Thực tế ở Việt Nam trong những năm qua, hoạt động kinh doanh xăng dầu đang ngày càng phát triển. Chính sách quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu cũng đã có nhiều sự thay đổi theo chiều hƣớng tích cực. Các chính sách này đã phát huy đƣợc những mặt tích cực của thị trƣờng xăng dầu nƣớc ta, cụ thể là:
Thứ nhất: Thiết lập được một hệ thống các doanh nghiệp đầu mối nhập
khẩu xăng dầu. Cùng với việc chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền
kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cũng đã dần hình thành theo hƣớng phát triển mang tính thị trƣờng. Nếu nhƣ trƣớc đây chỉ có một doanh nghiệp nhà nƣớc độc quyền kinh doanh xăng dầu
thì đến nay cả nƣớc có hơn 20 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Nhiều doanh nghiệp cạnh tranh sẽ làm giảm lợi nhuận do độc quyền mang lại, làm giảm các khâu trung gian bán hàng, để sản phẩm có thể tới tay ngƣời tiêu dùng với mức giá rẻ nhất.
Thứ hai, Việt Nam đã thiết lập được hệ thống phân phối xăng dầu trên
khắp cả nước. Hệ thống phân phối bán lẻ đã đƣợc phủ kín trên 63 tỉnh thành.
Khối lƣợng xăng dầu nhập khẩu, tiêu thụ trên thị trƣờng nội địa không ngừng tăng (khoảng 10% mỗi năm). Có rất nhiều doanh nghiệp tƣ nhân tham gia phân phối bán lẻ xăng dầu trên thị trƣờng nội địa.
Thứ ba, kết cấu hạ tầng và phương tiện phục vụ kinh doanh xăng dầu từng bước được tăng cường theo hướng hiện đại hoá.
Thứ tư, chính sách quản lý xăng dầu đã tạo ra các khoản thu lớn từ hoạt
động kinh doanh xăng dầu vào ngân sách Nhà nước, thống kê cho thấy các
khoản thu này mỗi năm lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Các khoản thu này góp phần đóng góp đáng kể vào cân đối thu chi ngân sách quốc gia hàng năm.
Thứ năm, chính sách điều chỉnh giá khiến người tiêu dùng được bảo hộ. Chính sách giá đã tạo đƣợc sự ổn định trong một khoảng thời gian dài, kể cả khi giá xăng dầu thế giới có biến động bất thƣờng góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
Có thể nói rằng, hoạt động kinh doanh xăng dầu trong những năm qua dƣới sự quản lý của Nhà nƣớc đã góp phần ổn định thị trƣờng trong nƣớc, thúc đẩy sản xuất phát triển và ổn định đời sống nhân dân kể cả trong điều kiện tình hình chính trị thế giới diễn biến phức tạp. Thực tế đã cho thấy, các chính sách quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu luôn đƣợc đổi mới và hoàn thiện theo hƣớng thúc đẩy thị trƣờng xăng dầu phát triển, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp, quyền lợi của ngƣời tiêu dùng và thu ngân sách nhà nƣớc.