• Đảm bảo thực hiện tốt khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh trước khi tiến
hành tiết luyện tập trên lớp.
- GV khi chuẩn bị các graph và SĐTD của bài luyện tập cần chú ý đến những định
hướng để nâng cao chất lượng giờ luyện tập. Điều đĩ địi hỏi các GV khi thiết kế graph và SĐTD phải đảm bảo các yêu cầu: súc tích, khái quát được tồn bài, hệ thống logic, trực quan sinh động (nhấn mạnh nội dung quan trọng, rõ ràng, đơn giản), tính khoa học, tính khả thi, nội dung theo chuẩn kiến thức và phù hợp với đối tượng HS, đảm bảo tính đặc trưng của phương pháp dạy học bộ mơn.
- Chọn lọc, phân chia, biến đổi hệ thống bài tập SGK thành các dạng cơ bản nhất,
cực, khắc sâu kiến thức cơ bản. Từ đĩ tạo cho HS cảm giác tự tin, dẫn đến cĩ hứng thú hơn trong việc học bộ mơn. Các bài tập gồm: bài tập kiểm tra trước khi luyện tập, bài tập giải tại lớp và bài tập tương tự giao cho HS về nhà (trắc nghiệm và tự luận).
- Giao cơng việc cụ thể cho HS chuẩn bị ở nhà như: kẻ bảng kiến thức cần nhớ trong SGK để tiết kiệm được thời gian luyện tập trên lớp, xây dựng mối quan hệ giữa các loại chất nào, điều chế chất này từ nguyên liệu nào, cĩ bao nhiêu cách, làm bài tập nào trong
SGK…? để quá trình luyện tập được thuận lợi. Cơng việc này được tiến hành đều đặn,
thường xuyên sau từng tiết học để giúp HS tạo thành thĩi quen, độc lập suy nghĩ và kích thích tính năng động sáng tạo, phát triển tư duy.
• Chú ý về lựa chọn phương pháp dạy học tiết luyện tập (về nội dung luyện tập và
tổ chức dạy học trên lớp)
- Tùy từng bài luyện tập, cĩ thể ơn kiến thức cần nhớ rồi giải quyết bài tập; hoặc lồng ghép kiến thức cần nhớ vào trong mỗi bài tập; hoặc qua bài tập khắc sâu kiến thức cần nhớ với nhiều hình thức tổ chức khác nhau.
- Đối với những phần kiến thức cần nhớ cĩ thể sử dụng
+ Graph nội dung kiến thức; sơ đồ tư duy; tạo bảng biểu kiến thức cơ bản để hệ
thống kiến thức.
+ Lồng ghép kiến thức cần nhớ vào trong phần bài tập lý thuyết (trắc nghiệm lý
thuyết). Qua đĩ khắc sâu kiến thức cần nhớ.
- Đối với những phần bài tập rèn luyện kỹ năng
+ Khơng nhất thiết phải giải theo đúng thứ tự, giải hết các bài tập ở SGK. Bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, sau đĩ chia bài tập theo từng dạng cơ bản. Trong từng dạng bài tập cụ thể, GV hướng dẫn phương pháp giải, giải bài tập mẫu, cho bài tập tương tự để HS giải tại lớp hoặc về nhà làm. Các dạng bài tập khĩ, bài tập ít gặp…GV cĩ thể bỏ qua hoặc chỉ hướng dẫn để các em HS khá giỏi cĩ thể làm.
+ Việc phân chia hệ thống bài tập thành các dạng cơ bản nhằm mục đích rút ra phương pháp giải từng dạng để HS định hướng cách giải nhanh nhất, qua đĩ củng cố kiến thức cơ bản một cách vững chắc và cĩ kỹ năng giải bài tập theo trình tự nhất định.
• Chú ý về quy trình thực hiện tiết luyện tập trên lớp
- Thực hiện bài luyện tập: Tổ chức cho HS hoạt động cá nhân, hợp tác nhĩm nhỏ, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thí nghiệm trực quan, gợi mở khi cần thiết, rút ra kết luận cần nhớ…
- Chốt kiến thức cơ bản; mở rộng, rút ra phương pháp giải từng dạng. Bài tập cĩ nhiều cách giải thì chọn cách giải nhanh nhất, đảm bảo tính sáng tạo, hợp lí để phát triển tư duy HS.
- Hướng dẫn nội dung phải thực hiện ở nhà sau khi luyện tập và dặn dị chuẩn bị cho
tiết học sau.
- Kết thúc việc luyện tập, cĩ thể thực hiện một số hoạt động như: đố vui hĩa học, trị chơi ơ chữ, giải thích hiện tượng thường gặp trong thực tế…để tạo cho HS sự yêu thích học tập bộ mơn và thấy được sự gần gũi quan trọng của hĩa học trong cuộc sống.
Kết luận: Xuất phát từ thực trạng của những giờ luyện tập hiện nay, những giải pháp
mới đã được đề xuất, cách thức thực hiện giải pháp cũng được làm sáng tỏ. Chúng tơi xin dựa vào đĩ để làm cơ sở thiết lập kế hoạch nâng cao chất lượng giờ luyện tập hĩa học khi cĩ sử dụng graph dạy học và sơ đồ tư duy ở phần sau.