Chính sách về tổ chức thị trƣờng

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam (Trang 76 - 82)

Nhằm thực hiện tổ chức tốt thị trƣờng xăng dầu, tại thông tƣ số 38/2014/TT-BCT về việc quy định một số điều của nghị định số 83/2014/NĐ- CP ngày 3 tháng 9 năm 2014 của chính phủ về kinh doanh xăng dầu đã chỉ ra hoạt động của mạng lƣới phân phối xăng dầu tại Việt Nam cụ thể:

- Đối với thƣơng nhân phân phối xăng dầu:

1. Đăng ký định kỳ hệ thống phân phối xăng dầu với Bộ Công Thƣơng trƣớc ngày 31 tháng 01 hàng năm. Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối xăng dầu của mình, trong vòng mƣời (10) ngày làm việc từ khi có sự thay đổi, thƣơng nhân phải gửi đăng ký điều chỉnh về Bộ Công Thƣơng.

2. Báo cáo số liệu nhập - xuất - tồn kho xăng dầu và tồn kho xăng dầu tại ba Miền, gửi về Bộ Công Thƣơng theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và báo cáo nhanh khi có yêu cầu của Bộ Công Thƣơng. Thƣơng nhân phân phối xăng dầu gửi các báo cáo định kỳ về Bộ Công Thƣơng trƣớc ngày hai mƣơi (20) của tháng đầu kỳ kế tiếp.

3. Ký hợp đồng mua xăng dầu của thƣơng nhân đầu mối hoặc thƣơng nhân phân phối xăng dầu khác theo đúng quy định.

4. Ký hợp đồng đại lý để giao xăng dầu cho bên nhận đại lý thực hiện phân phối xăng dầu.

5. Ký hợp đồng nhƣợng quyền bán lẻ xăng dầu với thƣơng nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu.

6. Quản lý hệ thống phân phối xăng dầu, các thƣơng nhân thuộc hệ thống phân phối xăng dầu của thƣơng nhân phân phối, bảo đảm hoạt động kinh doanh xăng dầu theo đúng các quy định của pháp luật, ổn định thị trƣờng, giá cả.

- Đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu:

1. Đăng ký định kỳ hệ thống phân phối xăng dầu của tổng đại lý với bên giao đại lý, Sở Công Thƣơng nơi thƣơng nhân có hệ thống phân phối và Bộ Công Thƣơng trƣớc ngày 10 tháng 01 hàng năm

Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối xăng dầu của tổng đại lý, trong vòng mƣời (10) ngày làm việc từ khi có sự thay đổi, thƣơng nhân là tổng đại lý phải gửi đăng ký điều chỉnh về bên giao đại lý, Sở Công Thƣơng nơi thƣơng nhân có hệ thống phân phối và Bộ Công Thƣơng.

2. Ký hợp đồng làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu theo quy định. Tổng đại lý phải thanh lý hợp đồng đại lý với bên giao đại lý hiện tại trƣớc khi ký hợp đồng làm tổng đại lý cho bên giao đại lý khác.

3. Ký hợp đồng đại lý để giao xăng dầu cho bên nhận đại lý thực hiện phân phối xăng dầu.

4. Trên cơ sở hợp đồng ký kết với bên giao đại lý, tổ chức cung ứng xăng dầu liên tục, ổn định cho toàn bộ hệ thống phân phối của tổng đại lý, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của thị trƣờng.

5. Không đƣợc bán cao hơn giá bán lẻ do thƣơng nhân đầu mối quy định.

6. Từ chối tiếp nhận xăng dầu của bên giao đại lý trong trƣờng hợp có cơ sở khẳng định xăng dầu không bảo đảm chất lƣợng.

- Đôi với đại lý bán lẻ xăng dầu:

1. Đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu của đại lý bán lẻ với bên giao đại lý và Sở Công Thƣơng nơi thƣơng nhân có hệ thống phân phối trƣớc ngày 05 tháng 01 hàng năm.

Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối xăng dầu của đại lý bán lẻ, trong thời hạn mƣời (10) ngày làm việc từ khi có sự thay đổi, thƣơng nhân là đại lý bán lẻ phải gửi đăng ký điều chỉnh về bên giao đại lý và Sở Công Thƣơng nơi thƣơng nhân có hệ thống phân phối.

2. Ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu theo quy định. Đại lý phải thanh lý hợp đồng đại lý với bên giao đại lý hiện tại trƣớc khi ký hợp đồng làm đại lý cho bên giao đại lý khác.

3. Bảo đảm cung ứng liên tục xăng dầu ra thị trƣờng và không đƣợc bán cao hơn giá bán lẻ do thƣơng nhân đầu mối hoặc thƣơng nhân phân phối xăng dầu quy định.

4. Từ chối tiếp nhận xăng dầu của bên giao đại lý trong trƣờng hợp có cơ sở khẳng định xăng dầu không bảo đảm chất lƣợng.

- Đối với thƣơng nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu:

1. Đăng ký định kỳ hệ thống phân phối xăng dầu của thƣơng nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu với bên nhƣợng quyền, Sở Công Thƣơng nơi thƣơng nhân có hệ thống phân phối và Bộ Công Thƣơng trƣớc ngày 05 tháng 01 hàng năm.

2. Ký hợp đồng nhận quyền bán lẻ xăng dầu theo quy định và phù hợp pháp luật về nhƣợng quyền thƣơng mại. Thƣơng nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu phải thanh lý hợp đồng nhƣợng quyền với bên nhƣợng quyền hiện tại trƣớc khi ký hợp đồng nhận quyền bán lẻ xăng dầu với bên nhƣợng quyền khác.

- Về quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu

1. Bộ Công Thƣơng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan lập và công bố công khai quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu, bao gồm: Quy hoạch thƣơng nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu; quy hoạch phát triển hệ thống kho cảng xăng dầu đầu mối, kho xăng dầu dự trữ chiến lƣợc và dự trữ lƣu thông, hệ thống tuyến ống xăng dầu trên phạm vi

cả nƣớc trên cơ sở phù hợp với định hƣớng phát triển ngành dầu khí Việt Nam và phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

2. Bộ Giao thông vận tải khi lập dự án xây dựng mới hoặc dự án cải tạo nâng cấp hệ thống giao thông chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thƣơng, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng để xác định các điểm đấu nối phù hợp với hệ thống cơ sở kinh doanh xăng dầu đã đƣợc quy hoạch.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng có trách nhiệm lập và ban hành công khai quy hoạch mạng lƣới cửa hàng bán lẻ xăng dầu và kho xăng dầu phục vụ nhu cầu xăng dầu lƣu thông trên địa bàn. Cửa hàng bán lẻ xăng dầu phải phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành; riêng tại khu vực địa bàn biên giới, phải tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn cho công tác quản lý, bảo vệ đƣờng biên, mốc giới và chống buôn lậu xăng dầu qua biên giới.

4. Khuyến khích thƣơng nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển cơ sở kinh doanh xăng dầu theo đúng quy hoạch đã đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cụ thể hệ thống phân phối của các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam thể hiện ở hình 3.1 và hình 3.2

Hình 3.1. Sơ đồ mạng lưới phân phối xăng dầu tại Việt Nam

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Hình 3.2. Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Doanh nghiệp nhập khẩu xăng

Cây xăng thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhập khẩu Cây xăng ký HĐ đại lý với

doanh nghiệp nhập khẩu Cây xăng thuộc sở hữu của

tổng đại lý

Cây xăng ký hợp đồng đại lý với tổng đại lý Tổng đại lý cho DN nhập khẩu - Công ty - Xí nghiệp - Chi nhánh - Kho Cửa hàng bán lẻ Đại lý Tổng đại lý Cửa hàng bán lẻ Doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu Ngƣời tiêu dùng Cửa hàng bán lẻ Đại lý Tổng đại lý Đại lý Cửa hàng bán lẻ

Việc thiết lập hệ thống phân phối theo quy định mới của Chính phủ cho thấy sự thay đổi rõ rệt theo hƣớng chặt chẽ và minh bạch hơn. Điều này cũng giúp cho quản lý Nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu hiệu quả, và tốt hơn trƣớc rất nhiều. Kết quả điều tra bảng hỏi cho thấy với quy định về việc thiết lập hệ thống phân phối nhƣ hiện nay đang đƣợc đánh giá tốt hơn trƣớc rất nhiều, đặc biệt là với tình hình nƣớc ta. Gần 90% doanh nghiệp đƣợc điều tra đồng ý với các quy định của Chính phủ đƣa ra, trong đó 68% doanh nghiệp cho rằng đã có sự tiến bộ rõ rệt trong việc phối hợp giữa Bộ Công Thƣơng và các ban ngành liên quan trong ra chỉ thị, quy định đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp đƣợc đều tra (63%) cũng cho rằng các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng chƣa lập và công bố công khai quy hoạch mạng lƣới cửa hàng bán lẻ và kho xăng dầu. Kết quả điều tra cũng cho thấy vẫn còn số lƣợng lớn các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (42% doanh nghiệp đƣợc điều tra) không đƣợc lấy ý kiến đối với các quy hoạch hệ thống xăng dầu.

Mục đích của chính sách về tổ chức thị trƣờng là nhằm đảm bảo cho sự cân bằng cung cầu xăng dầu về mặt không gian và thời gian. Mà nội dung chính trong đó là thực hiện quy hoạch hoạt động kinh doanh xăng dầu một cách hợp lý hay chính là thiết kế hệ thống kênh phân phối xăng dầu hợp lý. Qua phân tích, có thể nhận thấy hệ thống phân phối xăng dầu đang tồn tại những điểm bất hợp lý về sự phối hợp của các cấp tỉnh, thành phố. Do đặc thù của kinh doanh xăng dầu hoạt động quy hoạch không chỉ liên quan đến các yếu tố về mô hình hệ thống kinh doanh thuộc quyền quản lý của Bộ Công thƣơng mà còn ảnh hƣởng trực tiếp đến các yếu tố về cầu cảng kho bãi, giao thông vận tải và thu hút đầu tƣ phát triển các vùng, địa phƣơng, các hoạt động này nằm dƣới sự quản lý của các bộ ngành khác. Do vậy nhà nƣớc cần đƣa ra cơ chế phối hợp để tạo sự ăn khớp giữa các bộ ngành liên quan.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam (Trang 76 - 82)