Chính sách về điều kiện gia nhập thị trƣờng

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam (Trang 63 - 70)

Hiện nay, ở Việt Nam, xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, các doanh nghiệp muốn kinh doanh trong lĩnh vực này phải đáp ứng đƣợc các điều kiện theo nghị định ngày 03 tháng 9 năm 2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trƣờng Việt Nam; Nghị định này áp dụng đối với thƣơng nhân Việt Nam theo quy định của Luật Thƣơng mại. Thƣơng nhân nƣớc ngoài kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam theo điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên, phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này; trƣờng hợp điều ƣớc quốc tế quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ƣớc quốc tế đó.

3.2.2.1. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thực hiện hoạt động xuất và nhập khẩu

Các doanh nghiệp có đủ các điều kiện quy định dƣới đây đƣợc cấp Giấy phép kinh doanh:

1. Là doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam, bảo đảm tiếp nhận đƣợc tàu chở xăng dầu hoặc phƣơng tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy nghìn tấn (7.000 tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng từ năm (05) năm trở lên.

3. Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu mƣời lăm nghìn mét khối (15.000 m3) thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

Sau ba (03) năm kể từ ngày đƣợc cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mƣơi mốt phần trăm (51%) đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu một phần ba (1/3) nhu cầu dự trữ của thƣơng nhân quy định

4. Có phƣơng tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

Sau hai (02) năm kể từ ngày đƣợc cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số vốn góp tối thiểu năm mƣơi mốt phần trăm (51%) đối với các phƣơng tiện vận tải xăng dầu nội địa có tổng sức chứa tối thiểu là ba nghìn mét khối (3.000 m3).

5. Có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu mƣời (10) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu bốn mƣơi (40) tổng đại lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thƣơng nhân.

Mỗi năm, kể từ khi đƣợc cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, phải sở hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu tối thiểu bốn (04) cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu một trăm (100) cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thƣơng nhân.

6. Phù hợp với quy hoạch thƣơng nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu.

7. Thƣơng nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt buộc phải có hệ thống phân phối quy định tại khoản 5 nói trên nhƣng phải có phƣơng tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu của thƣơng nhân.

Thƣơng nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu có 19 quyền và nghĩa vụ, trong đó có quyền đƣợc Bộ Công Thƣơng phân giao hạn mức

nhập khẩu xăng dầu tối thiểu hàng năm, quyền mua bán xăng dầu, nguyên liệu với các thƣơng nhân đầu mối khác, nghĩa vụ đăng ký hệ thống phân phối của mình theo quy định của Bộ Công thƣơng, nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm của tổng đại lý, đại lý, thƣơng nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình trong hoạt động kinh doanh xăng dầu theo quy định của pháp luật.

Nhƣ vậy, hiện cả nƣớc có trên 20 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu mặt hàng này. Trong đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là doanh nghiệp nhập khẩu chủ lực khi luôn chiếm tỷ trọng cao trong hạn mức đƣợc giao.

Bảng 3.5. Danh sách các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu tại Việt Nam

STT Tên doanh nghiệp

1 Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

2 Công ty TNHH một thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh

3 Tổng Công ty Dầu Việt Nam - Công ty TNHH một thành viên

4 Công ty TNHH một thành viên - Tổng Công ty xăng dầu Quân đội

5 Công ty TNHH một thành viên Thƣơng mại dầu khí Đồng Tháp

6 Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Hàng không Việt Nam

7 Tổng Công ty Thƣơng mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - TNHH một thành viên

8 Công ty Cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex (chỉ kinh doanh nhiên liệu bay)

STT Tên doanh nghiệp

10 Công ty cổ phần hóa dầu Quân đội

11 Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà

12 Công ty cổ phần Dầu khí Đông Phƣơng

13 Công ty cổ phần Xăng dầu và dịch vụ Hàng hải S.T.S

14 Công ty cổ phần Thƣơng mại Đầu tƣ Dầu khí Nam Sông Hậu

15 Công ty cổ phần Xăng dầu Thái Sơn B.Q.P

16 Công ty cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Vật tƣ giao thông

17 Công ty TNHH Sản xuất - Thƣơng mại Hƣng Phát

18 Công ty cổ phần Dƣơng Đông - Hòa Phú

19 Công ty TNHH Thƣơng mại và Dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh

20 Tổng công ty Thƣơng mại Sài Gòn - TNHH Một thành viên

21 Công ty TNHH Thƣơng mại và Dịch vụ Long Hƣng

22 Công ty TNHH Hải Linh

23 Công ty Cổ Phần nhiên liệu hàng không Hoàn Mỹ

(Nguồn tin:tác giả tự tổng hợp từ website)

Có thể thấy rằng thị trƣờng xăng dầu Việt Nam ngày càng sôi động và xuất hiện nhiều hơn các doanh nghiệp tƣ nhân. Điều này cũng cho thấy, khối lƣợng xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam không hề có xu hƣớng giảm, nói cách khác chúng ta vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhiên liệu từ ngoài nƣớc gây mất chủ động trong sản xuất kinh doanh cũng nhƣ trong đời

sống hàng ngày. Nhà nƣớc cần có biện pháp thúc đẩy sản xuất và kinh doanh xăng dầu nội địa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nƣớc.

3.2.2.2. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh phân phối xăng dầu

- Thƣơng nhân có đủ các điều kiện dƣới đây đƣợc Bộ Công Thƣơng cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thƣơng nhân phân phối xăng dầu:

1. Doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có kho, bể dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

3. Có phƣơng tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

4. Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng dịch vụ thuê cơ quan nhà nƣớc có phòng thử nghiệm đủ năng lực kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lƣợng xăng dầu phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.

5. Có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ hai (02) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trở lên, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu mƣời (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu đƣợc cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

6. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải đƣợc đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trƣờng theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Thƣơng nhân có đủ các điều kiện dƣới đây đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (sau đây gọi tắt là tổng đại lý):

1. Doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có kho, bể xăng dầu dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3), thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

3. Có phƣơng tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.

4. Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu mƣời (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu đƣợc cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

Hệ thống phân phối của tổng đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của một thƣơng nhân đầu mối và chịu sự kiểm soát của thƣơng nhân đó.

5. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải đƣợc đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trƣờng theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Thƣơng nhân có đủ các điều kiện dƣới đây đƣợc Sở Công Thƣơng cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là đại lý):

1. Doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

2. Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu đƣợc cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.

3. Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải đƣợc đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trƣờng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Với các quy định đƣợc thay đổi và phù hợp với điều kiện kinh tế thị trƣờng, ngành kinh doanh xăng dầu đang ngày càng phát triển. Theo số liệu tổng hợp của tác giả: khoảng trên 75% các doanh nghiệp đƣợc hỏi đồng ý với các điều kiện quy định đối với các tổng đại lý kinh doanh phân phối xăng dầu. Tỷ lệ đồng ý đối với các điều kiện tƣơng ứng là:

+ 57% (về điều kiện kho chứa),

+ 72%(về điều kiện hệ thống phân phối), + 78 % (điều kiện phƣơng tiện vận tải) + 93 % (về điều kiện nhân sự).

Trong số gần 25 % doanh nghiệp không đồng ý với các điều kiện trên thì có tới gần 90% cho rằng các điều kiện đặt ra là quá cao. Lý giải cho điều đó, tác giả cho rằng các doanh nghiệp nêu điều kiện đặt ra là quá cao bởi đây là những doanh nghiệp/đại lý có quy mô vừa và nhỏ. Với những yêu cầu đặt ra nhƣ vậy thì phần lớn các doanh nghiệp trên sẽ không đáp ứng đƣợc các yêu cầu để trở thành tổng đại lý. Và hệ quả tất yếu là họ phải trở thành đại lý cấp hai của các tổng đại lý và chịu sự chi phối của các tổng đại lý. Vì vậy sẽ ảnh hƣởng phần nào lợi ích của họ.

Một thực tế đang diễn ra là hầu hết các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu đều hình thành hệ thống các tổng đại lý và đại lý bán lẻ riêng của mình. Trong khi họ vẫn là nhà cung cấp cho các đại lý tƣ nhân khác. Điều này dễ dàng dẫn đến tình trạng triệt tiêu cạnh tranh về giá giữa các đại lý bán lẻ xăng dầu vì nếu họ cạnh tranh trực tiếp với các đại lý của doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp xăng dầu cho họ thì dễ gặp phải những bất lợi trong việc mua xăng dầu từ các doanh nghiệp nhập khẩu. Thêm vào đó, các doanh nghiệp nhập

khẩu cũng thƣờng lập các đại lý ở những địa điểm có lợi thế về địa lý để kinh doanh, trong khi đó các doanh nghiệp/đại lý tƣ nhân thƣờng chỉ có thể tiến hành kinh doanh ở những khu vực xa trung tâm và đƣợc coi là những thị trƣờng mà các doanh nghiệp nhập khẩu chƣa quan tâm đến. Điều này phần nào lại hạn chế cạnh tranh và sự phát triển của thị trƣờng này.

Một phần của tài liệu Chính sách quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)