phương tiện để bộc lộ quan điểm cá nhân - chủ thể sáng tạo - đối với hiện thực mà tác phẩm trình bày.
53T
Ngôn ngữ mang nặng tính chất chủ quan và tình cảm của người kể chuyện trong tác phẩm của Phạm Thị Hoài đối lập hẳn với ngôn ngữ lạnh lùng cố ý của ngòi bút Nguyễn Hty Thiệp. Ngôn ngữ trần thuật của Nguyễn Huy Thiệp thanh lọc hết mọi yếu tố chủ quan tình cảm của người kể chuyện trong tác phẩm, chỉ để lại sự vật và sự kiện trần trụi, tự sự vật và sự kiện đó sẽ nói lên cái điều cần nói. Giọng kể của nhà văn tỏ ra thẳng thắn, tỉ mỉ và công bằng với tít cả các nhân vật: "Thường thường, ở nhà thì Khiêm là người hay dậy sớm nhất. Khiêm để đồng hồ báo thức một giờ sáng. Khi chuông reo, Khiêm dậy ngay, đánh răng súc miệng rồi dắt xe đi. Tốn ra khoá cửa. Đoài bị mất ngủ càu nhàu: 53T“Thật là giờ làm việc của quân đạo tặc”. 53TBa giờ sáng lão Kiền dậy, cắm bếp điện đun nước pha trà. Cái ổ cắm bếp bị hở, chữa nhiều lần nhưng cứ ít hôm lại có người bị điện giật đến thót, lão Kiền bị giật bèn chửi: 53T“Cha chúng mày, chúng mày ám hại ông. Chúng mày mong ông chết nhưng trời có